Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu có thể bạn đã bị ung thư đại tràng, đừng bỏ qua kẻo 'ân hận mấy cũng muộn'

Thứ ba, 09:30 10/05/2022 | Sống khỏe

Ung thư đại tràng gây tử vong cao thứ 4 trên thế giới sau ung thư phổi, dạ dày và gan. Thế nhưng, nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ được chữa khỏi lên tới 90%. Nhiều người đã sống khỏe mạnh hơn 20 năm sau khi phát hiện bệnh.

Ung thư đại tràng được xếp vào nhóm có tỷ lệ mắc cao thứ 3 trong số các loại ung thư đường tiêu hóa. Ở giai đoạn giữa và cuối thường biểu hiện với một số triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, máu đặc... Căn bệnh này sẽ kéo theo hàng loạt vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt và học tập, làm việc bình thường của người bệnh.

Dưới đây là một số dấu hiệu tưởng bình thường nhưng lại rất nghiêm trọng ngầm cảnh báo bệnh ung thư đại tràng đã xuất hiện trong cơ thể bạn.

Thay đổi thói quen đi đại tiện

Ung thư đại tràng trong giai đoạn đầu thường có biểu hiện phân loãng, có lẫn mủ và máu, thậm chí số lần đi tiểu cũng tăng lên. Khi khối u tiếp tục to lên sẽ gây ảnh hưởng đến đường bài tiết của người bệnh, gây ra tình trạng tiêu chảy, táo bón xen kẽ. Tình trạng khó đi đại tiện dần tăng lên nhiều và cứ ngày càng nặng hơn theo sự phát triển của bệnh. Ngoài ra, nếu vị trí của khối u thấp thì triệu chứng đi đại tiện gấp cũng có thể xảy ra.

Khó tiêu

Người mắc ung thư đại tràng cũng có thể gặp vấn đề suy giảm chức năng tiêu hóa, dẫn đến hiện tượng khó tiêu. Vì vậy, nếu nhận thấy khả năng tiêu hóa bị giảm sút thì nên tìm hiểu kỹ nguyên nhân, trong trường hợp có liên quan đến ung thư đại tràng thì cần tiến hành điều trị kịp thời.

Dấu hiệu có thể bạn đã bị ung thư đại tràng, đừng bỏ qua kẻo 'ân hận mấy cũng muộn' - Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Ngộ độc

Các triệu chứng của ung thư đại tràng trong giai đoạn đầu cũng rất giống với tình trạng ngộ độc, có thể kể đến thiếu máu, sốt nhẹ, mệt mỏi, sụt cân, sưng phù... Thiếu máu và sụt cân trong thời gian ngắn là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của ung thư đại tràng giai đoạn đầu.

Sụt cân không rõ lý do

Mặc dù các triệu chứng của ung thư đại tràng trong giai đoạn đầu không rõ ràng nhưng bạn sẽ thấy một số thay đổi khác nhau trên cơ thể. Ví dụ như cân nặng bắt đầu giảm do chức năng đường ruột suy giảm trong quá trình phát triển của bệnh ung thư đại tràng nên việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng bị cản trở.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển tế bào ung thư rất dễ cạnh tranh chất dinh dưỡng với tế bào bình thường, nếu không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, bệnh nhân có thể bị sụt cân. Nếu cân nặng thay đổi và có chiều hướng giảm, bạn cần cảnh giác với bệnh ung thư đại tràng.

Dễ bị đầy hơi

Ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư đại tràng, một số người sẽ cảm thấy chướng bụng, đây cũng là hiện tượng có thể gặp ở giai đoạn đầu của bệnh. Lúc này, chức năng đường ruột cũng bị suy giảm, quá trình tiêu hóa thức ăn có thể bị cản trở làm gánh nặng tiêu hóa tăng lên, dẫn đến hiện tượng đầy hơi, chướng bụng.

Do đó, cần xác định rõ triệu chứng chướng bụng mà bạn đang gặp phải. Nếu là do ung thư đại tràng thì cần phải điều trị kịp thời để phục hồi chức năng đường ruột. Điều này sẽ ngăn chặn các triệu chứng đầy hơi kéo dài.

Rối loạn tiêu hóa kéo dài

Bệnh ung thư đại trực tràng có biểu hiện ở mọi bộ phận liên quan đến đường tiêu hóa. Một số dấu hiệu thường gặp như hơi thở hôi, hay ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đau quặn bụng, đau râm ran là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn. Song một vài trường hợp, nó báo hiệu sự tồn tại của các khối u ở dạ dày - ruột.

Chán ăn, khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không ngon là tình trạng thường thấy ở người bệnh ung thư đại tràng. Tình trạng này kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi, sút cân.

