Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đau cơ khi tập gym có cần dùng thuốc?

Thứ bảy, 08:00 04/08/2018 | Sống khỏe

Cháu năm nay 18 tuổi. Cháu có tham gia tập gym. Tuy nhiên, cháu lại bị đau cơ, đau 1 tuần rồi mà không hết.

Mong bác sĩ tư vấn cho cháu có thể dùng thuốc gì để hết tình trạng này? Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ!

Nguyễn Thế Vinh (Lào Cai)

Đau cơ bắp là hiện tượng phổ biến ở những người tham gia tập luyện thể thao nói chung và thể hình (gym) nói riêng. Tình trạng này thường gặp ở những người mới tham gia tập luyện hoặc tập luyện trở lại sau thời gian nghỉ tương đối dài hay tập những bài tập mới, hình thức tập chưa quen, tập cường độ lớn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau cơ khi tập luyện thể thao như: Đau cơ xảy ra ngay khi đang tập có thể do chấn thương cơ. Trường hợp này thường chỉ đau một cơ hoặc một nhóm cơ. Cơ có hiện tượng căng, co rút, thậm chí đứt rách nếu có bầm tím lan rộng sau một vài ngày; Hoặc đau cơ do ứ đọng acid lactic trong cơ, thường xảy ra sau tập vài giờ đến 1-2 ngày. Có thể đau cơ bắp toàn thân hoặc đau các cơ tham gia nhiều vào vận động. Acid lactic là sản phẩm của quá trình chuyển hóa yếm khí (glucose phân yếm khí) để tạo ra năng lượng cung cấp cho hoạt động co cơ. Trong trường hợp này, chỉ cần nghỉ ngơi ít ngày, lượng acid lactic ứ đọng trong cơ được chuyển hóa hết, sẽ hết đau.

Tuy nhiên, nếu sau 1-2 ngày nghỉ ngơi, hiện tượng đau cơ không mất đi hoặc không giảm nhẹ, có hiện tượng sưng nóng nhẹ ở cơ, cần nghĩ đến những tổn thương sợi cơ (tế bào cơ) do tập luyện quá mức (quá sức), còn được gọi là đau nhức cơ trì hoãn khởi phát (Delayed Onset Muscle Soreness – DOMS).

Để giảm các cơn đau cơ, cần dừng tập ngay nếu đau cơ xảy ra trong lúc tập bởi đó có thể là một chấn thương cơ. Cũng dừng tập nếu đau cơ không do chấn thương nhưng không giảm sau 1-2 ngày. Liệu pháp RICE cần được sử dụng sớm gồm: nghỉ ngơi (Rest), chườm lạnh (Ice), băng ép (Compression) và nâng cao vùng tổn thương (Elevation). Tránh xoa nắn day ấn, tránh sử dụng các loại dầu, cao nóng bôi đắp. Cần khám để được tư vấn và điều trị thích hợp. Nếu đau cơ do ứ đọng acid lactic ngoài việc nghỉ ngơi thích hợp có thể massage nhẹ nhàng, ngâm nước ấm/lạnh xen kẽ giúp tăng cường lưu thông máu, tăng nhanh chuyển hóa lactates.

Trường hợp đau nhiều, cần dùng thêm một số thuốc theo chỉ định của bác sĩ như các thuốc giảm đau acetaminophen (paracetamol đơn thuần hoặc paracetamol phối hợp với codein...; thuốc giảm đau kháng viêm: diclofenac, meloxicam, ibuprofen...; thuốc giãn cơ eperisone; bổ sung magne giúp thư giãn, giảm đau nhức, căng cơ hoặc thuốc citrulline malleate (stimol) giúp tăng cường khả năng hoạt động và sức chịu đựng của cơ bắp.

Tóm lại, bạn cần tập luyện phù hợp với năng lực vận động, đúng kỹ thuật, khởi động kỹ, thả lỏng - giãn cơ sau tập; đảm bảo thời gian nghỉ đủ, bổ sung nước uống và dinh dưỡng thích hợp sẽ phòng tránh được đau cơ do tập luyện.

