Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đảm bảo nhân viên y tế tại trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc không bị lây nhiễm

Thứ tư, 14:28 16/06/2021 | Y tế

GiadinhNet - "Trong quá trình làm việc của y bác sĩ, thời điểm dễ lây nhiễm nhất là khi thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản hay công việc liên quan đến thở máy, ECMO. Lúc đó khả năng bị hứng giọt bắn mang virus rất cao. Vì thế các quy trình này được đội ngũ kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát, nhắc nhở rất nghiêm ngặt, không để xảy ra sai sót." -ThS.BSCKII Nguyễn Thành Huy (Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Trung ương Huế) đang chi viện cho Bắc Giang chia sẻ.


Đảm bảo nhân viên y tế tại trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc không bị lây nhiễm - Ảnh 1.

Xin anh cho biết, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở điều trị bệnh truyền nhiễm như Trung tâm hồi sức tích cực điều trị COVID-19 quan trọng và cần đảm bảo quy trình như thế nào?

Phải nhìn nhận thực tế là trước đây cơ sở này chỉ điều trị bệnh nhân tâm thần, không điều trị bệnh nhân nặng, bệnh nhân được chỉ định làm các thủ thuật, phải can thiệp điều trị bằng máy móc hay bệnh nhân nhiễm trùng,... nên công việc của đội ngũ y bác sĩ ở đây gần như không có gì liên quan đến công tác kiểm soát nhiễm khuẩn.

Chính vì vậy khi chuyển sang công năng mới là Trung tâm hồi sức tích cực điều trị COVID-19 thì nơi này phải thiết lập mới gần như hoàn toàn hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn. Mục tiêu cuối cùng là làm sao trong quá trình hoạt động bệnh nhân được điều trị tốt nhất và nhân viên y tế (NVYT) an toàn nhất, không để xảy ra lây nhiễm chéo.

Kinh nghiệm trước đây điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng có viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết thì hầu hết các bệnh nhân sau 1 thời gian sẽ bị đa kháng thuốc, nhiễm nấm… Chắc chắn khi bị nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc, nấm thì điều trị rất khó khăn và kéo dài thời gian điều trị. Trong điều trị ở đây vừa đảm bảo không lây nhiễm chéo và phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn như phương tiện phòng hộ cá nhân, vệ sinh tay, quy trình chăm sóc bệnh nhân (các thủ thuật như đặt nội khí quản, catheter tĩnh mạch trung tâm, tiêm truyền) đều yêu cầu đảm bảo từng khâu.

Để đảm bảo được các yêu cầu như thế thì trước khi bàn giao đưa vào hoạt động, chúng tôi đã đề nghị tập trung tất cả nhân lực tham gia điều trị tại đây để tập huấn các quy trình, quy định, hướng dẫn sắp xếp, chỉ rõ việc phân luồng như thế nào, các NVYT vào đó sẽ phải tuân thủ các quy trình, quy định ra sao.

Đảm bảo nhân viên y tế tại trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc không bị lây nhiễm - Ảnh 3.

BS Nguyễn Thành Huy (Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Trung ương Huế)

Cụ thể, công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Trung tâm hồi sức tích cực 101 giường đang được triển khai như thế nào?

Đương nhiên khi Trung tâm bắt đầu đi vào hoạt động thì công tác kiểm soát nhiễm khuẩn vẫn chưa suôn sẻ ngay, phần do có nhiều đơn vị khác nhau đến đây hỗ trợ, phần do việc tiếp cận với bệnh viện mới, đường đi lối lại chưa quen. Chúng tôi hàng ngày phải kiểm tra giám sát rất chặt chẽ, điều chỉnh từ khâu mặc trang phục phòng hộ, chừng nào mà người giám sát của kiểm soát nhiễm khuẩn thấy an toàn thì mới cho NVYT bước vào khu điều trị. Và khi vào bên trong các hoạt động như vệ sinh môi trường, vệ sinh bề mặt, vệ sinh thiết bị máy móc dụng cụ phục vụ điều trị đều cực kỳ tỉ mỉ và quan trọng.

