"Đất rừng Phương Nam" có xuyên tạc lịch sử?
GĐXH - Dù mới khởi chiếu nhưng "Đất rừng phương Nam" đã vướng nhiều tranh cãi về nội dung khiến Cục Điện ảnh yêu cầu thẩm định lại phim, nhà sản xuất cũng đề xuất chỉnh sửa một số lời thoại gây hiểu lầm.
"Đất rừng phương Nam" của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng trước đó có lịch chiếu từ 20/10, nhà sản xuất tung ra các suất chiếu sớm từ 13-15/10. Tuy nhiên ngày 15/10, phía sản xuất thông báo chính thức khởi chiếu sớm từ 16/10 do phản hồi tích cực từ phòng vé. Đáng chú ý, sau ba ngày ra rạp, phim thu về hơn 40 tỷ đồng.
Mặc dù con số doanh thu "lạc quan" song từ khi chính thức ra rạp, "Đất rừng phương Nam" đã vướng nhiều tranh cãi.
"Đất rừng phuơng Nam" quá nhiều nhân vật, Bé An lu mờ, bác Ba Phi bị phá vỡ hình tượng
Phản hồi từ phía khán giả cho rằng NSX cũng đưa dòng chữ "Bộ phim lấy cảm hứng từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi" lên ngay đầu phim nhưng gần như dính rất ít đến nguyên tác. Trong phim các nhân vật gần như chỉ có cái tên như nguyên tác là bé An, thằng Cò, dì Tư Béo, dì Tư Mắm, Võ Tòng. Còn tuyến nhân vật mới hoàn toàn, với những tình tiết cũng hoàn toàn mới. Người xem chỉ được thấy nhân vật thằng Cò xuất hiện thoáng qua, nhân vật ông Hai bắt rắn thay bằng nhân vật ông Ba. Trong phim xuất hiện những nhân vật mới như Út Lục Lâm, bác Ba Phi, cha con ông Tiều và bé Xinh, vị phu nhân Pháp…
Phim có khá đông nhân vật và những người làm phim đã dành nhiều đất diễn cho những nhân vật khác nên nhân vật bé An không còn đất diễn chính. Thậm chí những người làm phim đã dành nhiều thời lượng cho nhân vật Út Lục Lâm (Tuấn Trần đóng) và ông Tiều (Tiến Luật đóng).
Không phủ nhận là hai diễn viên này đã đóng rất tròn vai, tuy không có những đột phá xuất sắc nhưng vẫn đủ sức thuyết phục người xem. Nhưng cũng chính vì thế mà nhân vật chính là bé An khá lu mờ trong phim, đặc biệt là những cảnh phim đóng chung với nhân vật Út Lục Lâm và ông Tiều.