Người bị ung thư đại trực tràng bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài nhiều lần trong ngày rất giống với triệu chứng bệnh lị. Tuy nhiên, người mắc bệnh lị có thể điều trị bằng cách dùng kháng sinh, còn loại thuốc này không có tác dụng với bệnh nhân ung thư đại trực tràng.

Các rối loạn liên quan bài tiết phân

Đại tràng là cơ quan bài tiết phân trong quá trình tiêu hóa, nên ở giai đoạn sớm, người bệnh thường hay bị chứng rối loạn đại tiện, bài tiết phân như đi táo, đi lỏng thất thường, tình trạng này kéo dài.

Ung thư đại trực tràng thường khiến người bệnh đau quặn, mót rặn, khó chịu khi đi ngoài. Khi đi đại tiện, người bệnh thường bị đau quặn, mót rặn, phân nhày mũi máu và phân nát, phân hình lá lúa (do phân phải đi qua khối u), đi xong vẫn muốn rặn tiếp.

Phân mỏng, hẹp so với bình thường

Kích thước của chất thải cũng giúp phát hiện những bất thường trong hệ tiêu hóa. Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản giống như một khối u khiến phân bị chặn lại. Nếu phân có kích thước mỏng như một chiếc bút chì hoặc có hình lá lúa do phải đi qua khối u thì cần đề cao cảnh giác.

Xuất hiện máu trong phân

Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân. Một số trường hợp, ở giai đoạn cuối bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống, toàn thân gầy đi, số lần đại tiện tăng lên, khi táo bón, khi tiêu chảy.

Mệt mỏi và suy nhược

Đây là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư nhưng lại dễ bị bỏ qua nhất. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.

Ngoài các triệu chứng nêu trên, khi ung thư muộn thì có người sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần…

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư đại tràng

Những người trên 50 tuổi tuổi: 90% ung thư đại tràng ở người trên 50 tuổi

Tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng hoặc polyp

Người tiếp xúc với chất gây ung thư trong môi trường hoặc thói quen ăn uống hay lối sống

Đàn ông nhiều nguy cơ bị bệnh hơn so với phụ nữ

Người mắc bệnh viêm ruột, Crohn hoặc viêm loét đại tràng

Người mắc bệnh tiểu đường.

Hút thuốc lá: Đặc biệt là những người đã hút thuốc trong nhiều năm.

Uống rượu: Nghiên cứu cho thấy một liên kết giữa việc tiêu thụ rượu (ngay cả khi nó là trung bình) và một số loại ung thư vú, đại tràng và trực tràng, thực quản, thanh quản, gan, miệng - họng

Bệnh béo phì và thừa cân

Không hoạt động thể lực

Chế độ ăn giàu thịt đỏ, thịt chế biến và ít trái cây, rau

Sống và làm việc ở môi trường thiếu ánh sáng tự nhiên.

Cách phòng ngừa ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng thường bắt đầu lành tính (gọi là polyp). Polyp không phải là u nhưng là một tổn thương có hình dạng giống như một khối u, có cuống hoặc không, do niêm mạc đại tràng và tổ chức dưới niêm mạc tăng sinh tạo thành. Polyp không phải là ung thư nhưng chúng có thể phát triển thành ung thư sau một thời gian dài.

Kiểm tra đại trực tràng thường xuyên là một trong những cách tốt nhất để phòng tránh ung thư. Polyp tiền ung thư thường không biểu hiện triệu chứng, có thể được tìm thấy qua nội soi đại tràng vài năm trước khi ung thư xâm lấn phát triển. Kiểm tra sàng lọc cũng tìm thấy được polyp tiền ung thư và cắt bỏ trước khi nó trở thành ung thư. Đây được xem là cách phòng bệnh cụ thể nhất.

Ung thư đại tràng có thể phòng tránh được thông qua thói quen ăn uống lành mạnh. Có nhiều yếu tố nguy cơ mà mọi người có thể phòng tránh được như:

Các loại thịt đỏ (thịt bò, thịt cừu) được xem là có liên quan mật thiết đến ung thư đại tràng. Ăn khoảng 160g/ngày hoặc chế độ ăn với thịt quá 5 lần/tuần có nguy cơ cao gấp 3 lần. Dưới hình thức chiên, nướng, thịt xông khói, dăm bông, xúc xích, chất đạm sẽ làm tăng yếu tố sinh ung thư, còn mỡ sẽ bị chuyển hóa bởi vi khuẩn trong lòng ruột, làm tăng sản các tế bào biểu mô bất thường và phát triển thành ung thư. Ăn nhiều thịt, mỡ, đạm, ít chất xơ dễ dẫn đến béo phì và có nguy cơ cao gây ung thư đại tràng, nên cần thay đổi chế độ ăn khoa học hơn để phòng bệnh.

