Dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh tim rất dễ nhầm với bệnh khác, tuyệt đối không thể bỏ qua
GiadinhNet - Nhiều người nghĩ rằng, bệnh tim là đau ở vị trí tim. Thế nhưng trên thực tế, những cơn đau thắt ngực hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim thường không biểu hiện bằng đau ngực hoặc đau trước tim mà đau ở các bộ phận khác.
Thời tiết lạnh khiến mạch máu co lại. Đây là cách để cơ thể giữ ổn định thân nhiệt khi thời tiết thay đổi. Vì các mạch máu co lại nên lượng máu ở những mạch máu này sẽ chảy đến các bộ phận khác.
Kết quả sẽ gây áp lực lên tim, khiến tim phải co bóp nhiều hơn để bơm máu giàu ô xy đi khắp cơ thể, từ đó sẽ làm tăng huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông. Đây là 2 yếu tố làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.

Ảnh minh họa
Các chuyên gia khuyến cáo, khi xuất hiện cơn đau tức ngực hay đau chỗ vị trí tim là biểu hiện thường gặp nhất của nhồi máu cơ tim. Đây là những cơn đau khiến người bệnh có cảm giác như quặn thắt hoặc nghẹt thở. Nếu cơn đau thắt ngực này kéo dài hơn 15 phút, không thuyên giảm thì hãy nghi ngờ đó là dấu hiệu của nhồi máu cơ tim. Lúc này, bạn cần ngồi im hoặc nằm, không cử động và gọi xe cấp cứu ngay lập tức.
Ngoài dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim rất dễ nhầm lẫn với cách bệnh khác, điển hình như:
Đau một số bộ phận khác
Một số người đã từng nhiều lần bị đau thắt ngực nhưng lại không hề quan tâm nguyên nhân do đâu. Họ nghĩ rằng, bệnh tim là đau ở vị trí tim. Thế nhưng trên thực tế, những cơn đau thắt ngực hoặc thiếu máu cục bộ cơ tim thường không biểu hiện bằng đau ngực hoặc đau trước tim mà đau ở các bộ phận khác.
Ví dụ, đau đầu, đau răng, đau lưng, đau vai, đau bụng trên, đau cánh tay, tất cả đều có thể là do bệnh nhồi máu cơ tim gây ra.
Tức ngực và khó thở
Trên thực tế, nhiều trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim có biểu hiện tức ngực và nghẹt thở. Nếu như tình trạng này diễn ra từng đợt, 3-5 phút một lần, có thể lên đến 10 phút, hoặc xảy ra khi vận động, sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi và thuyên giảm sau vài phút, bạn nên nghi ngờ đó là do thiếu máu cơ tim, cần đi khám ngay.

Ảnh minh họa
Nghẹn cổ họng
Một biểu hiện thường gặp khác của bệnh thiếu máu cơ tim là cảm giác như nghẹn cổ họng đến khó thở, như thể có ai đó đang bóp cổ mình. Tình trạng thở hổn hển lúc này có thể thuyên giảm trong vài phút mỗi lần hoặc kèm theo cảm giác có đá đè vào ngực, nó cũng bị nghi ngờ là do thiếu máu cục và nhồi máu cơ tim.
Ho kéo dài
Ho thường liên quan đến bệnh hô hấp nhưng nó cũng là dấu hiệu của bệnh tim. Ho ra chất nhầy màu trắng hồng hoặc trắng là dấu hiệu của bệnh suy tim. Nguyên nhân là do tim không thể tiếp tục bơm máu đi khắp cơ thể và máu bị rò rỉ trở lại phổi. Khi thấy hiện tượng này, hãy đi kiểm ta tim, phổi ngay lập tức.
Đau nửa đầu
Một nghiên cứu tại Đan Mạch đăng trên tạp chí Y khoa Anh quốc BMJ cho thấy người có chứng đau nửa đầu làm gia tăng nguy cơ phát triển các vấn đề về tim mạch bao gồm đau tim, đột quỵ, rung nhĩ, hình thành cục máu đông trong tĩnh mạch.
Một giả thuyết khác cho hiện tượng đau nửa đầu ở người mắc bệnh tim: đó có thể là kết quả của sự mất cân bằng hệ thần kinh tự chủ.
Mời bạn đọc xem video đang được nhiều người quan tâm!
5 việc nhất định phải làm sau tuổi 30

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Công thức đi bộ 5-4-5 là gì, tại sao lại giúp chúng ta sống lâu hơn?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcĐi bộ là hình thức tập thể dục đơn giản nhất, nhưng bí quyết để làm cho nó hiệu quả hơn không phải là đi bộ nhiều hơn mà là đi bộ thông minh hơn…

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Người phụ nữ mắc bệnh tiểu đường cải thiện chứng mệt mỏi, ổn định đường huyết nhờ làm việc này
Bệnh thường gặpGĐXH - Sau khi được hướng dẫn lại kỹ thuật tiêm Insulin, điều chỉnh vị trí tiêm do trước đây thực hiện chưa đúng... người bệnh đã cải thiện chứng thường xuyên mệt mỏi, đường huyết thất thường...