Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại biểu Quốc hội “bật mí” đối tượng bao che để phá rừng

Thứ hai, 19:09 19/06/2017 | Xã hội

GiadinhNet - “Thực tế cho thấy không ít vụ việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán động vật rừng có sự tiếp tay, bao che của người có chức có quyền và sự làm ngơ của lực lượng chức năng” - đại biểu Mùa A Vảng, đoàn Điện Biên thẳng thắn phát biểu trước Quốc hội.

Theo đại biểu Vảng, thực tế cho thấy không ít vụ việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán động vật rừng có sự tiếp tay, bao che của người có chức có quyền và sự làm ngơ của lực lượng chức năng. Ảnh quochoi.vn

Theo đại biểu Vảng, thực tế cho thấy không ít vụ việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán động vật rừng có sự tiếp tay, bao che của người có chức có quyền và sự làm ngơ của lực lượng chức năng. Ảnh quochoi.vn

Vê dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, đại biểu Vảng đề nghị bổ sung thêm một khoản là: “Lợi dụng chức vụ quyền hạn để bao che, tiếp tay khai thác rừng, săn bắt động vật rừng để buôn bán trái pháp luật”.

Theo đại biểu Vảng, thực tế cho thấy không ít vụ việc khai thác gỗ, săn bắt, buôn bán động vật rừng có sự tiếp tay, bao che của người có chức có quyền và sự làm ngơ của lực lượng chức năng.

Do vậy, luật cần quy định cụ thể hành vi này vào Điều 9 để góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Về chuyển mục đích sử dụng rừng, Điều 24 quy định Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng đặc dụng, rừng phòng hộ dưới 20ha.

Rừng phòng hộ chắn gió, chắn sóng, lấn biển dưới 100ha. Rừng sản xuất dưới 200ha. Trong khi đó, tại khoản 1 Điều 25 quy định UBND cấp tỉnh chuyển mục đích sử dụng rừng đối với tổ chức trong nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Theo đại biểu, quy định như vậy chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng. Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, chỉnh sửa, tránh chồng chéo về quyền và trách nhiệm của Hội đồng nhân dân và UBND cấp tỉnh. Nếu quy định UBND cấp tỉnh có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng rừng thì đề nghị quy định cụ thể diện tích chuyển đổi là bao nhiêu.

Đại biểu nhấn mạnh, dân là người trực tiếp bảo vệ rừng và chủ yếu là người dân nghèo vì cuộc sống của họ luôn gắn bó với rừng, không một lực lượng bảo vệ rừng nào bảo vệ tốt hơn là sự tham gia của người dân.

Việc phá rừng là để sinh tồn, dù biết việc làm đó là vi phạm pháp luật, chỉ khi nào họ thấy bảo vệ rừng sẽ đảm bảo cuộc sống của họ thì rừng sẽ được bảo vệ tốt hơn.

Một thực tế là từ khi chúng ta thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng thì rừng đã xanh tươi trở lại. Vì thế, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể hơn chính sách của nhà nước trong bảo vệ và phát triển rừng tại Điều 89.

Chính sách đầu tư trong lâm nghiệp quy định vậy là chưa đủ, chưa khuyến khích và chưa nâng cao được trách nhiệm của người dân tham gia bảo vệ rừng.

Đại biểu đề nghị giao Chính phủ quy định chính sách đặc thù cho vùng, miền đảm bảo để bảo vệ tốt rừng, khu vực xung yếu, biên giới và khu vực cung cấp các nguồn nước chính cho các thủy điện lớn ví dụ khu vực Tây Bắc hiện nay có 3 thủy điện lớn là trung tâm sản lượng điện của cả nước và hàng trăm thủy điện nhỏ. Vì thế, cần có chính sách tốt hơn để bảo vệ rừng đối với khu vực này.

Cùng đó, điều 56 về phòng cháy, chữa cháy, dự thảo quy định chủ rừng có diện tích rừng lớn, tập trung, dễ cháy phải thiết kế và xây dựng đường ranh, đường mương ngăn lửa, chòi canh lửa, quy định như vậy chỉ phù hợp với chủ rừng là tổ chức doanh nghiệp có điều kiện về tài chính và một số loại rừng cụ thể.

Thực tế, có những chủ rừng có hàng chục ha rừng nhưng do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, không có điều kiện để xây dựng kênh, mương, ngăn lửa, chòi canh lửa v.v...

Quy định này sẽ không phù hợp với thực tế nếu xảy ra cháy rừng cũng khó xử lý về chữa cháy rừng. Do đó, đại biểu đề nghị chỉ xây dựng đường ranh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa đối với một số loại rừng cụ thể có diện tích lớn.

Cũng đóng góp về dự thảo Luật bảo vệ và phát triển rừng sửa đổi, đại biểu Đinh Thị Kiều Trinh, đoàn Nghệ An cho rằng: “Về thẩm quyền giao rừng, cho thuê, thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, tôi đề nghị bổ sung quy định cụ thể về quy mô, diện tích và từng cấp, từ trung ương đến địa phương.

Bên cạnh đó, cũng cần làm rõ, chủ rừng là các công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng có được cho thuê lại rừng hay không, đặc biệt nên cân nhắc kỹ việc giao thẩm quyền này cho cấp huyện, vì thực tế vừa qua nhiều huyện đã để xảy ra nhiều sai phạm nghiêm trọng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng”.

Minh Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 3 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở Ninh Bình diễn ra như thế nào?

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Từ 6h, các chuyến xe của tỉnh Ninh Bình đã có mặt tại điểm xuất phát chở cán bộ đi làm. Các xã, phường, trung tâm hành chính công tỉnh Ninh Bình đều đã sẵn sàng phục vụ người dân.

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Không khí ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp ở tỉnh Thái Nguyên

Thời sự - 6 giờ trước

GĐXH - Ngay từ sáng ngày 1/7, các đơn vị hành chính cấp xã, phường mới của tỉnh Thái Nguyên không khí làm việc diễn ra nghiêm túc, nề nếp.

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Ngày sinh Âm lịch của người được Thần Tài bao bọc

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Trong số những ngày Âm lịch, ai sinh vào những ngày dưới đây được xem là có số may mắn.

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Ngày đầu cả nước vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), bộ máy chính quyền địa phương cả nước chính thức bước sang giai đoạn mới - chính quyền địa phương 2 cấp.

Top