Đa số người mắc ung thư vú phát hiện muộn
2 năm trước, bà Thanh thấy trong vú phải có một cục cứng, thỉnh thoảng lại đau nhưng không nói cho chồng con biết. Tuần trước, cục u này bị vỡ, bà được đưa đi mổ cấp cứu và được bác sĩ cho biết mình bị ung thư, đã di căn.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức, Viện trưởng viện nghiên cứu phòng chống ung thư, Bệnh viện K, cho biết, mỗi năm, viện điều trị cho khoảng 500 bệnh nhân ung thư vú, và thực tế, số người đang mắc bệnh này ở nước ta khá lớn, cứ 100.000 dân thì có khoảng 30 người bị, tức có khoảng 12.000 bệnh nhân mắc mỗi năm.
Nhiều trường hợp bệnh nhân đã có sẵn mầm bệnh nhưng chủ quan, không đi khám theo hướng dẫn của bác sĩ nên bệnh diễn biến nặng, dẫn đến điều trị muộn. Như trường hợp của chị Cao Thị Dần (48 tuuổi) ở Tiền Hải, Thái Bình chẳng hạn.
Từ cuối năm 2007, chị Dần sờ thấy một cục u cồm cộm bên vú trái của mình. Chị đến bệnh viện tỉnh khám thì biết mình bị u lành và được các bác sĩ mổ bóc tách sau đó ít lâu. Khi ra viện, chị được dặn dò 3 tháng sau phải quay trở lại khám để theo dõi tiếp. Thế nhưng, phần vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn, phần vì chủ quan, chị không đi khám lại theo đúng hẹn dù thấy chỗ mổ có vẻ ngày càng cứng.
Đầu năm nay, thấy bên ngực đã mổ của mình có cục cứng to hơn cả trước phẫu thuật, chị mới đi khám thì được biết đã bị ung thư vú và phải chuyển lên bệnh viện trung ương phẫu thuật. Thứ ba tuần trước, chị được các bác sĩ viện K mổ cắt một bên vú và đang đợi kết quả xét nghiệm tế bào để chọn phương pháp điều trị thích hợp.
Tiến sĩ Nguyễn Bá Đức cho biết, ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, tuy nhiên rất nhiều người chủ quan với nó. Bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp nhưng nhiều chị em chưa ý thức được điều này và cũng không quan tâm đến việc tự "khám" cho mình.
Ông hướng dẫn cách phụ nữ tự phát hiện bệnh khá đơn giản: Mỗi lần sau sạch kinh hoặc cùng ngày mỗi tháng (nếu đã mãn kinh), chị em có thể làm như sau:
- Ở tư thế nằm: Nằm ngửa, để một gối đệm dưới vai phải. Dùng 3 ngón tay giữa tay trái để khám vú phải bằng cách ấn nhẹ, vừa và mạnh xuống theo vòng tròn, tránh không nhấc các ngón tay khỏi da. Di chuyển theo hình vòng tròn từ trên xuống dưới. Cảm nhận sự thay đổi của vú, sờ vùng trên và dưới xương đòn và trong vùng nách của bạn. Tương tự dùng tay phải khám cho vú trái.
- Khám trước gương: Đặt hai bàn tay ra sau đầu hoặc chống hai tay bên hông. Kiểm tra xem có bất thường nào ở cả hai bên vú: tiết dịch, sự co kéo, lõm da hoặc núm vú hoặc bất cứ sự thay đổi nào của bề mặt da. Bóp nhẹ núm vú xem có tiết dịch hay không.
- Khám trong lúc tắm: Giơ cánh tay phải, bàn tay phải ở phía sau gáy. Dùng các ngón tay khép lại của bàn tay trái sờ các phần của tuyến vú phải. Sờ nhẹ nhàng kỹ lưỡng để phát hiện khối u hoặc những thay đổi dưới da. Tiếp tục thực hiện như vậy với vú bên trái.
Bác sĩ khuyến cáo chị em nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám lại cẩn thận nếu thấy mình có một hoặc vài triệu chứng sau: Có một khối u, sưng hoặc một phần mô vú dày cộm. Vú bị sưng, ấm, bị đỏ hoặc bị sẫm màu lại. Thay đổi về kích thước hoặc hình dạng vú. Da ở vú bị lõm vào, loét hoặc nhăn nhúm. Ngứa, đau, tróc da trên núm vú. Núm vú bị tụt vào hay đột nhiên có chất tiết dịch, đặc biệt là dịch màu hồng. Có khối u, hạch vùng nách hoặc vùng trên xương đòn. Vú bị đau.
Cũng để hỗ trợ tốt cho các bệnh nhân, mới đây, Bệnh viện K vừa cho ra mắt Câu lạc bộ bệnh nhân ung thư vú. Đây là diễn đàn để các bệnh nhân, người nhà hoặc những người quan tâm đến bệnh này có thể cùng trao đổi tất cả các vấn đề liên quan như phòng, phát hiện, điều trị bệnh, cùng chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ, động viên nhau. Câu lạc bộ sẽ tổ chức họp mặt mỗi tháng một lần vào thứ bảy cuối cùng của tháng tại Bệnh viện.
Các giai đoạn của ung thư vú: - Giai đoạn đầu: Không sờ thấy khối u tại vú, phát hiện nhờ tầm soát nhũ hoa hoặc xét nghiệm sinh thiết. - Giai đoạn 1: Khối u tại vú có kích thước nhỏ hơn 2 cm và không phát hiện thấy hạch nách. - Giai đoạn 2: Khối u nhỏ (2-5 cm), có hạch nách cùng bên di động - Giai đoạn 3: Khối u lớn hơn 5 cm, hạch nách dính hoặc dính vào các tổ chức xung quanh. - Giai đoạn 4: Khối u có bất kỳ kích thước nào, thường có hạch và lan đến các bộ phận khác của cơ thể như xương, phổi, gan, vú đối bên, não. "Ung thư vú giai đoạn sớm" dùng để chỉ ung thư ở giai đoạn 0, 1 hoặc 2 theo phân loại trên.
Theo VnExpress |

