Dân số phải gắn liền với phát triển
GiadinhNet - Vấn đề dân số trong giai đoạn mới cần được tiếp cận theo hướng“Dân số và Phát triển”. Các nội dung về quy mô, cơ cấu, chất lượng dân số phải được đặt trong tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của vùng, ngành, địa phương và toàn quốc...
Đây là những nhiệm vụ trọng tâm của công tác DS-KHHGĐ thời gian tới, đã được tập trung thảo luận tại Hội thảo“Góp ý báo cáo tổng kết Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015, phương hướng nhiệm vụ giai đoạn 2016 - 2020” do Tổng cục DS-KHHGĐ tổ chức tại Quảng Ninh ngày 5/11 vừa qua.
Những con số đáng khích lệ
Với mục tiêu chủ động duy trì mức sinh thấp hợp lý để quy mô dân số sớm ổn định trong khoảng 115- 120 triệu người vào giữa thế kỷ 21; nâng cao chất lượng dân số cả về thể chất, trí tuệ và tinh thần, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; ngăn chặn tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh... Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ giai đoạn 2011-2015 đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của đất nước.
Trình bày báo cáo tại Hội thảo, ông Lê Minh Hải – Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Tổng cục DS-KHHGĐ) thông tin: Việt Nam đã đạt mức sinh thay thế vào năm 2006, sớm hơn 10 năm so với mục tiêu của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa VII); mức sinh thay thế duy trì liên tục trong 9 năm gần đây. Hiện nay, số con trung bình trên một phụ nữ của Việt Nam (2,09 con) đứng thứ 4 trong khu vực, sau Singapore, Thái Lan và Brunei. Bên cạnh đó, mô hình gia đình ít con ngày càng được đông đảo người dân chấp nhận. Vì thế, quy mô dân số của Việt Nam đã chuyển từ vị trí thứ 2 sang vị trí thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á (sau Indonesia và Philippines).
Ngày 1/11/2013, dân số Việt Nam đạt 90 triệu người, chậm hơn so với dự báo 11 năm. Trong vòng hơn 20 năm qua, nước ta đã tránh sinh được 20,8 triệu trường hợp. Đây là một thắng lợi hết sức to lớn của Chương trình DS-KHHGĐ, góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của đất nước, đóng góp đáng kể vào việc tăng GDP bình quân đầu người từ 140USD/người năm 1992 lên 1.540 USD/người năm 2012 (gấp hơn 10 lần).
Báo cáo tại Hội thảo cho thấy, chất lượng dân số của Việt Nam trong những năm qua được nâng lên rõ rệt. Tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Trong nửa thế kỷ (từ 1960 đến 2010), tuổi thọ trung bình của thế giới tăng 21 tuổi (từ 48 lên 69 tuổi), trong khi của Việt Nam tăng 33 tuổi (từ 40 lên 73 tuổi). Đến năm 2014, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam đạt 73,2 năm.
Theo các chuyên gia, nhờ thành công của Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ, cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Việt Nam đã thay đổi nhanh chóng. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi lao động (15- 64) đã tăng lên 69% năm 2009. Điều đó có nghĩa là Việt Nam đang có “cơ cấu dân số vàng” và đây là “cơ hội vàng” cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cơ cấu "dân số vàng" là cơ hội sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế, tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm trong tương lai.
Cùng với đó, các hoạt động của mô hình, đề án nâng cao chất lượng dân số cũng đạt được kết quả khả quan. Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã được mở rộng từ 11 tỉnh, thành phố lên 63/63 tỉnh, thành phố. Sau 5 năm triển khai thực hiện, Đề án đã góp phần tích cực trong việc giảm thiểu tỷ lệ trẻ em sinh ra bị dị tật, dị dạng, tăng tỷ lệ trẻ em được can thiệp điều trị sớm các bệnh, dị tật bẩm sinh…
Nỗ lực hơn nữa trong tình hình mới
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua vẫn còn gặp nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lựctrong thời gian tới.
Một trong những khó khăn lớn nhất được các đại biểu tập trung thảo luận tại Hội thảo là việc giảm mức sinh vẫn còn cao tại nhiều tỉnh/thành trên cả nước. Hiện nay, cả nước đã duy trì được mức sinh thay thế nhưng số con trung bình trên một phụ nữ vẫn ở mức 2,09 (năm 2014) và có nguy cơ tăng trở lại bất cứ lúc nào. Năm 2015, nếu được đầu tư đúng mức và triển khai mạnh, đồng bộ các giải pháp, tổng tỷ suất sinh có thể giảm xuống 2,05 con và đạt mục tiêu tiếp tục duy trì mức sinh thay thế, nhưng không đạt mục tiêu 1,9 con đã đề ra cho năm 2015.