Rồi hệ thống thông khí, thông gió, nhiệt độ không quá nóng (vì nhiệt độ càng cao nguy cơ nhiễm trùng càng cao). Trong hồi sức tích cực nhiệt độ 24-25 độ là phù hợp. Trước đây không có điều hoà nhiệt độ, vì điều hòa phòng kín thì không đảm lưu thông. Trong trường hợp này làm sao kết hợp vừa giảm được nhiệt độ (điều hoà cây) và mở cửa thông gió, để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Việc cải thiện điều kiện nhiệt độ như thế thì bệnh nhân rất dễ chịu và nhân viên y tế với trang phục phòng hộ trên người có thể chịu được để làm việc trong thời gian dài. Cùng với đó, chúng tôi tăng cường thêm quạt để không khí cưỡng bức kết hợp với thông khí tự nhiên để điều chỉnh luồng thông gió nhằm đảm bảo an toàn cho các khu vực lân cận như buồng đệm, buồng hành chính vùng sạch.

Trong quá trình làm việc của y bác sĩ, thời điểm dễ lây nhiễm nhất là khi thực hiện các thủ thuật như đặt nội khí quản hay công việc liên quan đến thở máy, ECMO. Lúc đó khả năng bị hứng giọt bắn mang virus rất cao. Vì thế các quy trình này được đội ngũ kiểm soát nhiễm khuẩn giám sát, nhắc nhở rất nghiêm ngặt, không để xảy ra sai sót.

Một việc nữa là cởi phương tiện phòng hộ khi hết ca cũng là công đoạn dễ lây nhiễm nhất. Do đó phải cử người giám sát, từng bước một để nhắc nhở. Tất cả các bước đã được hướng dẫn tỉ mỉ, xem video thực hành biết yếu tố nguy cơ. Tất cả đều phải tuân thủ đúng từng bước: cởi cái gì trước, cái gì sau, tay được đụng chạm chỗ nào, không được tiếp xúc mặt ngoài nào của phương tiện phòng hộ, thứ tự từng bước cần đảm bảo nghiêm ngặt. Một hai đợt đầu còn nhắc nhiều, nhưng sau tần suất nhắc giảm hẳn và mọi người cũng quen dần, thực hành chuẩn.

Ngoài ra, chất thải là nguồn lây nhiễm, trong quá trình điều trị phát sinh chất thải y tế, dụng cụ y tế, đồ vải y tế (áo quần nhân viên, bệnh nhân, drap bệnh nhân,...) việc thu gom cũng phải đảm bảo quy trình để thu gom xử lý và tái sử dụng an toàn. Bố trí thời gian thu gom, luồng đi, nơi và cách thức xử lý. Dụng cụ y tế thì ở đây không có hệ thống tiệt khuẩn nên phải tổ chức khử nhiễm tại chỗ rồi chuyển sang Bệnh viện Đa khoa ỉnh để tiệt khuẩn rồi mới chuyển về.

BS Nguyễn Thành Huy chia sẻ về công tác nhiễm khuẩn tại Trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc

Với quy mô 101 giường ICU, đội ngũ nhân sự cho công tác kiểm soát nhiễm khuẩn cũng là một vấn đề, đúng không thưa anh?

Ngoài một số nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn rất mỏng có sẵn của BV Tâm thần thì Bệnh viện Trung ương Huế đã tăng cường 2 bác sỹ gồm 1 Trưởng khoa và 1 bác sĩ của Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, những người có kinh nghiệm trong việc tổ chức, giám sát hoạt động hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn trong khu điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng và 8 cán bộ kiểm soát nhiễm khuẩn của Hải Phòng, Phú Thọ hỗ trợ. Để tổ chức một hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn của một đơn vị hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc thì phải thừa nhận đội ngũ nhân sự với 10 người là quá mỏng.

