Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đám cưới Việt ngày càng "tệ": Chuyện một người đàn ông quyết không tổ chức cưới

Thứ sáu, 14:00 20/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Gần đây trên các diễn đàn, mạng xã hội... đã có cuộc tranh luận không hồi kết về chuyện "Đám cưới Việt tệ nhất thế giới" vì quanh quẩn toàn ăn uống, tiền bạc, nhạc nhẽo, bù khú...

 

Đám cưới người Việt ngày càng 'tệ': Ăn, ăn và ăn! Đám cưới người Việt ngày càng "tệ": Ăn, ăn và ăn!

GiadinhNet - Ở đám cưới người Việt, người ta vẫn có kiểu chào mời nhau rất quen: "Ăn đi cháu"! Thuở xưa đói kém đã đành nhưng ngày nay, cả nông thôn lẫn thành thị rốt cuộc vẫn chỉ ăn, ăn và ăn!

 

Người Việt vẫn nhắc nhau "ma chê cưới trách" nhưng cũng lại có câu "ai chê đám cưới, ai cười đám ma". Và thực tế là đám cưới của người Việt hiện nay vừa được khen, vừa bị chê.

Người khen cho rằng có rườm rà, nhạc nhẽo, say xỉn.. thì mới "hoành tráng", người chê mặc định đó là lãng phí, giả tạo, "ôm rơm rặm bụng". Tất cả sẽ tồn tại tới khi nào người Việt còn thích "mâm cao cỗ đầy"!

Khổ như... đám cưới!

Trong khi đi tìm lời giải cho nhận định đám cưới Việt ngày càng "tệ", chúng tôi đã gặp một nhân vật đặc biệt đó là nhà văn Doãn Dũng (tên thật là Nguyễn Vũ Anh) - một blogger nổi tiếng đồng thời là Chủ tịch thương hiệu thời trang Ivy Moda.

Mở màn câu chuyện, anh đưa ra một tiết lộ gây sốc: "Tôi lấy vợ đến giờ là 22 năm. Nhưng tôi nhất định không tổ chức đám cưới. Tất nhiên, có ăn hỏi theo phong tục, đăng ký theo pháp luật".

Nói rồi anh hào hứng kể: "Lúc đầu tôi thuyết phục bạn gái, chỉ ra hết những thứ không cần thiết cho cuộc hôn nhân này và bảo chỉ làm một bữa cơm nho nhỏ mời bạn bè thân hữu. Bạn gái nghe cũng xuôi tai. Rồi tôi lại bảo cơm cũng không cần thiết, mất công nấu, mất công rửa bát, thôi gọi điện báo hỉ là được. Bạn gái nghe tôi "xui dại" cũng đồng ý.

Chỉ có các phụ huynh là buồn. Buồn vì nhiều thứ lắm. Nỗi buồn lớn nhất là lỗ vốn. Lâu nay đi mừng cưới con nhà người ta ghi sổ hết cả rồi. Đợi con mình cưới để thu nợ chính đáng mà giờ nó lại không cưới thì mất toi tiền chứ sao.Cá nhân tôi thì nhận thấy đám cưới Việt phần lớn không vui. Cả cô dâu chú rể không vui lẫn khách mời không vui".


Một đám cưới khủng ở Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu

Một đám cưới "khủng" ở Hà Tĩnh. Ảnh tư liệu

Vậy nguyên do nào khiến đám cưới Việt không vui? Trong khi truyền thống của người Việt vốn coi cưới xin là một trong ba việc lớn của đời người "tậu trâu, cưới vợ, làm nhà". Là bởi trước kia, việc cưới xin phải lo sao giữ được "nếp nhà" ấm cúng, đem lại niềm vui cho dâu rể, chu tất mối quan hệ họ hàng... còn bây giờ thì nặng về hình thức quá.

Thời xưa, tục cưới xin chịu ảnh hưởng của thuyết "thọ mai gia lễ", được tiến hành với đủ thủ tục như thách cưới, đón dâu, đưa dâu, lại mặt... nhưng ông bà ta vẫn coi đó là những lễ nghi cần thiết thể hiện nền nếp gia đình, văn hóa làng xã, văn minh lúa nước.

Vào những thập niên 1960-1970, một đám cưới thường được tổ chức giản tiện, ấm áp phổ biến là tiệc trà, nước, bánh, kẹo và liên hoan văn nghệ. Quà mừng cô dâu, chú rể là những vật dụng có ý nghĩa và tác dụng thực tế trong cuộc sống của đời sống vợ chồng trẻ (xoong, nồi, bát đĩa, quần áo trẻ sơ sinh…) để phù hợp với hoàn cảnh thời đất nước gian lao "vui duyên mới không quên nhiệm vụ".

Nhưng tất cả những điều đó đã trở thành dĩ vãng!

