Đau đớn hơn khi chia sẻ chuyện buồn trên mạng
Các chuyên gia cho rằng việc chia sẻ câu chuyện của bản thân lên mạng không mang lại hiệu quả thực sự bằng một cuộc gặp trực tiếp. Điều đó khiến người dùng cảm thấy cô đơn hơn.

Mạng xã hội không thể thay thế các kết nối trong đời sống thực.
Khi em gái đột ngột qua đời vào tháng 10/2022, Adele Walton, cây viết của Refinery29 , nhận được lời hỏi thăm từ rất nhiều bạn bè, cả mới lẫn cũ.
Những tin nhắn yêu thương và chia buồn đã xoa dịu phần nào nỗi đau của Walton. Là thế hệ Millennials, sinh ra giữa thời kỳ Instagram nổi lên, cô chia sẻ mọi sự kiện quan trọng trong cuộc đời trên trang cá nhân của mình.
Từ giành chiến thắng trong các cuộc đua chèo thuyền, nhận nuôi thú cưng, vũ hội, chạy 10 km để làm từ thiện, đậu đại học, chuyển chỗ ở sang Thổ Nhĩ Kỳ, lễ tốt nghiệp đến các ngày đặc biệt - tất cả đều được đưa lên mạng.
“Việc đăng những bức ảnh kỷ niệm khi em gái còn sống giống như một lời thừa nhận với bạn bè rằng tôi cần sự hỗ trợ của họ để vượt qua nỗi đau này”, Walton bày tỏ.
Kỳ vọng vào sự quan tâm "ảo"
Theo định kỳ, Walton sẽ cập nhật những tấm hình hoặc ký ức chợt thoáng qua trong đầu lên trang cá nhân và sử dụng mỗi bài đăng để bộc lộ cảm xúc của bản thân - khao khát, yêu thương, buồn bã, hối tiếc.
Nhưng sau vài tháng, khi không còn gì để đăng tải, cô dần cảm thấy lạc lõng và cô đơn hơn bao giờ hết.
“Khi có chuyện buồn, thay vì liên lạc với bạn bè và những người thân yêu để truyền đạt những gì tôi cần từ họ trong cuộc sống thực, tôi đã gặm nhấm nỗi đau thông qua sự hiện diện của mình trên mạng xã hội. Sự kết nối này trống rỗng hơn là những cuộc trò chuyện hai chiều”, cô nói.
Walton nhận ra rằng không phải ai cũng lên mạng thường xuyên để kiểm tra hoạt động của người khác. Điều này dẫn đến các kỳ vọng không thực tế và cảm giác sai lệch về những gì tạo nên một người bạn tốt hoặc mối quan hệ thân thiết.

Việc đánh giá sự quan tâm, lòng tốt của ai đó dựa trên tin nhắn, thời gian hoạt động trực tuyến có thể dẫn đến các quyết định sai lầm. Ảnh: Bustle.
Theo các chuyên gia, bất kỳ ai cũng dễ rơi vào trạng thái phân tích và xếp hạng tình bạn dựa trên hoạt động trực tuyến của họ. Khi xem xét ai đó dành bao nhiêu thời gian cho mình thông qua tin nhắn, cuộc gọi như một chỉ số để thể hiện mức độ quan tâm, điều này có thể làm giảm tình bạn và đưa ra các quyết định sai lầm.
Neema Githere, một nghệ sĩ và nhà lý thuyết, cho biết mạng xã hội đang khiến nhiều người đánh mất bạn bè bằng cách “đóng khung” mối quan hệ trong các thước đo giá trị tư bản, dựa trên các con số.
"Instagram nói riêng đã đặt những lo lắng và sự tiêu cực của người dùng lên những tiêu chí hàng đầu trong mô hình kinh doanh. Điều đó có thể làm lan rộng thái độ phán xét, căm thù trên diện rộng. Chúng ta cần loại bỏ các yếu tố này khi sử dụng để không ảnh hưởng đến các mối quan hệ", Githere nhận xét.
Walton cũng đồng tình với kiến trên. Việc bộc lộ sự đau buồn trên các diễn đàn trực tuyến mang đến cho cô những ảo tưởng về sự gần gũi và che chở không có tính hiệu quả.
Mặc dù bạn bè vẫn bình luận với các bài đăng mới, Walton cho rằng không có tương tác nào đủ thỏa mãn theo ý cô.
Mất kết nối trong cuộc sống thực
Safiya U. Noble , tác giả của cuốn sách “Algorithms of Oppression”, tin rằng trải nghiệm của người dùng đang bị đem bán.
“Khi mọi người đắm mình trong thế giới ảo, cuộc sống thực sẽ trở nên xa tầm với và kết quả là bỏ lỡ những kết nối thực sự hữu hiệu. Đồng thời, trong lúc dành quá nhiều thời gian trên mạng, chúng ta có thể quên mất sự hiện diện cần thiết khi những người xung quanh gặp khó khăn”, Safiya cho hay.
Đối với Yasmin Elizabeth, chủ sở hữu tài khoản Pick Me Up Inc, việc thực hiện các khoảng nghỉ trên mạng xã hội hàng tháng đã giúp cô hiểu ra rằng hành vi, kỳ vọng online là không có thật và không nên nội tâm hóa chúng.
“Thế hệ hiện nay có nhiều bạn bè nhất nhưng lại là những người cô đơn nhất. Internet đã lấy đi giá trị của sự tương tác đích thực vì mọi người rất dễ tiếp cận nên chúng ta coi đó là điều hiển nhiên”.
Kể từ khi đại dịch bùng phát và thời kỳ giao tiếp kỹ thuật số lên ngôi, Walton cho rằng sự kết nối tình cảm không còn được duy trì theo cách truyền thống như trước đây, khi cô còn đi học và có thể gặp bạn bè thường xuyên mà không cần phải lên lịch.

