Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Đại công trường” cát sỏi dưới chân cầu Thăng Long

Thứ tư, 08:37 23/11/2016 | Xã hội

GiadinhNet - Hàng loạt bãi chứa và trung chuyển cát, sỏi khổng lồ dưới chân cầu Thăng Long không được UBND TP. Hà Nội phê duyệt nhưng nhiều năm qua vẫn tồn tại. Sự an toàn của cầu Thăng Long và hàng loạt cửa khẩu thuộc công trình quốc phòng an ninh cũng đang bị xâm phạm.

Một bãi tập kết cát ngay cạnh chân cầu Thăng Long. Ảnh: T.G
Một bãi tập kết cát ngay cạnh chân cầu Thăng Long. Ảnh: T.G

Công trình quốc phòng an ninh bị xâm phạm

Khu vực hai bên chân cầu Thăng Long thuộc các phường Đông Ngạc và phường Thụy Phương (quận Bắc Từ Liêm) nhiều năm qua luôn là khu vực ô nhiễm môi trường và khói bụi bởi hoạt động tấp nập của hàng trăm chiếc xe tải ra vào chở cát, sỏi (vật liệu xây dựng) từ bờ Nam sông Hồng vào nội thành. Mặc dù đã có những tấm biển cấm xe trọng tải lớn, nhiều cổng gác bằng sắt được dựng lên để ngăn cản xe tải vào trong khu dân cư, nhưng mọi thứ đã bị đạp đổ.

Dọc theo con đường An Dương Vương (từ phường Đông Ngạc) sang đến đường Đông Ngạc (phường Thụy Phương và phường Liên Mạc), hàng loạt cổng sắt nằm chỏng chơ dưới mặt đất. Những tấm biển trên bờ đê Hữu Hồng ngay ở các cửa khẩu ra vào sông Hồng ghi “Công trình phục vụ quốc phòng, an ninh – Cấm xâm phạm” nhưng vô tác dụng. Ông N.V.H, một người dân đã sinh sống ở khu vực cửa khẩu K54 520 (đối diện với con đường rẽ vào UBND phường Thụy Phương) bức xúc: “Hoạt động chuyên chở vật liệu xây dựng của hàng loạt bến bãi dưới sông Hồng khiến chúng tôi ăn không ngon, ngủ không yên. Bất kể ngày hay đêm, những chiếc xe tải vào chở cát, sỏi gầm rú inh ỏi. Điều mà chúng tôi kinh sợ nhất là ô nhiễm môi trường. Ngày nắng thì bụi bay bạc trắng nhà cửa, trời mưa thì bùn đất đổ ra đường rất bẩn thỉu. Con ngõ sinh hoạt cộng đồng đã nhỏ, nay toàn xe tải ra vào, chúng tôi cũng rất lo sợ bởi tai nạn giao thông luôn đe dọa tính mạng trẻ con và người dân nơi đây”.

Có mặt thực tế tại các điểm tập kết cát, sỏi dọc bờ sông Hồng nằm trên địa bàn phường Thụy Phương, chúng tôi thấy cảnh tàu thuyền, máy xúc, xe tải hoạt động tấp nập. Mặc dù đây là điểm tập kết không được UBND TP Hà Nội đưa vào quy hoạch nhưng ngay giữa thanh thiên bạch nhật, hàng loạt xà lan hàng trăm tấn vẫn cập bến, xe múc vẫn tấp nập múc cát từ xà lan lên bờ. Từ đường đê Liên Mạc, những chiếc xe tải lớn nhỏ nối đuôi nhau vào bến bãi để chở vật liệu xây dựng, đã cày xới con đường dân sinh. Theo quan sát của chúng tôi, hàng loạt bến bãi đang hoạt động tấp nập thuộc địa bàn phường Đông Ngạc, phường Thụy Phương và phường Liên Mạc không hề có bất kỳ tấm biển hiệu thông báo là của công ty, doanh nghiệp, cá nhân nào. Nhiều người dân ở đây lo ngại, với hoạt động bến bãi khổng lồ đang tập kết bên bờ sẽ ảnh hưởng đến dòng chảy của sông Hồng, có nguy cơ gây nguy hại đến sự an toàn của cầu Thăng Long và hoạt loạt di tích lịch sử ở gần đó. “Việc hàng loạt tàu thuyền neo đậu để chuyển cát lên bờ sông gần đó sẽ rất nguy hiểm. Chẳng may có tai nạn, cháy nổ thì chúng ta không nói trước được điều gì. Cách đó mấy chục mét, Đình Chèm (Thụy Phương), Đền Hoàng (Liên Mạc) là những di tích lịch sử văn hóa cũng đang bị đe dọa”, ông N.V.H lo lắng.