Bây giờ, ở nông thôn hay thành phố cũng đều bung ra đủ thứ xa xỉ vì tâm lý "con gà tức nhau tiếng gáy", người ta hoành tráng được mình cũng không thể kém cỏi hơn. Ở nông thôn, có đám (đám cưới, đám ma, đám giỗ...) là thanh niên, họ hàng tụ tập trước 3 ngày 3 đêm để đánh bài, uống rượu, gọi là đến giúp nhưng thực chất là chẳng giúp được gì! Nhưng không có mặt xem như thiếu nhiệt tình, bị làng xóm đánh giá.

Còn ở thành phố, do điều kiện không thể tụ tập như ở nông thôn, thì tổ chức ở khách sạn. Khách khứa không ai biết ai, đến ngồi đợi đủ 6 người thì được xếp mâm. Cô dâu chú rể đi từng bàn cảm ơn với bộ mặt bơ phờ vì mệt. Khách khứa chúc rượu xong thì bấm nhau "chuồn"!

Khó khăn nhất là vượt qua chính mình

Thực tế là hỏi 10 cặp vợ chồng có khi đến 9 cặp nói sợ làm đám cưới nhưng vẫn thích cưới, phải cưới vì nhiều lý do: gia đình, dư luận, sĩ diện...

Hỏi nhà văn Doãn Dũng - người kiên quyết không làm đám cưới về bí quyết để vượt qua "định kiến" ấy, anh trả lời: "Khó vượt qua nhất chính là bản thân mình chứ cái gì nữa. Hôn nhân của mình, mình phải quyết định chứ!".

Đến bây giờ, người đàn ông ấy vẫn gọi đùa vợ là "bạn gái", gọi cuộc hôn nhân của mình là "sống thử". Làm trong lĩnh vực thời trang, tối ngày dập dìu các "chân dài" anh vẫn tự hào, hai vợ chồng anh đã sống với nhau chừng ấy năm, gia đình luôn hạnh phúc, êm ấm và đó mới là cái đích cần vươn tới của mọi cuộc hôn nhân thay vì một đám cưới rình rang.


Nhà văn Doãn Dũng

Nhà văn Doãn Dũng

Tuy nhiên, hai nhân vật chính quyết không cưới không có nghĩa là mọi việc sẽ trôi chảy. Ngay cả trường hợp của nhà văn Doãn Dũng dù được vợ đồng tình, không so bì với ai cũng gặp những trở ngại nhất định. Gia đình anh và gia đình bên vợ đều sống ở Hà Nội lâu đời, coi trọng truyền thống, phong tục.

Từ nhỏ, Doãn Dũng đã nổi tiếng cá tính, ngang bướng, luôn "bẻ lái" phụ huynh chấp nhận mọi quyết định của mình. Nhưng ngay cả khi đã "bẻ lái" được đôi bên nội ngoại rồi, cặp vợ chồng trẻ bấy giờ vẫn phải đối diện với những nỗi buồn trong gia đình.

"Như đã nói ở trên, các cụ buồn, nhất là bố mẹ vợ tôi. Nhưng bù lại, lấy vợ rồi tôi ở với gia đình nhà vợ cho đến bây giờ. Có phải đàn ông nào cũng làm nổi việc đó đâu. Đến tôi còn thấy phục mình nữa là người ngoài", Doãn Dũng tâm sự.

Hiện tại, con trai lớn của anh cũng đến tuổi lấy vợ, các con đều biết bố mẹ chúng không làm đám cưới. Doãn Dũng vẫn nhắc nhở con: "Đám cưới của các con thì các con quyết định. Bố mẹ không quyết định hộ. Không cưới càng tốt. Bố lâu nay đi mừng cưới không ghi sổ đâu nên không phải lo! Bây giờ, nhìn vào một đám cưới nói lên nhiều điều lắm. Gia thế ấy ở "level" nào, quan hệ xã hội ra sao. Thế nên người ta càng phải tô màu cho thiên hạ lác mắt!".

Dù sao, trường hợp nhất định không làm đám cưới vì nhìn ra những rườm rà khó thay đổi như nhà văn Doãn Dũng cũng hi hữu lắm. Xã hội càng phát triển, chuyện những đám cưới quê mua cả tấn thịt mời cả làng ăn 3 ngày 3 đêm, nhạc nhẽo om sòm hay cảnh chạy sô phong bì, ăn nhầm đám cưới ở phố càng thêm phổ biến.

(còn nữa...)

Thùy Phương/ Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đài Truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu

Đời sống - 41 phút trước

GĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp

Pháp luật - 45 phút trước

GĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'

Pháp luật - 48 phút trước

GĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền

Đời sống - 53 phút trước

GĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai

Đời sống - 54 phút trước

GĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới

Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết người đã sa lưới

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.

Top