Mặt khác, mức sinh còn rất khác biệt giữa các vùng, miền, các tỉnh, thành phố. Năm 2011 có 29/63 tỉnh/thành chưa đạt mức sinh thay thế; năm 2012 còn 38/63 tỉnh, thành phố, năm 2013 là 33/63 tỉnh thành. Dự kiến đến năm 2015 còn 30/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 10 tỉnh mức sinh đang rất cao (mức sinh lớn hơn 2,5 con). Trong số các vùng kinh tế của Việt Nam vẫn còn 3 vùng chưa đạt mức sinh thay thế: Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc và Trung du Bắc bộ, Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung.
Một thách thức nữa đối với công tác DS-KHHGĐ trong thời gian tới là Việt Nam đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Tỷ số giới tính khi sinh đã bước vào mức cao. Năm 2012, 49/63 tỉnh, thành phố xảy ra tình trạng này, trong đó 13 tỉnh có tỷ số giới tính khi sinh rất cao, từ 115 bé trai/100 bé gái trở lên. Mất cân bằng giới tính khi sinh dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng. Dự báo, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ vào năm 2050. Việc dư thừa nam giới, thiếu phụ nữ ở độ tuổi kết hôn có thể dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người không có khả năng kết hôn; gia tăng bất bình đẳng giới; phụ nữ kết hôn sớm, tỷ lệ ly hôn, tái hôn cao; lạm dụng và bạo hành giới, buôn bán phụ nữ/ trẻ em gái…
Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã chia sẻ những thành tựu mà đội ngũ làm công tác dân số trên cả nước đã đạt được trong 5 năm qua (2011-2015), đồng thời chỉ ra những hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới.
Theo ông Nguyễn Văn Tân, trong giai đoạn 2016 - 2020, công tác dân số cần tập trung giải quyết một số vấn đề chính, như duy trì mức sinh thấp hợp lý đối với những tỉnh, thành phố đã đạt mức sinh thay thế, đặc biệt tại những nơi có mức sinh thấp. Đồng thời, đẩy mạnh việc giảm sinh trên những địa bàn còn ở mức cao; khống chế có hiệu quả tốc độ gia tăng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên; chú trọng việc chăm sóc SKSS tránh mang thai ngoài ý muốn ở tuổi vị thành niên; tăng cường sàng sọc trước sinh, sơ sinh... góp phần thực hiện thành công Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam, thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển bền vững đất nước; tận dụng lợi thế “cơ cấu dân số vàng” để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao kết hợp đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi để góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng”
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam đã sớm quan tâm đến vấn đề dân số và coi trọng việc hoạch định chính sách dân số.
Từ năm 1961, khi dân số đang ở khoảng 31 triệu người, Việt Nam đã ban hành các chính sách liên quan đến dân số như chính thức tiến hành Chương trình DS-KHHGĐ. Từ năm 2011 đến nay, Việt Nam đã chuyển hướng chính sách từ “kiểm soát quy mô dân số” sang “nâng cao chất lượng dân số”. Nội dung chính sách về quy mô dân số chuyển từ “chủ động kiểm soát” sang “chủ động điều chỉnh”; tốc độ tăng dân số từ “cản trở” trở thành “động lực” cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính sách dân số bao gồm cả “cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em, phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” và “kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh”.
Thời điểm quan trọng
“Giai đoạn 2016 - 2020 sẽ không còn Chương trình mục tiêu Quốc gia DS-KHHGĐ. Vì vậy, ngành Dân số cần phải kết cấu lại các dự án trong chương trình để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Do đó, hai tháng cuối năm 2015 và những tháng đầu năm 2016 sẽ là thời điểm quan trọng của đội ngũ cán bộ dân số trong việc xây dựng kế hoạch phát triển cụ thể trong năm 2016 nói riêng và cả giai đoạn 2016 - 2020 nói chung. Để làm được điều này, cần sự nỗ lực hợp sức của tất cả các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương. Chúng ta cần chủ động nắm bắt các xu thế phát triển của xã hội, tránh bị động trong thời kỳ mới...”.
