Đại dịch COVID-19 đã làm thay đổi cách chúng ta ăn uống như thế nào?
Đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta theo nhiều cách, bao gồm cả hành vi ăn uống. Nhưng những thay đổi này không phải lúc nào cũng theo xu hướng tốt lên.
Theo một loạt báo cáo được trình bày hôm thứ Hai tại cuộc họp thường niên của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, thói quen ăn uống của con người đã thay đổi và có những đặc điểm nổi bật nói chung như sau:
1. Ăn đồ ăn vặt nhiều hơn
Một phân tích của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho thấy, trong thời gian dịch COVID-19, nhiều người có xu hướng ăn nhiều đồ ăn nhanh và đồ ăn tráng miệng không lành mạnh, bao gồm khoai tây chiên, bánh quy và kem. Đồ uống có đường hơn như cà phê, trà có đường, nước ngọt thông thường, đồ uống trái cây và đồ uống thể thao hoặc năng lượng... cũng được thưởng thức nhiều hơn.

Hơn 1/3 (36%) trong số gần 4.000 người Mỹ được khảo sát vào tháng 6/2020 cho biết thỉnh thoảng họ tiêu thụ đồ ăn nhẹ và món tráng miệng không lành mạnh nhiều hơn so với thời điểm trước đại dịch, trong khi 22% cho biết thỉnh thoảng uống đồ uống có đường.
16% cho biết họ ăn đồ ăn nhẹ và đồ ngọt thường xuyên. Số người thường xuyên uống đồ uống có đường chiếm 10%.
Chuyên gia dinh dưỡng Brianna Dumas, một thành viên trong Chương trình Tham gia Nghiên cứu của CDC, cho biết những phát hiện này nêu bật tầm quan trọng của các chiến lược và truyền thông giúp giảm bớt nỗi sợ hãi và ngăn chặn các hành vi tiêu cực ngoài ý muốn, chẳng hạn như tích trữ thực phẩm và mua hàng trong hoảng loạn.
2. Giảm ăn các thực phẩm lành mạnh
Một nghiên cứu khác đã phân tích chế độ ăn của hơn 2.000 người Mỹ trước và trong khi đại dịch xảy ra và phát hiện ra sự sụt giảm trong việc tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh, bao gồm cả rau và ngũ cốc, trong năm qua.
Tiến sĩ Caroline Um, một nghiên cứu sinh tại Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cho biết: "Sự sụt giảm này rõ rệt nhất ở những người tham gia nghiên cứu là phụ nữ, người da đen và người Latinh. Họ đã tăng ít nhất 2,3kg trở lên kể từ năm 2018".
Tiến sĩ Um có kế hoạch theo dõi những người tham gia nghiên cứu để tìm hiểu chế độ ăn uống của họ có thể tiếp tục thay đổi như thế nào. Các nghiên cứu khác sẽ điều tra những yếu tố nào, chẳng hạn như sức khỏe tâm thần hoặc các yếu tố gây căng thẳng tài chính, có thể liên quan đến sự thay đổi trong hành vi ăn uống.

Gần 30% trong số 433 phụ huynh (có con từ 5-18 tuổi) được các nhà nghiên cứu tại Đại học Virginia Commonwealth khảo sát cho biết con họ đã tăng trung bình 4,3kg trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 9 năm 2020.
Những phụ huynh này đã được phỏng vấn trước đại dịch và phỏng vấn lại vào tháng 5 và tháng 9 năm 2020 về những lo ngại của họ liên quan đến cân nặng của con.
Kết quả cho thấy, các gia đình có con tăng cân trong khoảng thời gian đó đều lo ngại về tình trạng này và đều cố gắng theo dõi và hạn chế thói quen ăn uống của trẻ trong cả tháng 5/2020 và tháng 9/2020. Tuy nhiên, ở những gia đình có trẻ không bị tăng cân, ban đầu phụ huynh quan tâm và theo dõi lượng ăn của trẻ trong tháng 5/2020 nhưng ngừng theo dõi vào tháng 9/2020.

Melanie Bean, phó giáo sư nhi khoa và giám đốc Trung tâm Healthy Lifestyles tại Bệnh viện Nhi Richmond thuộc Đại học Virginia Commonwealth (Mỹ) viết: Cần có nghiên cứu sâu hơn để điều tra và tìm hiểu về việc các yếu tố hành vi, xã hội, môi trường và tâm lý xã hội khác nhau có thể góp phần dẫn đến tăng cân ở trẻ em và thanh thiếu niên như thế nào.
T.T

Bệnh viện E ứng dụng công nghệ phổ và AI: Dự đoán chính xác bệnh tim mạch, ung bướu và thần kinh
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa đưa vào sử dụng hệ thống CT phổ của Philips ứng dụng AI, giúp chẩn đoán chính xác các bệnh lý tim mạch, ung bướu, đột quỵ…

Người đàn ông 49 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh tuyến giáp từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Sống khỏe - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị u tuyến giáp đi khám trong tình trạng có khối to vùng cổ, cảm giác nuốt vướng khi ăn, đôi lúc cảm thấy khó thở và dễ mệt mỏi.

Bí quyết đảm bảo sức khỏe khi đi du lịch dịp 30/4 - 1/5 sắp tới
Sống khỏe - 13 giờ trướcGĐXH - Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 là thời điểm lý tưởng để nghỉ ngơi, khám phá những vùng đất mới sau những ngày làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để chuyến đi thật trọn vẹn, nên lên kế hoạch chu đáo và đừng quên chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình trong suốt chuyến đi. Dưới đây là một số bí quyết giúp giữ gìn sức khỏe khi đi du lịch dịp nghỉ lễ sắp tới:

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcCó nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Bệnh viện Đa khoa Bắc Kạn cứu thành công sản phụ sinh non, nguy kịch
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn vừa cấp cứu sản phụ sinh non, nguy kịch do sau đẻ, rau không bong và xuất hiện tình trạng chảy máu nhiều, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.

Thấy bất thường ở ngực, người phụ nữ 38 tuổi ở Hà Nội đi khám bất ngờ phát hiện khối u hiếm gặp
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - U diệp thể tuyến vú thường gặp ở phụ nữ độ tuổi trưởng thành. Đặc điểm lâm sàng của bệnh như: Khối không đau, phát triển nhanh, kích thước trung bình 3-5cm.

Người bệnh thoái hóa khớp gối tập luyện thế nào cho phù hợp?
Sống khỏe - 20 giờ trướcTập thể dục có thể ngăn ngừa thoái hóa sụn, mất xương, ức chế viêm, tăng cường sức mạnh và sự linh hoạt cho khớp ở người thoái hóa khớp gối…

Uống sữa vào buổi sáng hay buổi tối tốt hơn? 7 nhóm người này không nên uống sữa
Sống khỏe - 23 giờ trướcGĐXH - Làm thế nào để tận dụng tối đa giá trị dinh dưỡng của sữa? Uống sữa như thế nào để không gây hại cho cơ thể? Những ai không nên uống sữa?... là những câu hỏi sẽ được giải đáp dưới đây.

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 1 ngày trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 1 ngày trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.