Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đàn ông cũng bị ung thư vú

Thứ bảy, 08:09 08/08/2009 | Sống khỏe

Nhiều người lầm tưởng ung thư vú là căn bệnh “miễn nhiễm” đối với nam giới. Theo thống kê, có khoảng 1% nam giới bị ung thư vú (UTV) và nếu mắc bệnh, họ sẽ phải đối diện với hiểm nguy nhiều hơn phụ nữ.

Theo Thạc sĩ Diệu Linh, khoa Ngoại vú, (BV) K, nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư vú (UTV) là nam giới bị ung thư tiền liệt tuyến, béo phì, chuyển đổi giới tính, nghiện thuốc lá, lười vận động, chế độ ăn nhiều chất béo, ít chất xơ … hoặc sinh trưởng trong gia đình có tiền sử bị bệnh.
 
Điều trị cho bệnh nhân nam bị UTV tại BV Ung bướu Hà Nội (Ảnh: K.Linh)
 
Dấu hiệu bệnh dễ bị bỏ qua

Cách đây hơn 1 năm, ông N.V.Đ, 56 tuổi, ở Hà Nội, phát hiện thấy cục u ở ngực trái nhưng do không có cảm giác đau nên ông Đ. không đi khám. Thời gian gần đây, khối u phát triển nhanh, kèm theo đau nhức và có tiết dịch ở đầu núm vú. Vội vã đi khám tại Bệnh viện (BV) K, ông bị sốc khi bác sĩ (BS) thông báo ông bị UTV giai đoạn 3. Nguy hiểm hơn khối u đã có biểu hiện di căn vào phổi.
 
Một trường hợp khác là ông P.M.T, 63 tuổi, ở Hưng Yên. Dù phát hiện thấy ngực nổi u cả nửa năm trời nhưng ông không đi khám. Khi khối u phát triển to hơn và xuất hiện hiện tượng co rút ở núm vú, ông nghe lời một thày lang vườn mua thuốc lá về đắp. Sau 1 tuần đắp lá, khối u không hề xẹp mà càng đau nhức, lở loét. Cấp cứu tại (BV) K, các BS chẩn đoán ông T. bị UTV kèm theo nhiễm trùng do đắp lá.

TS Trần Văn Thuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Phòng chống ung thư Việt Nam cho biết, giai đoạn đầu, bệnh phát triển âm thầm, không gây đau nhức. Do cơ ngực của nam giới mỏng nên rất dễ phát hiện cục u cứng hơn ở phụ nữ. Tuy nhiên, phần lớn nam giới đều bỏ qua dấu hiện này, không quan tâm đến sức khỏe của mình. Chỉ đi khám khi thấy đau nhức nhiều ở núm vú, lở loét, tiết dịch thì bệnh đã phát triển ở giai đoạn nặng.
 
Đàn ông bị UTV nguy hiểm hơn phụ nữ

TS Trần Văn Thuấn nhấn mạnh, UTV ở nam giới nguy hiểm hơn phụ nữ là do tuyến vú của nam giới không phát triển nên khối u dễ xâm lấn, di căn vào gan, phổi, xương… Hiệu quả điều trị UTV ở nam giới phụ thuộc rất nhiều vào việc phát hiện bệnh sớm hay muộn. Ước tính, nếu điều trị ở giai đoạn một, tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 58% và 10 năm là 38%. Điều trị ở giai đoạn hai, tỷ lệ sống 5 năm chỉ còn 38% và 10 năm là 10%. Thậm chí, nếu điều trị ở giai đoạn muộn, bệnh nhân còn phải chấp nhận cắt cảhai tinh hoàn, nhằm hạn chế tình trạng di căn vào xương.

Phương pháp điều trị UTV ở nam giới không khác biệt so với ở phụ nữ. Tùy từng trường hợp bệnh nhân, BS sẽ chỉ định điều trị kết hợp hóa trị và xạ trị. Điểm thuận lợi là, nam giới bị UTV không phải chịu nhiều sức ép tâm lý khi cắt bỏ tuyến vú như với phụ nữ. Do đó, BS không cần phải thực hiện quá trình tái tạo hay bảo tồn tuyến vú – vốn là một khâu rất quan trọng khi điều trị UTV ở phụ nữ. Tuy nhiên, TS Trần Văn Thuấn khuyến cáo, người bệnh cần phải tuân thủ chặt chẽ, đầy đủ quá trình điều trị. Nhiều trường hợp nam giới sau khi cắt bỏ khối u đã tự động ngừng điều trị khiến bệnh rất dễ tái phát và di căn.