Nhân vật bé An bị "xem nhẹ" trong bản điện ảnh "Đất rừng phương Nam", trong khi nhân vật mới như Út Lục Lâm (Tuấn Trần đóng) và ông Tiều (Tiến Luật đóng) lại được ưu ái
Kịch bản phim viết theo màu sắc của ngôn ngữ kịch hơn là điện ảnh. Một số lời thoại dài dòng, thậm chí mang màu sắc độc thoại của kịch, chẳng hạn như cảnh bé An và bé Xinh cùng nhớ mẹ. Nhiều câu nói mang màu sắc đạo lý, không phù hợp với nhịp độ diễn tiến nhanh của phim và logic ngôn ngữ đời sống. Thầy Bảy nói với bé An: "Thầy cũng là người yêu nước giống cha con. Nhưng thầy chọn dùng lời ca tiếng hát để đánh động trái tim của mọi người".
Ngoài sự mờ nhạt của bé An trong diễn biến phim, một nhân vật có thể nói là điển hình cho sự phá vỡ hình tượng nghệ thuật trong lòng khán giả là nhân vật bác Ba Phi do Trấn Thành đóng.
Theo những câu chuyện vui dân gian truyền miệng mà bác Ba Phi để lại và được nhà văn Anh Động văn bản hóa bằng tác phẩm "Truyện vui bác Ba Phi", NXB Kim Đồng, 1995, thì bác Ba Phi tuy kể chuyện cười bằng sự phóng đại, hài hước những sự vật hiện tượng ở miền Tây Nam Bộ, nhưng bác không bao giờ tự đề cao bản thân mình như trong phim "Đất rừng phương Nam" đã tái hiện.
Điển hình ở phân cảnh cướp pháp trường cứu Võ Tòng, dù không có mặt nhưng bác Ba Phi lại xuất hiện trong quán rượu dì Tư Béo, tự kể công lao cứu Võ Tòng về mình. Với nhiều tình tiết khác trong phim, nhiều người cho rằng đúng như lo ngại của khán giả từ trước khi phim khởi chiếu, Trấn Thành được cho là "quá tải" khi nhận vai bác Ba Phi không chỉ vì ngoại hình tuổi tác không phù hợp mà là lối diễn xuất. Khán giả đánh giá Trấn Thành là một diễn viên có tài và hoàn toàn có thể đóng vai bác Ba Phi tốt nhưng nam diễn viên lại luôn giữ lối diễn cường điệu, lên gân, hay nói cách khác là "giả trân" theo kiểu miền Nam mà lâu nay vẫn thể hiện. Vì thế bác Ba Phi do anh thủ vai có phần "méo mó" không đúng nguyên tác về một người nông dân mộc mạc, hài hước. Trong những truyện vui bác để lại, bác Ba Phi không nói đạo lý kiểu: "Dân mình hiểu đất mình, dân mình thương đất mình, đất trời sẽ che chở cho chúng ta".
Ngay cả đoạn độc thoại dài cuối phim trong một cảnh quay "one-shot" của nhân vật bác Ba Phi cũng hết sức cường điệu. Đoạn độc thoại ấy có lẽ phù hợp đưa vào chính kịch hơn là một bộ phim như "Đất rừng phương Nam". Người Tây Nam Bộ có tính cách thật thà, chất phác. Họ có giảng đạo lý cũng đơn giản, mộc mạc, không cường điệu, khoa trương như diễn xuất và thoại của Trấn Thành.
Dĩ nhiên những người làm phim có quyền xây dựng một nhân vật bác Ba Phi hoàn toàn khác với nguyên mẫu vì hư cấu là điều cần thiết để đảm bảo tính sáng tạo của bộ phim điện ảnh. Nhưng vấn đề là hư cấu phải hợp lý, phải thuyết phục được số đông công chúng. Còn hư cấu không thành công, phá vỡ cả hình tượng nghệ thuật quen thuộc thì đó thuộc về lỗi của những người làm phim.