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 1 giờ trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Ăn 'ít muối, ít dầu' có tốt không? Sau 60 tuổi, hãy thử làm 4 điều này khi ăn!
Sống khỏe - 4 giờ trướcGĐXH - Đối với người cao tuổi trên 60 tuổi, chỉ tuân theo nguyên tắc "ít muối và ít dầu" có thể không đủ để đáp ứng các nhu cầu thể chất phức tạp hơn của họ.

4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua
Sống khỏe - 4 giờ trướcMặc dù cà chua rất giàu dinh dưỡng và chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng phù hợp để ăn, do đó một số nhóm người nên hạn chế ăn cà chua.

Mẹ hiến tạng cứu con gái 11 tuổi suy thận giai đoạn cuối
Sống khỏe - 16 giờ trướcNgười mẹ ở Lâm Đồng hiến thận cứu con gái 11 tuổi bị suy thận giai đoạn cuối.

Bộ Y tế: Từ ngày 1/10, tất cả các bệnh viện bắt buộc kê đơn thuốc điện tử
Sống khỏe - 16 giờ trướcCơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hình thức tổ chức là bệnh viện phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/10/2025; Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác phải thực hiện việc kê đơn thuốc bằng hình thức điện tử trước ngày 1/1/2026.

Mắc sốt xuất huyết, nam thanh niên 27 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng cô đặc máu nghiêm trọng
Sống khỏe - 17 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân bụng chướng căng, phù toàn thân, khó thở. Kết quả xét nghiệm cho thấy, tiểu cầu của bệnh nhân giảm mạnh, cô đặc máu nghiêm trọng.

Ghép xương ổ răng cho 'chiến binh' 12 tuổi đã từng 4 lần mổ tim bẩm sinh và 1 lần phẫu thuật tạo hình khe hở môi – vòm miệng
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Sau khi hội chẩn, các bác sĩ quyết định sẽ phẫu thuật ghép xương ổ răng cho bé sau khi tầm soát hết các vấn đề về tim mạch. Đây bước can thiệp quan trọng để chuẩn bị cho quá trình chỉnh nha và giúp bé phục hồi chức năng ăn nhai trong tương lai.

Người đàn ông 66 tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch khi đang sửa bồn nước tại nhà
Y tế - 21 giờ trướcGĐXH - Đang sửa bồn nước trên tầng thượng, ông T. đột ngột mất ý thức, trên người có nhiều vệt cháy nên được người nhà đưa đi cấp cứu.

Nặng gấp đôi các bạn cùng trang lứa, bé trai nguy kịch sau vài ngày sốt
Y tế - 22 giờ trước12 tuổi, bé trai nặng tới 83kg gấp đôi cân nặng ở độ tuổi này dẫn tới biến chứng nặng, nguy kịch sau 4 ngày sốt sốt xuất huyết.

Phát hiện gây sốc: Người cao tuổi sống thọ hơn nhờ thường xuyên... nấu ăn và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH - Trong một nghiên cứu gần đây, những phát hiện đáng ngạc nhiên đã tiết lộ một bí mật liên quan đến tuổi thọ.

3 tư thế ngủ 'vàng' giúp tăng oxy, cải thiện hô hấp - học ngay, đừng bỏ lỡ
Sống khỏeGĐXH - Ba tư thế ngủ này chủ yếu tập trung vào việc tập hít thở sâu khi não bộ đã được thư giãn và cơ bắp thả lỏng.