Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá, có nên gom mua đầu tư?
Không chỉ ở các tỉnh, thành có thông tin sáp nhập mà nhiều khu vực vùng ven Hà Nội thời gian gần đây giá đất nền cũng có xu hướng đi lên, thu hút nhiều nhà đầu tư.
Đồng loạt tăng 10 - 20%
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường bất động sản vùng ven Hà Nội như Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai (Hà Nội) hay Lương Sơn, Kỳ Sơn, TP. Hòa Bình (Hòa Bình), Hưng Yên…đều xuất hiện nhiều tín hiệu đáng chú ý. Mặt bằng giá rao bán có dấu hiệu tăng lên, lượng người quan tâm cũng tăng so với cuối năm 2024.
Theo khảo sát của Công ty PropertyGuru Việt Nam, đất nền tại huyện Thạch Thất hiện tăng khoảng 10% so với tháng 7 và tháng 8/2024.
Cụ thể, đất xã Tiến Xuân có vị trí mặt tiền đường tăng từ 27-30 triệu đồng/m² lên 29-32 triệu đồng/m². Đất tại Bình Yên giá cũng tăng từ 20-22 triệu đồng/m² lên 22-24 triệu đồng/m².
Đất xã Thạch Hòa, vị trí đường đôi tăng từ 35-36 triệu đồng/m² lên 38-40 triệu đồng/m².
Cũng thuộc địa bàn Thạch Thất, đất Tân Xã ở những vị trí mặt tiền đường kinh doanh giá tăng từ 34-36 triệu đồng/m² lên 37-40 triệu đồng/m². Đất Tân Xã, đường 2 ô tô tránh nhau, giá cũng tăng từ 22-25 triệu đồng/m² lên 24-27 triệu đồng/m².

Đất nền vùng ven Hà Nội lại tăng giá. (Ảnh minh họa: batdongsan)
Đối với thị trường đất nền huyện Quốc Oai, mặt bằng giá mới cũng đã được thiết lập. Ví dụ, với đất nền Hòa Thạch, ở những khu vực ô tô có thể đi vào, giá tăng từ 21-23 triệu đồng/m² lên 23-25 triệu đồng/m².
Ở vị trí mặt đường tỉnh lộ 412B, đất Đông Yên tăng giá từ 37-41 triệu đồng/m² lên mức 40-43,5 triệu đồng/m². Với các vị trí nằm sâu trong làng, mức tăng đạt được cũng ghi nhận đáng kể, từ 9-11 triệu đồng/m² lên mức 10,5-12 triệu đồng/m².
Đất tại Phú Mãn tăng nhẹ từ 12-13 triệu đồng/m² lên 13-14 triệu đồng/m². Đất Phú Cát tăng từ 10-13 triệu đồng/m² lên 11,5-14 triệu đồng/m².
Đất nền ở huyện Sơn Tây, những mảnh gần khu công nghệ cao cũng là một điểm nóng của thị trường đất nền Hòa Lạc. Đất đường Đồng Trạng ở vị trí đường lớn mở rộng 18m, gần quy hoạch tuyến ga Metro 05, giá tăng từ 29-30 triệu đồng/m² lên 30-31 triệu đồng/m².
Đất Cổ Đông ở vị trí đường lớn, ô tô tránh nhau tăng giá từ 26-29 triệu đồng/m² lên 28-30,5 triệu đồng/m² Những vị trí nằm trong làng, không kinh doanh buôn bán được, kém đẹp hơn, giá cũng tăng từ 12-14 triệu đồng/m² lên 15-18 triệu đồng/m².
Theo anh Trần Văn Minh, một môi giới bất động sản địa bàn Hòa Lạc, khu vực các xã Yên Bài, Vân Hòa, Yên Bình, Sơn Tây, Đồng Mô, Tiến Xuân đang thu hút đông lượng khách xem.
Lý do là hiệu ứng lan tỏa từ việc công bố các chính sách của Chính phủ về phát triển khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc và việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng, xây dựng các trục giao thông then chốt và "bơm" vốn, ưu đãi cho người dưới 35 tuổi mua nhà...
" Giá đất tại nhiều khu vực vùng ven hiện đã tăng 10 - 20%, nhưng lượng nhà đầu tư quan tâm vẫn khá lớn. Mỗi tuần, tôi dẫn hàng chục khách đi xem đất tại khu vực Hoà Lạc và Quốc Oai ", anh Minh nói.
Còn theo một văn phòng môi giới bất động sản tại huyện Quốc Oai, Hà Nội, sau thời gian trầm lắng, thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư đã quay lại với thị trường đất nền ven đô.
Chỉ trong gần 1 tháng qua, văn phòng môi giới này liên tục đón các nhà đầu tư đến hỏi mua đất. Đa số đều quan tâm đến phân khúc 3-5 tỷ đồng/lô, nằm ở vị trí thuận lợi, gần với tuyến đường sắt đô thị.
Có nên đầu tư đón đầu?
Nhận định về việc tăng giá đất tại nhiều khu vực vùng ven, ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, nguyên nhân một phần do tác động tâm lý, một phần do hạ tầng đang ngày càng hoàn thiện. Nhiều người tin rằng đây là thời điểm thích hợp để gom đất, đón đầu sự phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, theo ông điều này không đồng nghĩa với việc thanh khoản sẽ tăng ngay lập tức.
Ngoài ra, còn nhờ thị trường "thụ hưởng" những hệ quả tích cực từ những diễn biến của năm trước. Theo đó, 2024 chính là năm tạo "bước ngoặt" trong công cuộc xây dựng hành lang pháp lý mới cho thị trường bất động sản Việt Nam. Việc 3 bộ luật liên quan đến thị trường bất động sản cùng lúc có hiệu lực trước 5 tháng so với quy định đã tạo các hiệu ứng tích cực cho thị trường.