Bác Ba Phi do Trấn Thành đóng được coi "phá" nguyên tác
"Đất rừng phương Nam" có xuyên tạc lịch sử?
Đỉnh điểm của những ồn ào xung quanh "Đất rừng phương Nam" đó là chi tiết được cho là xuyên tạc lịch sử khi đề cao vị thế Thiên Địa Hội và Nghĩa Hòa Đoàn, hạ thấp vai trò Việt Minh...
Theo TS Hà Thanh Vân: "Những người làm phim hoàn toàn có thể chỉ tập trung làm phim về Thiên Địa Hội! Vì thực tế cũng có một khuynh hướng Thiên Địa Hội chống Pháp bên cạnh Thiên Địa Hội xã hội đen tư liệu lịch sử cho thấy. Và nếu đã dứt khoát lùi về giai đoạn nào đó không rõ trước năm 1945, thì chỉ cần làm phim về Thiên Địa Hội thôi, không cần thiết đưa vài nhân vật cách mạng mà tiêu biểu là anh Hai Thành (ba bé An) vào để như ngầm ý đối chọi, so sánh.
Xem bộ phim này, có thể thấy nổi lên hai tuyến nhân vật, hai tổ chức là Thiên Địa Hội, cách mạng và bé An chính là sợi dây liên kết giữa hai bên. Suốt cả phim thì toàn thấy hoạt động của Thiên Địa Hội; Bé An gia nhập, cắt máu ăn thề; Cướp pháp trường cứu Võ Tòng; Đánh nhau với giặc Pháp khắp nơi như "Nghĩa sĩ Cần Giuộc" thời xưa; Vượt ngục… Những nhân vật Thiên Địa Hội hiện lên là anh hùng mã thượng, nhân cách, khí tiết đủ cả.
Còn cán bộ cách mạng chỉ thấy đâu ngoài hai cuộc họp và vài lần xuất hiện mờ nhạt. Một cuộc họp chung với Thiên Địa Hội thì phía cách mạng không đáp ứng hỗ trợ Thiên Địa Hội. Một cuộc họp riêng thì kêu gọi anh Hai Thành đừng đi gặp con trai vì sợ bị lộ".
"Ở cảnh gần cuối phim, nhân vật Hai Thành giả làm cái ghế ngồi trên sân khấu, cho bé An đóng vai hoàng đế ngồi lên. Nhân vật cách mạng yêu nước Hai Thành thì núp dưới tấm khăn phủ, nhắc tuồng cho bé An đọc lên trên sân khấu. Xem cảnh này không rõ những người làm phim có dụng ý gì và rất dễ gây những liên tưởng không hay! Vì nếu diễn cảnh hai cha con phải làm vậy để gặp nhau thì hết sức lộ liễu và khiên cưỡng", TS Hà Thanh Vân đánh giá.

Trang phục của một số nhân vật, trong đó có nhân vật Bác Ba Phi do Trấn Thành đóng bị cho là có thiết kế không giống với áo bà ba truyền thống của người dân Nam Bộ
Bên cạnh đó, trang phục của một số nhân vật, trong đó có nhân vật Bác Ba Phi do Trấn Thành đóng bị cho là có thiết kế không giống với áo bà ba truyền thống của người dân Nam Bộ mà đậm tính cách tân. Ngay cả hình ảnh trong MV nhạc phim "Bài ca phương Nam", các diễn viên cũng khiến người xem ngỡ ngàng vì mặc trang phục không sát với bối cảnh mà tác phẩm văn học nhắc hay bộ phim nhắc đến. Ngay cả nhân vật do Trấn Thành đóng có cách quấn khăn rằn, rồi quàng chiếc khăn này...cũng bị "soi" là không giống với đời thực lúc bấy giờ, thậm chí nhiều người còn hài hước nói rằng chiếc khăn rằn mà anh sử dụng trong phim lẫn khi quay MV có khi là "đồ hiệu" nên trông hơi khác so với chiếc khăn rằn bình dân bình thường.
Trước những thắc mắc này, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng từng trả lời trên truyền thông, thừa nhận có những tranh cãi xung quanh bộ phim mà mình vừa dàn dựng. Theo đó, về một số chi tiết bị cho là chưa thuần Việt, vị đạo diễn này giải thích, phim đã thay đổi bối cánh, mốc thời gian so với bản tiểu thuyết, tức là thay vì bối cảnh những năm 1945 thì phiên bản điện ảnh giữ tinh thần bối cảnh của phiên bản phim truyền hình "Đất phương Nam", tức là lấy mốc thời gian trước năm 1930. Và với anh thì miền Tây là vùng đất du nhập nhiều người, nơi chào đón nhiều vùng miền, là nơi có sự hiện diện của nhiều cộng đồng văn hóa.
Về tranh cãi liên quan đến một số trang phục của diễn viên trong phim và khi quay MV nhạc phim, đạo diễn Nguyễn Quang Dũng bày tỏ quan điểm, MV chỉ là một bài hát, không phải phim, các diễn viên đến ghi hình, tự thoại, tự hát ca khúc và nếu trang phục, tạo hình cũng giống như trong phim nữa thì "khá chán". Trang phục của Trấn Thành chỉ đơn giản là nam diễn viên này "chọn một cái áo đẹp để quay thôi, cách đeo khăn rằn cũng chỉ là một yếu tố thời trang thôi, đâu có sao?".
Còn trang phục áo bà ba mà Trấn Thành mặc trong phim không giống với áo bà ba truyền thống, nam đạo diễn lý giải: "Phim không phải sách giáo khoa, không mang nhiệm vụ là tư liệu lịch sử", bản thân anh cũng tìm hiểu nhiều tài liệu, gặp nhiều người, có người nói thế này, có người nói thế khác, có những chi tiết làm chưa tới, nhưng nói chung anh và êkip đã làm những điều phù hợp với khả năng của đoàn phim.
Cục Điện ảnh thẩm định lại giữa lúc phim đang chiếu
Trước những phản hồi của khán giả, Bộ VHTTDL đã yêu cầu Cục Điện ảnh thẩm định lại "Đất rừng phương Nam", nhà sản xuất đề xuất chỉnh sửa một số lời thoại gây hiểu lầm về Nghĩa Hòa đoàn, Thiên Địa hội.
Trả lời truyền thông về việc nhà sản xuất phim vẫn chiếu "Đất rừng phương Nam" trong quá trình chỉnh sửa thoại phim gây tranh cãi, lãnh đạo Cục Điện ảnh cho biết trong cuộc họp ngày 14/10, Hội đồng thẩm định, phân loại phim và một số cơ quan, đơn vị chức năng đã thẩm định lại Đất rừng phương Nam theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ VHTTDL. Theo đó, Hội đồng khẳng định bộ phim Đất rừng phương Nam không vi phạm luật điện ảnh. Điều này cũng đồng nhất với quyết định của Hội đồng ngày 29/9.

