Dấu hiệu sớm phát hiện ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là một căn bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Bệnh thường dễ nhầm lẫn với các căn bệnh ở đường tiêu hóa, việc phát hiện sớm bệnh rất khó khăn.
Cơ quan kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết, mỗi năm tại Mỹ có khoảng 20.000 phụ nữ mắc ung thư buồng trứng. Đây là nguyên nhân gây tử vong thứ 5 trong các loại bệnh ung thư ở phụ nữ, sau ung thư phổi, phế quản, vú, đại trực tràng và ung thư tuyến tụy.
Đây là loại ung thư nguy hiểm nhất trong hệ sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những tiến bộ trong việc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả, ngày nay số phụ nữ chết vì ung thư buồng trứng đang giảm nhanh hơn bao giờ hết.

Theo một nghiên cứu kéo dài 10 năm tại 47 quốc gia trên thế giới (từ năm 2002 đến 2012) đăng trên tạp chí Oncology cho biết, quốc gia có tỷ lệ tử vong vì ung thư buồng trứng thấp nhất là Hàn Quốc, Brazil, trong khi các nước có tỷ lệ cao là Lithuania, Ireland và cao nhất là Latvia.
Một trong những yếu tố quan trọng là người bệnh cần được phát hiện bệnh sớm để có can thiệp kịp thời. Hiện nay việc điều trị ung thư buồng trứng đã đạt được nhiều tiến bộ, đặc biệt trên những bệnh nhân được phát hiện sớm, cơ hội sống rất cao.
Hầu hết các trường hợp phát hiện ra bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, việc điều trị rất khó khăn. Khi thấy một trong những dấu hiệu dưới đây, phụ nữ cần đi khám tầm soát ung thư buồng trứng.

Một số dấu hiệu sớm của ung thư buồng trứng
- Đầy hơi hoặc tăng áp lực trong ổ bụng
- Đau ở vùng bụng hoặc vùng chậu
- Cảm thấy chán ăn hoặc ăn nhanh no mặc dù ăn rất ít
- Đi tiểu thường xuyên hơn
Mặc dù đây chưa phải là triệu chứng chắc chắn báo hiệu bạn bị ung thư buồng trứng, nhưng nếu những dấu hiệu trên xảy ra trong một thời gian dài, khoảng vài tuần, bạn nên nghĩ tới căn bệnh nguy hiểm này và nên đi khám sớm.

Có một số đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư buồng trứng:
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh
Có một số loại ung thư đã được chứng minh có tính di truyền như ung thư vú, đại tràng và buồng trứng. Nếu trong gia đình có người mắc ung thư buồng trứng thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Đặc biệt những phụ nữ mang gen BRCA1 và BRCA2, có liên quan đến ung thư vú và ung thư buồng trứng, những người này cần nhận được sự tư vấn của bác sĩ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên hơn.

Tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng nhiều
Các nghiên cứu đã chứng minh phụ nữ càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh càng nhiều, nhất là sau thời kỳ mãn kinh. Nếu người phụ nữ sử dụng liệu pháp hormone sau mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Béo phì
Người béo phì có nguy cơ cao bị ung thư buồng trứng hơn so với những phụ nữ khác, tỷ lệ phụ nữ béo phì tử vong do ung thư buồng trứng cao hơn đối với những người có cân nặng thấp.

Nguy cơ bị ung thư buồng trứng giảm nếu người phụ nữ trải qua những giai đoạn sau:
Mang thai
Những phụ nữ đã sinh con ít có khả năng bị ung thư buồng trứng hơn so với những người chưa bao giờ sinh con. Nguy cơ mắc bệnh giảm với mỗi kỳ mang thai, cho con bú.
Sử dụng thuốc tránh thai
Các nghiên cứu gần đây cho biết, ung thư buồng trứng ít xuất hiện ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai. Những phụ nữ dùng thuốc trong ít nhất 5 năm giảm 50% nguy cơ mắc bệnh. Bởi cũng giống như khi mang thai, thuốc tránh thai có tác dụng ngăn chặn sự rụng trứng.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng rụng trứng ít hơn có thể bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư buồng trứng. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc tránh thai thường xuyên cũng có một số rủi ro nhất định.

Thắt ống dẫn trứng
Cũng giống như việc cắt bỏ buồng trứng, thắt ống dẫn trứng cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng. Các chuyên gia sản phụ khoa thường khuyên những người có nguy cơ, như trong gia đình có người mắc bệnh, nên cắt buồng trứng và ống dẫn trứng.
Thậm chí trong nhiều trường hợp, nhất là ở phụ nữ lớn tuổi, hoặc có tiền sử bệnh nào đó ở bộ phận này, bác sĩ thường tư vấn cắt bỏ để phòng tránh mắc bệnh.
Chế độ ăn kiêng giảm béo
Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào khẳng định chế độ ăn uống phòng được bệnh ung thư buồng trứng. Nhưng có bằng chứng chỉ ra rằng những phụ nữ có chế độ ăn ít chất béo ít có khả năng mắc bệnh ung thư buồng trứng hơn. Hay ở những phụ nữ ăn nhiều rau, hoa quả, giảm nguy cơ mắc bệnh này.

