Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đại tá tình báo Tư Cang kể lại chuyện tình khắc cốt ghi tâm với người vợ thảo hiền

Thứ sáu, 10:31 30/04/2021 | Xã hội

GiadinhNet - Đại tá tình báo dành hơn 30 năm tuổi trẻ để giành hòa bình độc lập cho đất nước, còn vợ ông dành hơn 30 năm tuổi trẻ để chờ đợi ngày ông trở về để gia đình được sum vầy.

Ký ức người tình báo

Đại tá Nguyễn Văn Tàu (93 tuổi, quê Bà Rịa - Vũng Tàu), bí danh Tư Cang, vốn là một sĩ quan tình báo của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tham gia cách mạng từ năm 1946, ông Tư Cang không chỉ có vốn kiến thức sâu rộng, mà còn thể hiện là người có nhiều tố chất phù hợp với hoạt động tình báo. 

Đại tá tình báo Tư Cang kể lại chuyện tình khắc cốt ghi tâm với người vợ thảo hiền - Ảnh 1.

Đại tá Nguyễn Văn Tàu, bí danh Tư Cang.

Ngoài chỉ huy cụm tình báo H63, ông còn là Chính ủy Lữ đoàn 316 đặc công biệt động, mở đường tiến đánh Sài Gòn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Tuy không còn nhanh nhẹn, nhưng Đại tá Tư Cang vẫn rất minh mẫn nhớ như in ngày tháng những sự kiện diễn ra và tên từng người đồng đội của mình.

Ông cho biết, cụm tình báo H63 là mạng lưới tình báo hậu thuẫn cho hoạt động của điệp viên Phạm Xuân Ẩn, người về sau được công chúng biết đến như một "Điệp viên hoàn hảo", H63 có tất cả 45 người thì 27 người đã hy sinh để bảo vệ mạng lưới tình báo chiến lược.

Năm 1974, trước tình hình thay đổi nhanh cục diện trên chiến trường miền Nam, Tư lệnh Trần Văn Trà ký quyết định thành lập Lữ đoàn đặc công – biệt động 316, với Bộ chỉ huy lữ đoàn và 17 đơn vị chiến đấu. Những mục tiêu Lữ đoàn 316 đảm nhận đều là những mục tiêu chiến lược: sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Tổng Nha cảnh sát, Bộ tư lệnh biệt khu thủ đô, dinh Tổng thống VNCH, căn cứ hải quân, cảng Bạch Đằng, trại Phù Đổng (căn cứ thiết giáp), căn cứ Cổ Loa (pháo binh),… Tất cả chỉ huy của lữ 316 đều là những cán bộ đã trải qua nhiều năm tháng chiến đấu, thông thuộc địa bàn.

"Trận Cầu Rạch chiếc là trận mở màn để giữ đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn. 52 người đã nằm lại mãi mãi ở vùng đất đó, có người thi thể không còn nguyên vẹn, có người bị hành hạ đến chết, xác vứt ven đường", Đại tá Tư Cang chua xót.

Dù 46 năm đã trôi qua, ông Tư Cang vẫn đau đáu về những người đồng đội của mình đã nằm lại. Những vùng đất ông đã đi qua, những con người mà ông đã gặp đều để lại cho ông những kỷ niệm khó quên.

"Có lần tôi đang nằm dưới xuồng dân để nấp địch, có tên lính định đi xuống xuồng để lấy tôm về tổ chức ăn nhậu, tôi nằm dưới xuồng mà tay thủ sẵn súng để tự vệ. Đúng lúc đó, cô thôn nữ trong nhà vội chạy ra nói lớn: "Hôm nay không có tôm, anh vô nhà tôi bắt con gà về nhậu cho ngon", lời ngon tiếng ngọt khiến tụi địch thích lắm. Vậy là tôi thoát một trận, nhà cô nghèo có duy nhất con gà ấp trứng vậy mà cô không tiếc để cứu mình. Cô gái đó tiễn tôi đến bìa rừng, vẫn đứng đó nhìn đến khi tôi khuất bóng. Sau này tôi có quay lại tìm nhiều lần để trả ơn nhưng cô biệt tích", Đại tá Tư Cang tiếp lời.

Năm 1980, tuy về hưu với tỷ lệ thương binh 2/4, mất sức 61%, nhưng Đại tá Tư Cang vẫn tham gia làm công tác đảng tại địa phương, tham gia làm kinh tế cho lực lượng thanh niên xung phong thành phố với chức vụ "Tổ trưởng Tổ bột giấy"… Ngoài ra, ông Tư Cang còn viết sách, báo với nhiều tác phẩm tiêu biểu và giao lưu và trò chuyện về cuộc đời kháng chiến, sự nghiệp tình báo và những tác phẩm của mình với mọi người. Những dịp kỷ niệm các ngày chiến thắng, ông gặp gỡ đồng đội xưa, thắp nhang ôn lại những tháng ngày chiến đấu hào hùng và tưởng nhớ những đồng đội đã hy sinh.