Hiện tại, cơ sở này đã tiếp nhận điều trị hơn 60 bệnh nhân nặng, số lượng bệnh nhân khá đông như thế, ngoài nhân lực kiểm soát nhiễm khuẩn quá mỏng còn khó khăn gì, thưa anh?

Hiện tại số lượng bệnh nhân tại Trung tâm ICU đã hơn 60 bệnh nhân, trong đó đa số là các bệnh nhân nặng được chuyển đến từ các cơ sở điều trị trong tỉnh, đặc biệt là đến từ BV Phổi. Những bệnh nhân này trước đây đều được theo dõi điều trị bởi đội phản ứng nhanh của của BV Chợ Rẫy (TP Hồ Chí Minh), nhưng hiện tại do nhận nhiệm vụ mới nên họ đã trở về, do đó các bệnh nhân nặng tại BV Phổi phải chuyển qua Trung tâm ICU này. Hầu hết, các bệnh nhân đều đã nằm viện khá lâu, đã thở máy, lọc máu, có bệnh nhân đã đặt ECMO, tiên lượng rất nặng.

Về phương diện chuyên môn kiểm soát nhiễm khuẩn, chúng tôi nhận thấy đây là các bệnh nhân nhiễm trùng nặng, việc nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ để xác định căn nguyên và vị trí nhiễm khuẩn để kịp thời can thiệp là rất cần thiết. Tuy nhiên phòng xét nghiệm tại Trung tâm này chưa thực hiện được và gửi đến bệnh viện tỉnh nên rất bị động. Nếu cải thiện được vấn đề này, chắc chắn Trung tâm ICU này sẽ vận hành trơn tru hơn nữa.

Đảm bảo nhân viên y tế tại trung tâm hồi sức tích cực lớn nhất miền Bắc không bị lây nhiễm - Ảnh 5.

Đội ngũ kiểm soát nhiễm khuẩn trong khu điều trị bệnh nhân nặng

Được biết, việc chuyển giao quy trình, kỹ thuật, hỗ trợ đào tạo đội ngũ tại chỗ cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các đoàn chi viện tới Bắc Giang đợt này. Vậy tại cơ sở Trung tâm hồi sức tích cực này, công tác đó đang được triển khai thế nào, thưa anh?

Cho đến giờ phút này, Trung tâm Hồi sức tích cực COVID-19 đã bước vào hoạt động ngày thứ 12. Tuy nhiên nhân lực hiện tại chủ yếu là các đoàn chi viện, do đó kế hoạch tiếp theo là phải tăng cường nhân lực tại chỗ để cùng làm quen công việc, để chuyển giao các kỹ thuật cao trong điều trị, để đội ngũ tại chỗ có thể vận hành trung tâm tốt sau khi các đoàn chi viện rút quân.

Việc có thể chuyển giao hết các quy trình và chuyên môn kỹ thuật cho các y bác sĩ tại Bắc Giang là mong muốn cuối cùng và cao nhất của các đoàn chi viện, kiểm soát nhiễm khuẩn chúng tôi cũng không ngoài mong muốn đó. Để chuẩn bị cho kế hoạch này, hiện tại và trong những ngày tới, lực lượng y bác sĩ tại Bắc Giang sẽ được điều động đến Trung tâm này và nhận nhiệm vụ, cùng làm việc để sớm tiếp quản và vận hành Trung tâm này. Đặc biệt về kiểm soát nhiễm khuẩn, ngoài nhân lực được điều động, lãnh đạo sở y tế sẽ đầu tư thêm một số trang thiết bị cho hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn như giặt sấy, tiệt khuẩn … Hy vọng chúng tôi cũng sẽ chuyển giao hoàn tất các hệ thống này đi vào hoạt động trước khi rút quân.

Cảm ơn chia sẻ của BS Nguyễn Thành Huy!

Ngọc Mai

Ngọc Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 12 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 14 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top