Phim được khán giả đánh giá cao sự đầu tư chỉn chu của phim từ phần âm nhạc của nhạc sĩ Đức Trí đến những cảnh quay phim đẹp, trau chuốt từng khuôn hình.

Tuy nhiên nhà sản xuất chủ động đề xuất điều chỉnh một số lời thoại để tránh gây hiểu nhầm. Những hoạt động và lời thoại nhắc đến Nghĩa Hòa đoàn và Thiên Địa hội theo lý giải của nhà làm phim là hội nhóm tập hợp bởi một số người dân lao động sinh sống chủ yếu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên không liên quan đến phong trào có nguồn gốc tại Trung Quốc.
Thiên Địa hội cũng như Nghĩa Hòa đoàn trong phim Đất rừng phương Nam chỉ được những người dân yêu nước ở Nam Kỳ lúc đó mượn tên gọi để hoạt động độc lập ở Việt Nam. Vì thế nhà sản xuất đề xuất chỉnh sửa thành Chính nghĩa hội, Nam Hòa Đoàn.
Lãnh đạo Cục Điện ảnh cho rằng đó là thiện chí của nhà làm phim. Cục hy vọng nhà sản xuất sớm hoàn thành chỉnh sửa nội dung này để có thể chiếu bản phim đã điều chỉnh ở rạp trong thời gian sớm nhất có thể.

Vì sao Hải Tú bị gọi là 'nàng thơ thị phi' của Sơn Tùng M-TP?
Thế giới showbiz - 5 phút trướcSuốt 5 năm vào công ty của Sơn Tùng M-TP, Hải Tú vẫn luôn nhận được nhiều chú ý của khán giả nhưng không phải ở những sản phẩm nghệ thuật.

'Vua hề' từng sở hữu 90 cây vàng giờ trắng tay, sống đơn độc chẳng vợ con
Câu chuyện văn hóa - 24 phút trướcỞ tuổi 73, nam nghệ sĩ nổi tiếng một thời này vẫn sống một mình, không vợ con dù từng có quá khứ lừng lẫy, đào hoa.

