Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dấu hiệu sau bữa ăn có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp

Thứ tư, 07:44 08/02/2023 | Sống khỏe

Giữ lượng đường trong máu cân bằng trong suốt cả ngày không chỉ tốt cho sức khỏe của bạn mà còn giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Với những người bị bệnh tiểu đường thì rõ ràng cân bằng lượng đường trong máu là điều rất quan trọng. Nhưng ngay cả khi bạn không bị bệnh thì việc này cũng không thể xem nhẹ. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy "nôn nao" hoặc có xu hướng kiệt sức sau bữa ăn, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang không ổn định. Giữ cho lượng đường trong máu không quá cao hoặc quá thấp là tốt nhất, vì điều này sẽ giúp bạn duy trì năng lượng ổn định trong suốt cả ngày.

Thấy dấu hiệu này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp - Ảnh 1.

"Cân bằng lượng đường trong máu giúp giữ ổn định năng lượng, nhờ đó bạn sẽ tập trung tốt hơn, cân bằng hormone, ngăn ngừa đói quá mức, giảm cân và cảm thấy vui vẻ", Amy Shapiro, một chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký và người sáng lập Real Nutrition NYC cho biết. Khi lượng đường trong máu của bạn được cân bằng, bạn ít nghĩ về thực phẩm hơn và nhiều điều này còn giúp bạn có cơ hội giảm cân.

 Dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang bị thấp

Bên cạnh cảm giác nôn nao, chuyên gia dinh dưỡng Shapiro cho biết có những dấu hiệu khác cho thấy lượng đường trong máu của bạn đang ở mức thấp. "Nếu bạn ăn một lượng lớn đường hoặc carbs (từ soda, kẹo, bánh mì), bạn có thể cảm thấy tràn đầy năng lượng trong khoảng một giờ hoặc lâu hơn một chút. Sau đó lại thấy mình đổ mồ hôi, mệt mỏi, run rẩy, bối rối... thì đó là những dấu hiệu của lượng đường trong máu thấp. Năng lượng giảm nhanh khiến cơ thể bạn yếu đi", Shapiro giải thích.

Theo Shapiro, khi lượng đường trong máu thấp, bạn cũng có thể cảm thấy dễ kích động và đói. Điều này khiến bạn cũng dễ tức giận hoặc gắt gỏng.

Thấy dấu hiệu này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp - Ảnh 2.

Những điều cơ bản để cân bằng lượng đường trong máu

Shapiro nói: "Lượng đường trong máu của chúng ta tăng lên khi chúng ta ăn thực phẩm có chứa đường hoặc thực phẩm phân hủy thành đường, về cơ bản là những thực phẩm chứa carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, trái cây, rau, sữa... Bản thân việc tăng lượng đường trong máu không phải là xấu, nhưng bạn cần tránh lượng đường tăng quá cao, vì nó có thể khiến bạn cảm thấy tồi tệ và dẫn đến "sự cố" sau này".

Shapiro giải thích thêm: "Một khi lượng đường trong máu tăng lên, hormone insulin sẽ được giải phóng nhằm lấy đường từ máu vào các tế bào để sử dụng hoặc dự trữ năng lượng". Insulin là một cách cơ thể bạn kiểm soát lượng đường, nhưng các hoạt động khác cũng ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của bạn, bao gồm tập thể dục và mức độ bạn vận động.

Thấy dấu hiệu này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp - Ảnh 3.

Các chất dinh dưỡng chính giúp cân bằng lượng đường trong máu: Protein, chất béo, chất xơ

Carbohydrate và đường làm tăng đột biến lượng đường trong máu của bạn không có nghĩa là bạn phải tránh chúng mọi lúc. Cách tốt nhất để cân bằng lượng đường trong máu là kết hợp thực phẩm có hàm lượng carbs cao hơn với protein, chất béo lành mạnh và chất xơ. 

"Khi bạn kết hợp carbohydrate với protein hoặc chất béo, tốc độ đường hoặc carbs được hấp thụ sẽ bị chậm lại. Việc này giúp lượng đường trong máu của bạn dễ dàng hơn", theo Shapiro. Khi bạn nhìn vào khẩu phần ăn của mình, cần thấy có sự cân bằng tỷ lệ giữa carbs với protein và chất béo lành mạnh để lượng đường trong máu không tăng đột biến quá cao. Nếu lượng đường trong máu tăng quá cao có thể dẫn đến sự giảm mạnh sau đó.