Giá đất tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì có xu hướng đi lên. (Ảnh: batdongsan.com).
Ông Lê Đình Chung, Thành viên Tổ công tác thị trường Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng cho rằng, gần đây một số nhà đầu tư đã bắt đầu hành trình đi mua gom đất nền tại khu vực ven đô, khiến giá đất có xu hướng đi lên.
Tuy nhiên, theo ông Chung, hiện nay sự tích cực mới chỉ mang tính cục bộ, diễn ra ở thị trường đất nền ngoại thành Hà Nội. Phải đến quý II thị trường mới có thể thấy rõ hơn diễn biến. Tuy nhiên, đầu tư đất nền thời điểm này cần xác định thu hồi vốn trung hạn ít nhất từ 1-3 năm, thay vì có thể "lướt sóng".
Ông nhìn nhận, hiện nay giá đất nền vùng ven Hà Nội cũng đã cao, rủi ro có thể xảy ra. Do đó, nếu muốn đầu tư đất nền lúc này, nhà đầu tư nên tìm tới những khu vực, địa phương có hạ tầng đồng bộ, kinh tế phát triển tốt nhưng giá đất chưa tăng quá nhiều thời gian qua.
Đồng thời không nên mua gom, mua số lượng lớn mà nên lựa chọn dự án có tính pháp lý, sản phẩm có giá hời hoặc địa điểm có đủ tiện ích.
" 3 luật mới về bất động sản đã có hiệu lực nhưng mới chỉ tác động tích cực tới tâm lý của nhà đầu tư. Do đó, vẫn cần thời gian để luật thẩm thấu vào thị trường, khi đó mới thấy rõ được tác động ", ông Chung nói.
Chuyên gia bất động sản Nguyễn Quốc Anh đánh giá, phân khúc đất nền tiềm năng nhưng không có nghĩa là "mua đâu cũng thắng" mà tùy từng khu vực, từng thời điểm. Giai đoạn tới, người đầu tư cần khó tính hơn, trước khi xuống tiền phải dựa trên dữ liệu, phân tích thông tin quy hoạch chính xác.
" Đã có không ít nhà đầu tư "đu đỉnh" đất nền nhưng sau đó khó bán hoặc phải cắt lỗ nếu cần tiền gấp. Ngoài ra, theo khảo sát vẫn còn một số khu vực rất trầm lắng, giao dịch giảm. Vì thế nếu không khảo sát kỹ thì dễ gặp nhiều rủi ro ", vị này chia sẻ.