Mối tình khắc cốt ghi tâm với người vợ hiền

Tháng 3/1946, ông kết hôn với vợ là Trần Ngọc Ánh (sinh năm 1929). Khi đó ông 18 còn bà 17 tuổi, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Sau đám cưới, vợ chồng ông sáng ra giếng gánh nước, chiều cùng nhau xúc lúa đi xay. Tình yêu của đôi vợ chồng trẻ ngày càng mặn nồng, không rời nửa bước.

Lúc vợ ông mang thai cũng là lúc ông lên đường đánh giặc, bà khăn gói lên Sài Gòn lánh nạn, học đánh chữ, làm thư ký. Năm 1947, con gái ông ra đời, đặt tên là Nhồng, tên một loài chim.

"Vợ tôi là con thứ sáu trong gia đình, gọi lóng là Sáo, tên một loài chim, nên tụi tôi bàn bạc đặt tên con là Nhồng, cũng là tên một loài chim", ông kể.

Năm tháng học tập tại miền Bắc, ông Tư Cang luôn giữ khư khư bên mình 3 món "bảo vật" là bức thư với vài dòng chữ của bà Ánh, tấm hình của Nhồng và chiếc khăn len vợ đan ông luôn ôm khi ngủ để nhớ về vợ mình.

Đại tá tình báo Tư Cang kể lại chuyện tình khắc cốt ghi tâm với người vợ thảo hiền - Ảnh 2.

Ở tuổi 93, niềm vui mỗi ngày của ông Tư Cang là nuôi gà, nuôi cá, viết sách, làm thơ.

Ông kể, ngày đó, vợ ông làm việc cho một ngân hàng và sống ngay trong thành phố. Con gái ông cùng mẹ ở đó. Biết vợ con ở ngay con ngõ nhỏ, nhưng mỗi lần đi qua cư xá nơi vợ con đang sống, bao giờ ông cũng phải cố nhấn ga đi cho thật nhanh.

Vào thành phố hoạt động, ông sống trong nhà cô Tám Thảo. Cô Tám Thảo cũng là một thành viên quan trọng trong cụm tình báo H63. Tuyệt nhiên, cô Tám Thảo cũng không biết về vợ con ông Tư Cang. Để giữ liên lạc thông tin với Tư Cang ở trong thành phố, tổ chức yêu cầu ông chọn một người thật sự tin tưởng. Tư Cang đã chọn vợ mình, vì biết không ai có thể giữ gìn sự an toàn của ông hơn bà. Mỗi khi ngoài khu có thư vào, hay có thông tin liên lạc gấp với ông, họ sẽ qua vợ ông. Vợ ông lại đi bắt liên lạc với ông, cô Tám Thảo cũng chỉ biết bà là liên lạc của Tư Cang. Những đồng đội khác của ông cũng thế.

Có lần vợ ông mang thư đến, cô Tám Thảo ra cổng lấy thư của vợ ông đưa, mang vào bảo ông: "Có bà đầu búi tóc đưa cái này cho anh". Ông ngồi trong nhà, nhìn thấy vợ mình, mặt không biểu lộ bất cứ cảm xúc nào. Vợ ông ở ngoài cổng nhìn vào, thấy chồng, ánh mắt vẫn không thay đổi.

"Cô Tám Thảo gọi vợ tôi là bà búi tóc do hồi xưa tóc dài bả hay búi ra sau, khoảnh khắc mình nhìn thấy người vợ mình ngày đêm thương nhớ đứng đó chỉ cách mấy chục mét mà mình không chạy tới ôm vào lòng được, chỉ có thể nhìn vợ mình quay lưng đi trong buổi chiều mưa lất phất, nghẹn ngào mà chua xót lắm. Nhưng mà những tài liệu mà Phạm Xuân Ẩn mang về đều là những tài liệu có tầm chiến lược, có những thông tin ảnh hưởng lớn đến cuộc chiến của ta với Mỹ – Ngụy tại miền Nam. Là người cụm trưởng, tôi hiểu tầm quan trọng của Phạm Xuân Ẩn như thế nào, nên việc bảo vệ sự an toàn cho Phạm Xuân Ẩn, với tôi cũng quan trọng như thế", Đại tá Tư Cang kể.

Gần nửa đêm ngày 30/4/1975, có một người đàn ông lặng lẽ, khoan thai bước chân lên chiếc jeep dã chiến, xuôi xa lộ từ Hóc Môn tìm về trung tâm thành phố. Vậy là sau 30 năm xa gia đình, ông Tư Cang mới chính thức được cất tiếng gọi tên cúng cơm của con mình. Lúc đó, con gái ông đã 28 tuổi, cháu ngoại đã 3 tuổi chạy đến ôm ông vào lòng. Sau 30 năm, hạnh phúc đã đến thật sự trong vòng tay mà ông cứ tưởng như một giấc mơ.