Các giai đoạn của ung thư buồng trứng
Khi mắc bệnh ung thư buồng trứng, phẫu thuật là lựa chọn đầu tiên. Ngoài việc loại bỏ khối ung thư, nó còn có tác dụng giúp bác sĩ xác định chính xác giai đoạn của bệnh, hay ung thư đã di căn hay chưa.
Ung thư buồng trứng có 4 giai đoạn:
Giai đoạn I: Tế bào ung thư ở một hoặc cả hai buồng trứng
Giai đoạn II: Lây lan đến tử cung hoặc các cơ quan lân cận khác
Giai đoạn III: Lan đến các hạch bạch huyết hoặc ở tử cung
Giai đoạn IV: Lây lan đến các cơ quan xa như phổi hoặc gan
Như trên đã nói, ung thư buồng trứng là một dạng ung thư cực kỳ nguy hiểm nhưng nếu được chẩn đoán sớm, khả năng điều trị khỏi là vô cùng khả quan.
Theo các nghiên cứu trên thế giới, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, tùy thuộc vào loại ung thư buồng trứng, tỷ lệ sống trên 5 năm đạt từ 90-98%. Như vậy, việc phát hiện sớm sẽ mang lại hiệu quả điều trị cho người bệnh, đòi hỏi bản thân mỗi người phụ nữ phải có ý thức bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho mình.
Theo Nguyễn Hoàng Mai
Sức khỏe & Đời sống

Thực hiện ca mổ khó lấy dị vật trong ruột non bệnh nhân
Y tế - 3 giờ trướcBệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới vừa phẫu thuật cấp cứu thành công cho nữ bệnh nhân có dị vật trong đường tiêu hóa gây xuất huyết thời gian dài.

Người phụ nữ 46 tuổi ở Cần Thơ nguy kịch, nhập viện gấp vì mắc sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp
Bệnh thường gặp - 5 giờ trướcGĐXH - Trước khi nhập viện, bệnh nhân đã uống cùng lúc khoảng 140 viên thuốc điều trị tăng huyết áp. Sau đó bệnh nhân có biểu hiện chóng mặt nhiều, nôn ói...

10 loại kháng sinh tự nhiên
Sống khỏe - 7 giờ trướcThiên nhiên đã ban cho chúng ta rất nhiều loại thuốc để chữa lành (chống lại nhiễm trùng) và tăng cường miễn dịch. Nhiều loại kháng sinh tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và kháng virus mạnh mẽ… Chúng cũng có sẵn trong bếp nhà bạn.

Bé 7 tháng tuổi ở Quảng Ninh suy hô hấp do bệnh sởi biến chứng nặng
Mẹ và bé - 13 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc bệnh sởi biến chứng viêm phổi nặng, suy hô hấp kèm tiêu chảy cấp. Được biết, bệnh nhi chưa đến độ tuổi tiêm phòng và có tiền sử viêm phổi hai lần trong những tháng đầu đời.

Loại quả mùa hè rẻ tiền, bán đầy chợ, người Việt ăn thường xuyên giúp làm mát gan, thải độc gan hiệu quả
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Phương pháp thải độc gan tại nhà chủ yếu là thực hiện lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống, sinh hoạt và ngủ nghỉ điều độ.

Rối loạn thần kinh tim nên ăn gì và kiêng ăn gì để tốt cho sức khỏe?
Sống khỏe - 14 giờ trướcRối loạn thần kinh tim không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hy hữu: Đau người, nhập viện mới biết hộp sọ bị đóng đinh
Y tế - 15 giờ trướcBệnh nhân nhập viện trong tình trạng chảy máu vùng đầu, đau nhiều. Qua chẩn đoán, các bác sĩ và cả bệnh nhân đều vô cùng kinh ngạc khi thấy một dị vật nghi là đinh, đâm xuyên hộp sọ.

Hít xà 20 lần mỗi sáng có tác dụng gì?
Sống khỏe - 16 giờ trướcKhi thực hiện 20 lần hít xà mỗi sáng, cơ thể không chỉ được kích hoạt toàn bộ mà còn giúp tăng cường cơ bắp và nhiều lợi ích sức khỏe khác...

Người phụ nữ đau đớn mỗi khi chạm tay vào nước, nguyên nhân từ... hội chứng lạ
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ mắc hội chứng Raynaud cho biết ban đầu, các ngón tay chỉ bị tê nhẹ, sau đó chuyển sang tím tái, đau nhức dữ dội, thậm chí trắng nhợt.

Có nên dùng An cung ngưu hoàng hoàn để phòng và điều trị đột quỵ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcTrong những năm gần đây, An cung ngưu hoàng hoàn (ACNHH) được truyền tai rộng rãi tại Việt Nam như một 'thần dược' trong việc cấp cứu và phòng ngừa đột quỵ. Vậy có nên dùng ACNHH để phòng và trị đột quỵ?

Thực phẩm mùa hè rẻ tiền, làm mát gan, người Việt nên dùng thường xuyên để giúp gan thải độc
Bệnh thường gặpGĐXH - Để giảm bớt “gánh nặng” cho gan, ngoài việc chú trọng đến những thức ăn tốt cho gan thì uống gì tốt cho gan cũng là vấn đề cần quan tâm.