Sau 3 năm rao bán không ai mua, đến nay lô đất tăng giá lên 200 triệu đồng, sáng rao chiều có người vào cọc
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcThị trường đất nền phía Nam tiếp tục ghi nhận nóng cục bộ ở một số khu vực. Các lô đất thổ cư dù tăng giá từ 7-10% so với trước Tết nhưng vẫn bán ra khá nhanh.

Môi giới bất động sản mạnh tay 'cắt máu' đẩy hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcChung cư thương mại liên tục tăng giá và lập đỉnh ở mức từ 55-80 triệu đồng khiến môi giới liên tục “săn khách” đẩy hàng nhưng vẫn khó bán hàng.

Giá vàng đảo chiều sau những ngày lập đỉnh, người Hà Nội 'rồng rắn' đi… khảo giá
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Ghi nhận của phóng viên cho thấy, khi giá vàng đang giảm dần, ngoài những xếp hàng để chờ đến lượt mua vào thì cũng không ít người đến tiệm vàng chỉ để trực tiếp xem giá mua vào- bán ra.

Giá thịt lợn đắt ngang thịt bò, phần đặc biệt dành cho nhà giàu luôn 'cháy hàng'
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcDù giá thịt lợn hơi có chiều hướng đi xuống nhưng giá bán lẻ vẫn duy trì ở mức cao, có loại còn xấp xỉ giá thịt bò loại thường. Đặc biệt, có một loại thịt mỡ lợn chỉ dành cho giới nhà giàu, luôn 'cháy hàng'.

Vì sao Hiệp hội đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực khấu trừ thuế thay hộ kinh doanh thương mại điện tử?
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM) có văn bản gửi cơ quan chức năng đề xuất lùi thời điểm có hiệu lực về trách nhiệm của các nhà quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử trong việc khấu trừ, nộp thuế thay cho hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trên sàn từ ngày 1/4/2025.

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bày tỏ quan điểm doanh nghiệp phải minh bạch, người tiêu dùng mới thật sự được hưởng lợi.

Thông tin mới nhất vụ sản phẩm kẹo rau củ Kera có Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục bị tố quảng cáo sai sự thật
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Giám đốc Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết, đơn vị vừa có quyết định xử phạt Công ty Cổ phần Tập đoàn Chị Em Rọt liên quan đến sản phẩm kẹo rau củ Kera.

Tăng phí sàn thương mại điện tử khiến người bán hành bức xúc, Bộ Công thương yêu cầu Shopee, Tiktok báo cáo
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Lãnh đạo Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (Bộ Công Thương) khẳng định sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan đánh giá tác động của việc điều chỉnh phí sàn thương mại điện tử. Đồng thời, yêu cầu Shopee và Tiktok báo cáo về cơ chế thu phí nhằm đảm bảo không có sự lạm dụng vị thế thị trường.

Người dân mòn mỏi xếp hàng chỉ để mua 1 chỉ vàng, chuyên gia kinh tế khuyến cáo rủi ro
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Trong bối cảnh giá vàng bán ra cao, người dân vẫn xếp hàng chờ mua bằng được 1 chỉ vàng, chuyên gia kinh tế cho rằng đầu tư ngắn hạn thì tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, người dân tuyệt đối không vay mượn tiền người khác để đầu tư vàng.

Chất tạo ngọt Sorbitol phát hiện trong kẹo rau củ Kera được ứng dụng nhiều trong ngành công nghiệp, thực phẩm, y học như thế nào?
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), Sorbitol là một hợp chất hữu cơ thuộc loại rượu đường có công thức hóa học C6H14O6. Sorbitol có dạng lỏng màu trắng, không mùi, với vị ngọt và tan hoàn toàn trong nước, rượu.

Trước đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng một số mặt hàng tiêu dùng, doanh nghiệp minh bạch người tiêu dùng mới được hưởng lợi
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng bày tỏ quan điểm doanh nghiệp phải minh bạch, người tiêu dùng mới thật sự được hưởng lợi.