Các thức ăn chứa nhiều chất xơ (rau xanh, trái cây) giúp làm giảm nguy cơ này vì chất xơ giúp gia tăng tiêu thụ acid folic, gia tăng kết hợp chất xơ với các yếu tố sinh ung thư dẫn đến việc loại khỏi lòng ruột sớm vì giảm thời gian ứ đọng phân. Ngoài ra, chất xơ làm giảm pH trong lòng đại tràng và tăng sản xuất các acid béo chuỗi ngắn và yếu tố vi lượng chống hiện tượng ôxy hóa.

Các loại nước uống chứa cồn làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Thuốc lá được biết đến như là những “sát thủ” của bệnh lý tim mạch hay ung thư phổi. Gần đây nó được công nhận là những yếu tố nguy cơ rất quan trọng gây ung thư đại tràng cho cả hai giới, nhất là khi kết hợp với rượu bia.

Hoạt động thể lực, vận động hay luyện tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại tràng.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con

Lý do những bà mẹ bị trầm cảm sau sinh cần được tăng cường kết nối mẹ - con

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Những ảnh hưởng của trầm cảm sau sinh có thể làm gián đoạn mối liên kết giữa người mẹ và em bé. Nhưng chính sự gắn kết an toàn giữa mẹ và con có thể làm giảm tác động lâu dài của chứng trầm cảm sau sinh đối với sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ.

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống

Y tế - 2 giờ trước

Từ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 56 tuổi bị nhồi máu cơ tim thừa nhận 30 năm làm 1 việc sai lầm mà nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông bị nhồi máu cơ tim có bệnh nền tăng huyết áp, đang điều trị bằng thuốc nhưng không tái khám định kỳ và có thói quen hút thuốc lá trong suốt 30 năm nay.

6 lựa chọn sữa tốt cho sức khỏe

6 lựa chọn sữa tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 6 giờ trước

Tất cả các loại sữa và sản phẩm thay thế sữa đều mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau. Dưới đây là 6 lựa chọn sữa lành mạnh tốt cho sức khỏe.

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

5 lợi ích của trà xanh đối với người đái tháo đường

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Trà xanh là một loại đồ uống mang đến nhiều lợi ích sức khỏe, đặc biệt với bệnh đái tháo đường. Hãy cùng khám phá về vai trò tiềm năng của loại thức uống này trong việc kiểm soát đường huyết và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những bệnh nhân đái tháo đường.

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng, bố mẹ cần biết điều này để bảo vệ con

Bệnh tay chân miệng đang gia tăng, bố mẹ cần biết điều này để bảo vệ con

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh tay chân miệng đang là vấn đề y tế công cộng đáng quan tâm bởi đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đối với trẻ em dưới 5 tuổi.

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế

8 dấu hiệu cảnh báo bạn đang ăn quá nhiều carbohydrate tinh chế

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

Khi nạp quá nhiều carbohydrate tinh chế, cơ thể sẽ có một số phản ứng như mụn trứng cá, tăng cân hay tình trạng mất năng lượng. Chuyên gia dinh dưỡng sẽ tiết lộ những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều loại carbohydrate này.

Người đàn ông 58 tuổi phát hiện viêm túi thừa đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông 58 tuổi phát hiện viêm túi thừa đại tràng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - 3 ngày nay, người đàn ông bị viêm túi thừa đại tràng có xuất hiện đau bụng âm ỉ quanh rốn và mạn sườn phải, thỉnh thoảng đau thành cơn, đại tiện phân lỏng 1-2 lần/ngày...

Người đàn ông ở Quảng Ninh mắc đồng thời 2 ung thư ống tiêu hóa hồi phục nhờ làm việc này

Người đàn ông ở Quảng Ninh mắc đồng thời 2 ung thư ống tiêu hóa hồi phục nhờ làm việc này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Mắc đa ung thư giai đoạn muộn phức tạp và nặng nề, các bác sĩ đã quyết định phương án điều trị kết hợp giữa phẫu thuật điều trị triệt căn và đốt u gan bằng vi sóng trong cùng một cuộc mổ...

Ăn thịt gà sai cách dễ rước họa, 4 lưu ý khi dùng

Ăn thịt gà sai cách dễ rước họa, 4 lưu ý khi dùng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt gà là nguồn cung cấp phong phú các chất dinh dưỡng như đạm, các khoáng chất sắt, kẽm, phốt pho. Tuy nhiên, ăn thực phẩm này sai cách có thể gây rắc rối cho sức khỏe.

Top