Vì sao không xử lý?

Theo Quyết định số 711/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 1/2/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng cát, sỏi trên địa bàn thành phố Hà Nội, thì địa bàn huyện Từ Liêm (nay là quận Bắc Từ Liêm) chỉ có bãi chứa Thượng Cát (phường Thượng Cát) và bãi chứa Liên Mạc (phường Liên Mạc) mà thôi. Tuy nhiên, theo quan sát của chúng tôi, trên địa bàn hai phường Đông Ngạc và Thụy Phương hiện nay đang có hàng chục bến bãi dùng để trung chuyển cát, sỏi ngày đêm. Điều mà người dân nơi đây thắc mắc là vì sao các bến bãi này hoạt động trái phép gây nhiều hệ lụy cho người dân nhưng chính quyền không xử lý?

Theo phản ánh, hàng chục bãi cát nằm “án ngữ” bên 2 bờ sông Hồng đoạn sát chân cầu Thăng Long đã có từ nhiều năm qua. “Các hoạt động bến bãi trái phép này không mang lại lợi ích gì cho chúng tôi cả. Không những vậy, chúng tôi chỉ biết sống chung với khói bụi, mất trật tự, ồn ào và nguy cơ bị tai nạn bởi xe tải hoạt động ngày đêm ở các bến bãi này”, ông N.V.H cho biết. Theo chỉ dẫn của ông H, chúng tôi đã đi một số nơi có bãi vật liệu xây dựng thuộc các phường Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc thì hầu hết toàn bộ đường bê tông dân sinh đã bị vỡ nát. Tại Cửa khẩu K56 000, nơi giao nhau với đường An Dương Vương (phường Đông Ngạc), toàn bộ mặt đường đã bị xe tải làm hỏng, để đi lại, một số tấm thép cỡ lớn đã được trải lên thay thế.

Theo văn bản số 46/HQLĐ2 của Hạt quản lý đê số 1 gửi Chi cục ĐĐ&PCLB Hà Nội, hiện trên địa bàn 4 phường Đông Ngạc, Thụy Phương, Liên Mạc, Thượng Cát có 29 công ty, doanh nghiệp và cá nhân đang tổ chức kinh doanh, tập kết vật liệu xây dựng. Bảng thống kê của Hạt đê điều số 1 cho thấy, có rất nhiều doanh nghiệp trong số nói trên không được cấp phép hoặc được cấp phép nhưng vi phạm nghiêm trọng pháp luật về đê điều và phòng chống lụt bão. Ông Hoàng Tất Thành, Hạt trưởng Hạt quản lý đê số 1 cho biết, theo quy định là các bến bãi tập kết vật liệu xây dựng không được hoạt động trong mùa lũ hoặc phải tập kết dưới độ cao 2m ngoài mùa mưa lũ, nhưng các doanh nghiệp nơi này liên tục vi phạm. Theo Bảng tổng hợp của Hạt quản lý đê số 1, trong tất cả 29 cơ sở nói trên thì có đến 21 cơ sở không phép. Có 8 cơ sở được cấp phép thì đều hoạt động sai phép.

Để làm rõ nguyên nhân vì sao chính quyền địa phương lại buông lỏng để các bến bãi trái phép hoạt động, PV Báo Gia đình & Xã hội đã đặt lịch cũng như nhiều lần liên hệ với một số UBND phường như Thụy Phương, Liên Mạc nhưng lãnh đạo nơi đây đều từ chối cung cấp thông tin.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Hoàng Tất Thành, Hạt trưởng Hạt quản lý Đê số 1 cho biết, đơn vị này đi kiểm tra các bến bãi và thường xuyên phát hiện những bến bãi hoạt động trái quy định. Tuy nhiên, khi phát hiện các bến bãi sai phạm thì đơn vị này không có chức năng xử phạt mà chỉ có nhiệm vụ lập biên bản, hồ sơ ban đầu. Sau đó, báo cáo lên chính quyền các cấp để xử lí. Khi chính quyền có kế hoạch xử lí thì đơn vị sẽ có trách nhiệm tham mưu hình thức xử phạt.