Thấy dấu hiệu này sau bữa ăn rất có thể lượng đường trong máu của bạn đang quá thấp - Ảnh 4.

Thực phẩm có thể làm giảm lượng đường trong máu không?

Chuyên gia dinh dưỡng Shapiro cho biết: "Thực phẩm không thể làm giảm lượng đường trong máu khi nó đang cao, nhưng bạn có thể tập thể dục để giúp giảm lượng đường trong máu. Đây là lý do tại sao bạn nên đi dạo sau bữa ăn, vì đi bộ là một cách để giúp giảm lượng đường trong máu".

Nếu bạn không chắc chắn liệu lượng đường trong máu của mình cao hay ở mức bình thường, một điều bạn có thể làm là kiểm tra lượng đường của mình. Điều này đặc biệt hữu ích nếu bạn lo lắng về bệnh tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.

Có nhiều cách dễ dàng để làm điều này. Ngày nay, có một số loại máy theo dõi đường huyết rất phổ biến, tiện dụng và dễ dùng mà bất kì ai cũng có thể sử dụng tại nhà. Nắm được lượng đường huyết của mình với những thực phẩm bạn ăn sẽ giúp bạn chủ động kiểm soát sức khỏe tốt hơn rất nhiều.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cháu bé ngừng tim được bác sĩ đuổi theo cứu: Bé đã cai được máy thở

Cháu bé ngừng tim được bác sĩ đuổi theo cứu: Bé đã cai được máy thở

Y tế - 1 giờ trước

Sức khỏe cháu bé đang tiến triển rất tốt. Cháu đã cai thở máy, đang thở oxy qua mặt nạ, gọi hỏi có nhận biết.

Tác hại khi ăn bữa sáng quá muộn

Tác hại khi ăn bữa sáng quá muộn

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Nếu ăn sáng muộn hoặc gộp với bữa trưa, bạn có thể đối mặt với nguy cơ béo phì và mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Loại quả đang bán đầy chợ Việt cực tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Quả roi là có thể giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách tăng cường hoạt động của các enzyme chuyển hóa carbohydrate...

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Cà Mau: Nhiều công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm

Y tế - 16 giờ trước

Ngành chức năng tỉnh Cà Mau đang tiến hành điều tra nguyên nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm tại Công ty may Hoàng Tâm khiến 8 công nhân phải vào viện, và một số công nhân khác triệu chứng nhẹ nên được về nhà nghỉ ngơi theo dõi thêm.

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bất ngờ loại quả ngon ngọt nhưng có tác dụng tốt cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường, người Việt nên ăn thường xuyên hơn

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường ăn được na bở, loại quả này chứa nhiều vitamin, các khoáng chất cần thiết và mang lại nhiều tác dụng tích cực cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

9 cách phòng suy tĩnh mạch chân cần biết

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

Suy tĩnh mạch chân là bệnh rất hay gặp, nữ giới thường có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới. Bệnh thường tiến triển chậm, không rầm rộ, ít nguy hiểm nhưng gây trở ngại nhiều cho sinh hoạt và công việc hàng ngày.

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Bác sĩ cấp cứu bé trai đuối nước: 'Nghe tiếng tim con đập trở lại, tôi chảy nước mắt'

Y tế - 19 giờ trước

Giây phút nghe được tiếng tim đập trở lại trong cơ thể bé trai 2 tuổi bị đuối nước ngừng tuần hoàn, bác sĩ Phan Nhân Hậu bất giác chảy nước mắt, tay nổi da gà vì hạnh phúc tột độ.

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Biện pháp ngừa táo bón cho trẻ

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Táo bón ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm, nên bên cạnh các phương pháp điều trị, cha mẹ có thể hỗ trợ trẻ nhỏ bằng các phương pháp xoa bóp đơn giản.

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Người đàn ông 27 tuổi ở Hà Nội bị suy thận thừa nhận bỏ qua dấu hiệu báo bệnh này

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

GĐXH - Bệnh cao huyết áp nếu không kiểm soát tốt có thể gây bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Đột quỵ, đau tim, suy tim đột ngột, suy thận…

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Trẻ bị sởi, cha mẹ cần chú ý gì trong dinh dưỡng?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trẻ nhẹ cân, suy dinh dưỡng dễ có nguy cơ cao mắc bệnh sởi kéo dài hoặc phức tạp, thậm chí mắc các bệnh nhiễm trùng thứ phát nghiêm trọng như viêm phổi hoặc viêm não. Những trường hợp này ít gặp ở trẻ khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Top