Để phòng tránh bệnh, giảm bớt nguy cơ mắc UTV, các BS khuyên, nên chú ý đến những dấu hiệu lạ ở ngực như xuất hiện cục u, da vú thay đổi, vú tiết dịch… để đi khám kịp thời. Bên cạnh đó, nam giới cũng nên tập thể dục thường xuyên, hạn chế dùng rượu, bia, thuốc là, không ăn thức ăn nhiều chất béo….
 
Theo Báo Đất Việt
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bé 7 tuổi ở Phú Thọ bị hoại tử, lõm da đầu, bố mẹ thừa nhận mắc sai lầm khi chữa bệnh cho con

Bệnh thường gặp - 41 phút trước

GĐXH - Trẻ bị đau nhức ở vùng chẩm, tự vỡ mủ và hoại tử da đầu. Gia đình tự điều trị kháng sinh tại chỗ nhưng không hiệu quả, khiến tình trạng ngày càng nặng thêm.

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

6 loại bài tập nam giới nên bắt đầu càng sớm càng tốt

Sống khỏe - 2 giờ trước

Nam giới bắt đầu thực hiện các bài tập thể dục sớm từ độ tuổi 20 rất quan trọng, để xây dựng nền tảng vững chắc cho sức khỏe thể chất và tinh thần cũng như phòng ngừa bệnh tật trong tương lai.

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Cô gái 25 tuổi nguy kịch vì bị ký sinh trùng đốt ở vùng nhạy cảm

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng sốt cao kèm theo khó thở nghiêm trọng. Sau khi thăm khám, làm các xét nghiệm, bệnh nhân được chẩn đoán mắc sốt mò.

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Người đàn ông để lại tâm nguyện trước khi qua đời được bác sĩ cúi đầu tri ân

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

Nghĩa cử cao đẹp của nam bệnh nhân và quyết định dũng cảm của gia đình đã làm nhiều người cảm phục, nhận sự tri ân của các bác sĩ.

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Khắc phục tại nhà chứng đau lưng dưới do ngồi nhiều

Sống khỏe - 9 giờ trước

Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường dành nhiều thời gian để ngồi hơn (ngồi làm việc hoặc ngồi trên ghế sofa với các thiết bị công nghệ)… có thể tới hơn 8 giờ mỗi ngày, dẫn tới chứng đau lưng dưới. Vậy cách nào để khắc phục tình trạng này?

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Cô gái 26 tuổi ở Phú Thọ bất ngờ lây bệnh từ thú cưng, chủ quan vì nhầm lẫn với bệnh dạ dày

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

GĐXH - Cô gái bị nhiễm giun đũa chó cho biết có tẩy giun thường xuyên nên không nghĩ mình bị nhiễm giun mà chỉ đơn thuần bị bệnh dạ dày.

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu sống 7 người

Y tế - 10 giờ trước

Nhờ 7 đơn vị nội tạng của chàng trai chết não, 7 bệnh nhân đang điều trị ở Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đại học Y Dược (TP.HCM), Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) và Bệnh viện Trung ương Huế đã được cứu sống.

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Bé 16 tháng tuổi đã cong vẹo cột sống vì cha mẹ cho tập ngồi từ 7 tháng

Mẹ và bé - 10 giờ trước

Khoa Y học cổ truyền - Phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp tiếp nhận bệnh nhi bị gù vẹo cột sống thắt lưng, trong đó nguyên nhân chủ yếu do cha mẹ ép con tập ngồi quá sớm.

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Bệnh giao mùa thường gặp và cách phòng tránh

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thời tiết giao mùa với nhiệt độ thay đổi, nóng lạnh, nắng mưa thất thường, không khí lúc ẩm, lúc hanh khô khiến các loại virus gây bệnh dễ phát triển.

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Nhiệt độ giảm tới 7 độ C chớ coi thường chuyện tắm rửa: Dễ ôm yếu, đột quỵ khi bỏ qua những lưu ý này

Sống khỏe - 23 giờ trước

Sau bao ngày mong đợi thì thời tiết đã trở lạnh, nhưng chuyện tắm rửa vào mùa đông cần lưu ý gì để tránh đột quỵ?

Top