Ông Nguyễn Văn Thuận, Chi cục phó Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, khu vực tập kết vật liệu xây dựng và hoạt động bên bãi dưới chân cầu Thăng Long, thuộc Hạt đê điều số 1 quản lý là một trong những địa điểm phức tạp nhất trong công tác bảo vệ đê điều và phòng chống lụt bão trên địa bàn Hà Nội.

P.Bình – Đ.Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Thông tin chi tiết lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Quốc khánh 2/9 tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Thời sự - 10 phút trước

GĐXH - Hà Nội vừa công bố kế hoạch tổ chức lễ diễu binh, diễu hành mừng 80 năm Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2025).

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Từ 1/7/2025, làm sổ đỏ diễn ra nhanh gọn, tiết kiệm thời gian khi thực hiện các bước này

Đời sống - 1 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thủ tục cấp đổi sổ đỏ theo quy định mới từ 1/7/2025, bạn đọc có thể tham khảo.

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM

Xác định nguyên nhân khiến hai thiếu niên bị chủ quán game đánh dã man vào lúc 2h30 sáng ở TP.HCM

Pháp luật - 1 giờ trước

Liên quan đến đoạn clip ghi lại cảnh hai thiếu niên bị một người đàn ông hành hung tại một tiệm Internet ở TP.HCM lan truyền trên mạng xã hội những ngày qua, chính quyền địa phương đã có báo cáo chính thức làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng

Miền Bắc sắp đón đợt mưa lớn sau ít ngày nắng nóng

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Từ đêm 9/7, miền Bắc có thể đón mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to đến rất to.

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

8 trường hợp cần đổi sổ đỏ từ 1/7/2025

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Nghị định 151/2025/NĐ-CP quy định rõ nhiều trường hợp cần đổi sổ đỏ từ ngày 1/7/2025. Những trường hợp nào thuộc diện phải đi đổi sổ đỏ?

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Tin sáng 6/7: Sổ BHXH sắp thay đổi thế nào; Dự báo tình hình nắng nóng ở miền Bắc

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Sổ BHXH bản điện tử sẽ được cấp chậm nhất từ ngày 1/1/2026, có giá trị pháp lý như bản giấy; Cơ quan khí tượng cảnh báo mưa sau những giờ nắng mạnh tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan ở Bắc Bộ...

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an

Choáng với tỷ lệ 1 ‘chọi’ hơn 80 vào một trường công an

Giáo dục - 3 giờ trước

Năm nay, Học viện Chính trị Công an Nhân dân tuyển 100 chỉ tiêu nhưng có tới 8.000 thí sinh đăng ký thi đánh giá của Bộ Công an xét tuyển vào Học viện.

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Phẫn nộ hình ảnh bé trai bị bố xích chân kéo lê trên đường phố Hải Phòng

Đời sống - 14 giờ trước

Hình ảnh một bé trai bị xích chân, kéo lê bằng xe máy trên đường, tay chân bầm tím, chảy máu khiến dư luận phẫn nộ.

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Từ tháng 7/2025, người dân coi chừng bị loại khỏi khấu trừ thuế chỉ vì thanh toán sai cách

Đời sống - 15 giờ trước

Nghị định 181/2025/NĐ-CP sẽ ảnh hưởng đến việc khấu trừ thuế giá trị gia tăng từ 1/7/2025. Hóa đơn từ 5 triệu đồng yêu cầu thanh toán không dùng tiền mặt. Doanh nghiệp hãy cập nhật quy định này để tránh bị loại chi phí. Đảm bảo bạn không gặp rắc rối trong quyết toán thuế!

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Cận cảnh sân vận động quy mô 'khủng' ở Thái Nguyên sắp hoàn thiện

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH - Sau 3 năm thi công, dự án sân vận động Thái Nguyên có tổng mức đầu tư hơn 535 tỷ đồng, với diện tích lên tới trên 15ha, sức chứa 22.000 chỗ ngồi đã hiện hình hài và được trồng cỏ nhìn đẹp mắt.

Top