Ông Nguyễn Văn Tân
(Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS- KHHGĐ)
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội
![Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/15/avatar1739588677548-17395886778462097719916.jpg)
Trí tuệ nhân tạo có thể giúp phát hiện dị tật tim bẩm sinh
Dân số và phát triển - 21 giờ trướcGiờ đây trí tuệ nhân tạo đã có thể hỗ trợ bác sĩ phát hiện dị tật tim ở thai nhi. Điều này có tác động to lớn đến kết quả chẩn đoán và điều trị tim bẩm sinh.
![6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/15/avatar1739588598997-17395885993092097985040.jpg)
6 lý do khiến nam giới bị đau sau khi quan hệ tình dục
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcĐau sau khi quan hệ tình dục ở nam giới là một vấn đề khá phổ biến, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
![Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/14/avatar1739507743173-1739507743469164968196.jpg)
Nguy cơ mắc bệnh tim sau sinh ở bà mẹ sinh đôi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMang thai đôi mang đến niềm vui nhưng cũng đi kèm với rủi ro cho sức khỏe của người mẹ. Nghiên cứu gần đây cho thấy những bà mẹ mới sinh đôi có nguy cơ mắc bệnh tim cao sau khi sinh.
![3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/12/avatar1739374969793-1739374970094329473018.jpg)
3 loại vitamin, chất dinh dưỡng tốt nhất cải thiện trí nhớ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMột số loại vitamin, chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường chức năng não, hỗ trợ trí nhớ và thậm chí bảo vệ chống lại các bệnh liên quan đến trí nhớ như Alzheimer…
![Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/12/2baothaitrongbungcon1-1739319110151-1739319110351552202292-0-0-750-1200-crop-1739319127616263195101.jpg)
Đi siêu âm, người phụ nữ sốc nặng khi phát hiện 2 bào thai trong bụng con
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcHai bào thai khác đã được các bác sĩ phẫu thuật và thành công lấy ra khỏi bụng một trẻ sơ sinh chỉ 3 ngày sau khi chào đời.
![Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/11/avatar1739271779766-1739271780095164662117.jpg)
Vì sao nam giới Việt ngày càng ít tinh trùng, khó có con?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcBS. Vương Vũ Việt Hà - Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện cho biết, số lượng tinh trùng của nam giới Việt là 15 triệu/ml tinh dịch, tương đương thế giới, nhưng vẫn kém xa thời xưa, với mức trung bình là 20-25 triệu/ml tinh dịch.
![HPV có gây ung thư dương vật không?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/10/avatar1739183886345-1739183886625332289860.jpg)
HPV có gây ung thư dương vật không?
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcMặc dù HPV là loại virus thường được cho là có liên quan đến ung thư cổ tử cung ở phụ nữ nhất nhưng nó cũng có thể gây ra ung thư ở nam giới, bao gồm cả ung thư dương vật.
![Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/10/avatar1739183791225-17391837915721460393609.jpg)
Giai đoạn sớm và quá trình tiến triển của ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcCác triệu chứng ung thư buồng trứng sớm có thể bao gồm nhiều tình trạng nên các dấu hiệu ban đầu của ung thư buồng trứng rất dễ bị bỏ qua.
![Có nên thụ thai vào mùa xuân?](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/6/avatar1738846998761-17388469990511410909086.jpg)
Có nên thụ thai vào mùa xuân?
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMùa xuân là mùa cây cối đâm chồi nảy lộc, muôn hoa đua sắc, được coi là mùa khởi đầu của sự sống sinh sôi. Nhiều người cũng tin rằng mùa xuân là thời điểm tốt nhất để thụ thai.
![Bé trai 8 tháng tuổi có dương vật cong 120 độ kèm khối thoát vị bẹn hiếm gặp](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/260_163/296230595582509056/2025/2/6/avatar1738846925158-17388469253881284802876.jpg)
Bé trai 8 tháng tuổi có dương vật cong 120 độ kèm khối thoát vị bẹn hiếm gặp
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcSKĐS - Ngày 6/2, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật tạo hình dị tật cho bé trai 8 tháng tuổi bị cong dương vật nặng kèm thoát vị bẹn khổng lồ cực hiếm gặp.
![Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn](https://giadinh.mediacdn.vn/zoom/300_188/296230595582509056/2023/11/9/thumb-3691197957342589320559798932176447531128663n-16995148724762094149382-16995149386611563220642.jpg)
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.