Dấu hiệu ở chân báo động đường trong máu tăng vọt
Nếu chân thường xuyên bị tê, vết thương lâu lành, da đổi màu, bạn cần đề phòng nguy cơ bị bệnh tiểu đường.

Chân tê bì là dấu hiệu phổ biến ở nhiều bệnh nhân tiểu đường. Ảnh: Dvpainandspine.
Thế giới có hơn 500 triệu bệnh nhân tiểu đường (số liệu năm 2021). Nhiều người có lượng đường trong máu cao bất thường và cơ thể phát ra tín hiệu báo động nhưng họ không đến bệnh viện khám. Một số người đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường không muốn hoặc quên dùng thuốc.
Đường huyết tăng cao trong một hai ngày sẽ không gây hại cho bạn, nhưng nếu kéo dài 1-2 tháng, 1-2 năm sẽ khiến cơ thể tổn thương. Điều tệ nhất của bệnh tiểu đường là gây ra các biến chứng như mù lòa, tổn thương tim, cắt cụt tay chân.
Đôi chân được gọi là máy đo đường huyết. Khi lượng đường trong máu không được kiểm soát tốt, chân sẽ có dấu hiệu bất thường.
Tê chân
Tăng đường huyết có thể gây tổn thương lớn cho dây thần kinh, dễ dẫn đến bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường. Khi đó, bệnh nhân sẽ bị tổn thương dây thần kinh ở chân.
Theo Mayo Clinic, tùy thuộc vào các dây thần kinh bị ảnh hưởng, triệu chứng bao gồm đau và tê ở bàn chân và bàn tay. Bệnh cũng có thể gây ra các vấn đề với hệ tiêu hóa, đường tiết niệu, mạch máu và tim. Nếu không chú ý điều trị, cảm giác tê sẽ ngày càng rõ rệt khiến nhiều người cảm thấy đôi chân dường như không còn thuộc về mình nữa.
Ngoài ra, chân của bệnh nhân tiểu đường trở nên ít nhạy cảm với nhiệt độ và đau đớn hơn. Nhiều khi, nhiệt độ nước rất nóng nhưng họ hoàn toàn không cảm nhận được, dễ gây bỏng.
Chuột rút
Chuột rút cơ bắp là biểu hiện tương đối phổ biến của bệnh tiểu đường. Theo Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ, đó có thể là hậu quả của mất cân bằng điện giải, hạ đường huyết, bệnh mạch máu ngoại biên với suy động mạch, bệnh thần kinh ngoại vi. Chuột rút có xu hướng phổ biến hơn ở các chi dưới và có thể xuất hiện nhiều vào ban đêm.

Ngoài theo dõi triệu chứng, người có nguy cơ nên đo chỉ số đường huyết định kỳ. Ảnh: News18.
Thêm vào đó, lượng đường trong máu cao có thể gây ra tổn thương lớn cho các mạch máu. Nếu không kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, có thể dẫn đến xơ vữa động mạch sau một hoặc hai năm, dẫn đến mạch máu bị hẹp lại. Chân ở xa tim, thời gian ngồi và nằm tương đối dài nên dễ bị tác động hơn, dẫn tới chuột rút.
Ngứa ngáy
Theo Aboluowang, bệnh nhân tiểu đường thường cảm thấy ngứa ngáy ở chân, tưởng mình bị viêm da cơ địa, đi khám nhiều bác sĩ da liễu, dùng nhiều loại thuốc chống dị ứng nhưng triệu chứng không được cải thiện. Thực tế, nguyên nhân chính là đường huyết không được kiểm soát tốt.
Kiểm soát lượng đường trong máu kém và giảm khả năng miễn dịch sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da, chẳng hạn viêm nang lông, nhọt trên da, nhiễm nấm.
Tổn thương thần kinh do lượng đường trong máu cao cùng với sự bài tiết bất thường của tuyến mồ hôi và tuyến bã khiến da của người bệnh có thể bị ngứa ngáy.
Vết thương không lành
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị tổn thương ở chân do cảm nhận nhiệt độ trở nên tồi tệ hơn sau biến chứng thần kinh. Không chỉ thế, khi vết thương xuất hiện trên da gần như không thể chữa lành.
Lý do là bệnh nhân tiểu đường có khả năng miễn dịch kém và một số lượng lớn vi khuẩn bao phủ bề mặt vết thương. Mặt khác, lượng đường huyết cao làm tổn thương các mạch máu, không cung cấp đủ máu cho chân.
Thay đổi màu da
Nhiều ca bệnh tiểu đường dễ bị nám hoặc đốm đen trên da ở chi dưới. Nguyên nhân chủ yếu do nhiễm trùng da, vết mụn rộp để lại sau khi lành bệnh. Ở một số bệnh nhân, tổn thương mạch máu ở chân cũng làm biến đổi sắc tố da.
Làm thế nào để tránh cho con bạn không bị bỏng, điện giật? Biện pháp nào giúp bảo vệ đường ruột của trẻ? Hay trẻ nhỏ có bị đau nhức xương như người lớn hay không?... Đây là những băn khoăn phổ biến mà mọi cha mẹ đều quan tâm.
Cuốn sách Bác sĩ tốt nhất của nhà mình của tác giả Trần Quốc Khánh sẽ giải đáp những thắc mắc đó. Ngoài ra, cuốn sách tập hợp những lời khuyên, chia sẻ kinh nghiệm để phòng ngừa các bệnh thường gặp. Ở đó, nhiều kiến thức y học được bác sĩ Khánh lồng ghép những câu chuyện từ đời thực.
Những loại trái cây thơm ngon mùa hè nhưng lại gây tăng cân vù vù

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?
Sống khỏe - 1 giờ trướcMùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất
Sống khỏe - 1 giờ trướcUng thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Người đàn ông 39 tuổi nguy cơ vỡ u gan chia sẻ đã lựa chọn chữa bệnh theo cách này!
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người bệnh nhận viện và được theo dõi vỡ u gan cho biết, anh được chẩn đoán u gan cách đây 5 tháng. Tuy nhiên, anh lựa chọn sử dụng thuốc nam tại nhà.

Phát hiện ung thư giai đoạn cuối từ một dấu hiệu kéo dài 2 tháng
Sống khỏe - 17 giờ trướcLiên tục đại tiện ra máu nhưng bà L. nghĩ rằng mình mắc bệnh trĩ, khi đi khám, bác sĩ phát hiện nữ bệnh nhân mắc ung thư trực tràng giai đoạn cuối.

Bé 10 tuổi ở Phú Thọ bị dị tật tủy sống từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Mẹ và bé - 19 giờ trướcGĐXH - Một số yếu tố nguy cơ gây dị tật tủy sống như: Thiếu axit folic trong thai kỳ, tiền sử gia đình có người mắc dị tật ống thần kinh, một số thuốc hoặc bệnh lý người mẹ mắc trong quá trình mang thai...

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 22 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Người đàn ông bất ngờ phát hiện bị ung thư biểu mô từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 23 giờ trướcGĐXH - Trong lần khám gần đây, người đàn ông mắc ung thư biểu mô có biểu hiện mệt mỏi, xanh xao, kết quả xét nghiệm máu cho thấy chỉ số hồng cầu thấp...

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.

Cô gái 18 tuổi có thận 'hóa đá' và những sai lầm tàn phá thận một cách nhanh chóng của nhiều người
Sống khỏe - 1 ngày trướcGĐXH – Theo các bác sĩ, hiện nay, bệnh thận đang có xu hướng trẻ hóa. Đáng nói, thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ là một trong những yếu tố nguy cơ thúc đẩy căn bệnh này.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.