Cuộc đời cay đắng 'ngủ công viên, khóc giữa đường' của diễn viên cao 1,5m Kim Đào
Thế giới showbiz - 1 giờ trướcKhông có tiền thuê phòng cả ngày, Kim Đào từng phải đưa con trai 4 tuổi ngồi xe buýt tránh nắng, khiến bé say nắng ói sốt.

'Trùm vai đểu' Minh Tuấn tiết lộ về hôn nhân ngọt ngào với Đại tá, NSND Ngọc Thư
Câu chuyện văn hóa - 3 giờ trướcNSƯT Minh Tuấn - "trùm vai đểu" màn ảnh Việt có cuộc tình đẹp 36 năm với Đại tá, NSND Ngọc Thư bắt đầu từ đôi tất len. Ngoài đời, anh là người chồng tâm lý, cha tận tụy.

Á hậu tuổi Ngọ sau 12 năm đăng quang: 4h30 dạy học tiếng Anh, tự nhận được gia đình nuôi ăn ngày 3 bữa
Giải trí - 14 giờ trướcGĐXH - Á hậu Nguyễn Thị Loan là người đẹp tuổi Ngọ có nhiều thành tích trong các cuộc thi nhan sắc nhưng dường như hào quang vương miện không đủ sức níu chân người đẹp trong làng giải trí.

Hoa hậu Việt Nam quê Đắk Lắk gây chú ý khi tiết lộ chuyện bạn trai
Giải trí - 15 giờ trướcGĐXH - Hoa hậu Việt Nam 2024 Hà Trúc Linh cho biết từng bị bố mẹ cấm yêu nhưng đến giờ lại giục "sao mãi không có bạn trai".

'Dịu dàng màu nắng' tập mới nhất: Lan Anh về thăm con, Nghĩa hụt hẫng thấy Xuân chăm sóc sếp Phong
Xem - nghe - đọc - 18 giờ trướcGĐXH - Trong tập 23 "Dịu dàng màu nắng", Xuân chăm sóc sếp Phong bị đau bụng khiến Nghĩa cảm thấy hụt hẫng lo lắng cho chuyện tình cảm của mình.

'Lộ' hình ảnh bất ngờ của Phương Oanh, khán giả háo hức chờ đợi điều đặc biệt sắp tới
Giải trí - 18 giờ trướcGĐHXH - Diễn viên Phương Oanh sắp tái xuất trong một dự án phim truyền hình, điều này khiến khán giả tò mò, háo hức chờ đợi.

Ca sĩ nổi đình đám thập niên 90 bỏ hát làm thầy giáo dạy toán, U60 vẫn độc thân
Câu chuyện văn hóa - 19 giờ trướcCuộc sống hiện tại của "ngôi sao Mưa bụi" - ca sĩ Mai Tuấn từng nổi đình nổi đám thập niên 90 vẫn khiến nhiều người hâm mộ tò mò.

Hoa khôi Hải Phòng - vợ Long Nhật gây sốc với diện mạo trẻ đẹp ở tuổi trung niên
Giải trí - 20 giờ trướcGĐXH - Long Nhật mới đây đã tiết lộ rõ thân thế lẫn tên thật của vợ với khán giả. Chị là hoa khôi có đôi mắt đẹp nhất trong cuộc thi Hoa khôi Hải Phòng năm 1998. Sau 27 năm, chị vẫn giữ được sắc vóc 'hack tuổi'.

Chân dung cô giáo mầm non quê Thanh Hóa vừa giành Á hậu 3 Mrs Grand Vietnam 2025
Giải tríGĐXH - Người đẹp xứ Thanh - Trương Thị Hải tỏa sáng tại đêm chung kết Mrs Grand Vietnam 2025 với ngôi vị Á hậu 3.