Các chuyên gia cho biết việc sử dụng mạng xã hội quá lâu có thể khiến người dùng cảm thấy cô đơn. Ảnh: New York Times.
“Là một người làm việc tại nhà và sống ở vùng khác, cách xa nhóm bạn, tôi nhận ra tình bạn của mình có thể dễ dàng phát triển thành những cuộc trao đổi chỉ tồn tại trực tuyến nếu không cố gắng gặp nhau”, nữ phóng viên chia sẻ.
Gần đây, cô đã sắp xếp cuộc hẹn đi du lịch với cô bạn thân để bù đắp khoảng thời gian đã mất. Walton rút ra rằng không thể dựa vào các tin nhắn để đáp ứng nhu cầu xã hội phức tạp và mong muốn tình cảm của bản thân bằng việc chia sẻ các câu chuyện lên mạng.
Phương tiện truyền thông nên là một phần bổ sung cho các mối quan hệ chứ không phải yếu tố thay thế cho kết nối thực.
Tương tác và trò chuyện online không bao giờ có thể so sánh với thời gian chất lượng của các gặp trực tiếp.
“Sau khi mất em gái, tôi bị giằng xé bởi những nhận thức mâu thuẫn về tình bạn của mình, khao khát việc được ai đó liên hệ. Nhưng tôi biết rằng một cuộc trò chuyện, vài dòng tin nhắn sẽ không thể xoa dịu cảm giác khó chịu trong lòng. Sự trống rỗng mà tôi cảm thấy không phải lỗi của họ mà là do mạng xã hội đã khiến tôi cảm thấy như vậy”.

5 điểm nhấn trong cách giao tiếp khiến ai cũng muốn kết giao của người thông minh, EQ cao
Gia đình - 2 giờ trướcGĐXH - Nếu quan sát kỹ hơn, bạn sẽ phát hiện đa phần những người có EQ cao đều biết cách nói chuyện, giao tiếp tài tình khiến ai cũng muốn gặp gỡ và gắn bó.

Phim 'Sex Education' chỉ ra 7 bài học quý giá về tình yêu và sự trưởng thành
Gia đình - 4 giờ trướcGĐXH - Những bài học rút ra từ bộ phim truyền hình 'Sex Education' không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về tình yêu mà còn mở ra những góc nhìn mới mẻ về giáo dục giới tính trong xã hội hiện đại.

Mẹ mang nhóm máu nào thì con sinh ra sẽ có IQ hơn người?
Nuôi dạy con - 4 giờ trướcGĐXH - Không phải ai cũng biết rằng trẻ không tự thông minh mà sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, chế độ dinh dưỡng, môi trường giáo dục… Trong đó, nhóm máu của người mẹ cũng có phần quyết định IQ của con.

Mẹ chồng cho con dâu 2 cây vàng sau đền bù đất, cầm chưa nóng tay bà hàng xóm đã nói nhỏ 1 câu tức điên người
Gia đình - 4 giờ trướcSau hơn 10 năm chung sống, hành động của mẹ chồng đã khiến nàng dâu chết lặng. Hóa ra với bà, cô con dâu út chỉ là người "ở trọ trong lòng mẹ" mà thôi.

5 chòm sao luôn sống hết mình để không phải hối hận khi nhìn lại
Gia đình - 7 giờ trướcGĐXH - Những chòm sao này là những người lạc quan với cuộc sống, luôn nhiệt huyết với những gì họ làm.

Người phụ nữ Indonesia hạnh phúc vì có mẹ chồng Việt Nam tâm lý, yêu thương
Chuyện vợ chồng - 10 giờ trướcLàm dâu ở Việt Nam, cô gái Indonesia có những trải nghiệm đáng nhớ. Cô được bố chồng quý mến, mẹ chồng lo lắng nên rất yêu cuộc sống nơi đây.

Anh rể tôi không nghề ngỗng gì nhưng lúc nào cũng nói chuyện tiền tỷ, tôi không mua ô tô thì bị mỉa mai "đi xe máy hèn con người ra"
Gia đình - 22 giờ trướcAnh rể tôi sống theo triết lý "tiền có hay không không quan trọng, quan trọng là phải biết tỏ ra mình nhiều tiền".

Harvard: Một điều cha mẹ làm cho con từ lúc 4 tuổi sẽ giúp đứa trẻ cực kì thành công trong tương lai
Nuôi dạy con - 23 giờ trướcGĐXH - Đây chính là vũ khí bí mật để nuôi dạy những đứa trẻ xuất sắc - điều đã được các nhà khoa học của Đại học Harvard nghiên cứu và kết luận.

Top con giáp ghen tuông mù quáng
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Trong 12 con giáp, con giáp nào trời sinh có máu hay ghen, động tí là ghen đỏ mắt?

Chê con dâu không xứng, 1 tuần sau mẹ chồng đến tận nhà thông gia xin lỗi
Gia đình - 1 ngày trướcNhững lời mẹ chồng nói như dao cứa vào tim tôi, phủi sạch những năm tháng tôi tần tảo, hết lòng vì gia đình bà.

2 chị em rủ nhau về quê xây nhà để nghỉ hưu: Chưa đầy 1 năm đã “đường ai nấy đi”, khó có thể nói chuyện
Gia đìnhBan đầu, cuộc sống diễn ra như trong mơ. Song theo thời gian, bất đồng dần xuất hiện với những lý do đến người trong cuộc cũng chẳng thể ngờ được.