Theo TS.BS. Phạm Quang Thuận/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì món 'khoái khẩu' nhiều người Việt hay ăn

Người đàn ông nhập viện cấp cứu vì món 'khoái khẩu' nhiều người Việt hay ăn

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Sau ăn tiết canh, người bệnh mệt mỏi, xuất hiện mảng bầm tím vùng đùi trái và nhiều mảng bầm tím ở vùng ngực.

Hàng triệu người dân Thủ đô đón tin vui khi sắp hưởng lợi liên quan đến sức khỏe

Hàng triệu người dân Thủ đô đón tin vui khi sắp hưởng lợi liên quan đến sức khỏe

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 28/6, nền tảng hồ sơ sức khỏe điện tử sẽ được UBND TP Hà Nội chính thức ra mắt, vận hành. Hình thức này sẽ đem lại nhiều tiện ích cho người dân và các bác sỹ, thầy thuốc...

Xăm môi làm đẹp, không ngờ nhập viện khẩn

Xăm môi làm đẹp, không ngờ nhập viện khẩn

Y tế - 3 giờ trước

Nhiều chị em đi xăm môi với hy vọng làm đẹp nhưng không ngờ phải chịu hậu quả biến chứng nặng nề, khó hồi phục.

5 loại thực phẩm chua tốt cho gan nên ăn nhiều vào mùa hè

5 loại thực phẩm chua tốt cho gan nên ăn nhiều vào mùa hè

Sống khỏe - 4 giờ trước

Vào mùa hè nóng bức, cơ thể dễ mất nước và mệt mỏi. Do đó, việc bổ sung các loại thực phẩm có vị chua vào chế độ ăn uống là một lựa chọn tốt để giúp giải nhiệt, thanh mát cơ thể và tăng cường sức khỏe.

Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Uống bột sắn dây sống hay chín tốt hơn?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trong y học cổ truyền, sắn dây có vị ngọt, tính mát, có công dụng giải cơ thoái nhiệt, phát biểu thấu chẩn, sinh tân chỉ khát, thăng dương chỉ tả...

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Tưởng u thận, người phụ nữ 66 tuổi tá hỏa khi bác sĩ lấy ra dị vật này khỏi ổ bụng suốt 14 năm

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Sau khi giải phẫu bệnh, các bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân có khối viêm xơ hoá, thoái hoá giả u thận do dị vật – là gạc phẫu thuật còn sót trong ổ bụng bệnh nhân sau phẫu thuật 14 năm trước.

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

6 loại giun sán ký sinh trong cơ thể người phụ nữ

Y tế - 4 giờ trước

Người phụ nữ đi khám sức khoẻ định kỳ phát hiện dương tính với 6 loại ký sinh trùng.

Bệnh đột quỵ không chừa ai, kể cả trẻ em

Bệnh đột quỵ không chừa ai, kể cả trẻ em

Sống khỏe - 4 giờ trước

Nhiều người cho rằng đột quỵ chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, nhưng trên thực tế đột quỵ cũng xảy ra ở cả trẻ em. Hiện nay, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh chiếm khoảng 10% các ca đột quỵ và con số này đang ngày một tăng lên.

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

Cô gái 22 tuổi mắc ung thư máu chia sẻ hãy từ bỏ ngay 3 thói quen gây bệnh này

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Vượt qua cảm xúc tiêu cực khi phát hiện mình mắc ung thư máu, cô gái 22 tuổi đã chủ động tìm hiểu chi tiết về căn bệnh của mình.

Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Cách phòng tránh say nắng vào mùa hè

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mùa hè là mùa của những hoạt động sôi nổi, nhưng cũng là mùa tiềm ẩn nguy cơ say nắng, đặc biệt là đối với trẻ em và người cao tuổi. Hiện nay, số ca nhập viện do say nắng tăng cao vào những tháng hè nóng bức, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người.

Top