Dù hiện tại, bà Ánh đã mất, nhưng bà vẫn luôn sống mãi trong lòng ông Tư Cang, người dành cả đời để yêu một người phụ nữ, người luôn dành ngữ điệu dịu dàng yêu thương khi nhắc về vợ mình.

Ngọc Quyên

Ngọc Quyên
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Tình yêu Bác qua những gam màu, chất liệu dân gian

Xã hội - 2 phút trước

Tháng Năm về, trong niềm xúc động hướng về ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người dân miền Tây lại có cách riêng để bày tỏ lòng kính yêu với Bác. Không phô trương, không ồn ào, tình cảm ấy thấm đẫm trong từng gam màu, từng chất liệu dân gian mộc mạc của mo cau, lá sen, hạt gạo, dây điện, đá núi… tạo nên những bức tranh sống động, chan chứa hồn quê và đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn và bài học từ sinh nhật Bác

Xã hội - 16 phút trước

Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt. Nhưng với đồng bào, đồng chí, mỗi dịp 19/5 là một khoảnh khắc thiêng liêng - không chỉ để bày tỏ lòng kính yêu với vị lãnh tụ vĩ đại, mà còn để soi lại chính mình qua tấm gương đạo đức trong sáng, đời sống thanh bạch và trái tim luôn rộng mở vì nước, vì dân của Bác.

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Những trường hợp nào không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định mới của Luật Đất đai?

Đời sống - 56 phút trước

GĐXH - Luật Đất đai 2024 quy định rõ các trường hợp không được bồi thường đất khi Nhà nước thu hồi đất. Đó là những trường hợp nào? Dưới đây là những thông tin cụ thể.

Hàng chục triệu người dân miền Bắc phải hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài cả tuần

Hàng chục triệu người dân miền Bắc phải hứng chịu kiểu thời tiết bất lợi kéo dài cả tuần

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, dông tiếp tục xảy ra tại nhiều khu vực trên cả nước, Trong đó Bắc Bộ có mưa cả tuần, cao điểm mưa lớn từ ngày 22-25/5. Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất xảy ra tại nhiều nơi.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025

Giáo dục - 1 giờ trước

GĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.

Tin sáng 19/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa lớn trước khi bước vào đợt nắng nóng; Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Công an Hà Nội xác minh, làm rõ các sản phẩm thực phẩm chức năng giả

Tin sáng 19/5: Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa lớn trước khi bước vào đợt nắng nóng; Cục An toàn thực phẩm phối hợp với Công an Hà Nội xác minh, làm rõ các sản phẩm thực phẩm chức năng giả

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ và Trung Bộ từ ngày 20 - 28/5 mưa rào rải rác, khả năng có nắng nóng diện rộng.

Bộ Công an khởi tố 'ông trùm' giang hồ miền Tây cùng 31 đồng phạm, thu giữ nhiều súng đạn

Bộ Công an khởi tố 'ông trùm' giang hồ miền Tây cùng 31 đồng phạm, thu giữ nhiều súng đạn

Pháp luật - 2 giờ trước

Theo Bộ Công an, đường dây do Nguyễn Công Huân cầm đầu hoạt động tại tỉnh Tiền Giang và móc nối với một số đối tượng hình sự lân cận để hoạt động.

Gia cảnh khó khăn của hai cặp mẹ con bị vùi lấp trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Gia cảnh khó khăn của hai cặp mẹ con bị vùi lấp trong vụ sạt lở ở Lai Châu

Đời sống - 2 giờ trước

Bốn nạn nhân thiệt mạng trong vụ sạt lở ở Lai Châu là hai cặp mẹ con, họ ra đi để lại nỗi đau lớn cho gia đình vốn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

TPHCM chi gần 19.400 tỷ đồng mở tuyến đường rộng 60m nối Long An

TPHCM chi gần 19.400 tỷ đồng mở tuyến đường rộng 60m nối Long An

Đời sống - 10 giờ trước

Dài gần 15km, quy mô mặt cắt ngang 60m, vận tốc thiết kế 80km/h cho làn xe cơ giới và 60km/h cho làn xe hỗn hợp... là những thông số nổi bật của dự án xây dựng tuyến đường Võ Văn Kiệt nối dài từ quốc lộ 1 đến địa phận tỉnh Long An, dự kiến sẽ được TPHCM triển khai trong giai đoạn 2026 - 2030.

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu trước mùa mưa bão

Hà Nội phê duyệt phương án hộ đê, bảo vệ điểm xung yếu trước mùa mưa bão

Đời sống - 12 giờ trước

Qua kiểm tra, đánh giá cũng như thực tế xử lý sự cố đê điều trong các mùa lũ, Hà Nội xác định còn 5 trọng điểm xung yếu cấp thành phố trong công tác phòng chống lụt bão năm 2025.

Top