Dấu hiệu sớm ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày
Những dấu hiệu của ung thư dạ dày giai đoạn sớm dễ nhầm lẫn với viêm dạ dày. Ung thư dạ dày có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày là những tổn thương tế bào ung thư xuất phát từ niêm mạc biểu mô phủ của niêm mạc dạ dày.
Triệu chứng ung thư dạ dày
Biểu hiện ung thư dạ dày là gì? Phần lớn triệu chứng của ung thư dạ dày phụ thuộc nhiều vào giai đoạn. Ở giai đoạn sớm phần lớn không có triệu chứng. Hoặc các triệu chứng thường nhầm lẫn với viêm dạ dày như:
- Cảm thấy đầy bụng sau ăn, mệt mỏi.
- Cảm thấy nhanh no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn khi có hẹp môn vị.
- Ợ nóng nhiều và thường xuyên.
- Khó tiêu tăng dần.
- Buồn nôn thường xuyên và không rõ nguyên nhân.
- Đau bụng thượng vị.
Những biểu hiện của viêm dạ dày rất dễ nhầm lẫn với ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm. Do đó, việc khám tổng quát sức khỏe định kỳ và nội soi dạ dày là quan trọng để tầm soát và phát hiện ung thư dạ dày giai đoạn sớm.
Ở giai đoạn muộn hơn, khối u to và gây xuất huyết, bệnh nhân sẽ cảm thấy:
- Mệt mỏi
- Gầy sút cân
- Chán ăn
- Đôi khi có biểu hiện nôn, buồn nôn, nôn ra dịch xuất huyết hoặc đi ngoài phân đen.
- Một số bệnh nhân gầy sút cân nhiều có thể sờ thấy khối u ở vùng bụng. Tuy nhiên lúc này bệnh đã ở giai đoạn rất muộn.
Ung thư dạ dày có chữa được không?
Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể chữa trị được và có rất nhiều phương pháp điều trị. Tùy từng vào giai đoạn bệnh để lựa chọn cách điều trị. Nếu bệnh nhân may mắn tầm soát và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm - là tình trạng ung thư chỉ tổn thương trên bề mặt và chưa có tình trạng di căn. Có thể chỉ định can thiệp nội soi nhằm loại bỏ vùng niêm mạc bị tổn thương ung thư. Khi loại bỏ khối u qua can thiệp nội soi, bệnh nhân không cần mổ và can thiệp hóa chất. Ngoài ra, có thể bảo toàn được ống tiêu hóa.
Ở giai đoạn muộn khi khối u đã xâm lấn sâu vào thành dạ dày hoặc có hạch di căn thì sẽ dùng phương pháp phẫu thuật. Phẫu thuật là lựa chọn đầu tay cho can thiệp bệnh nhân ung thư dạ dày. Có thể phẫu thuật cắt bán phần dạ dày, cắt ¾ dạ dày hoặc cắt toàn bộ dạ dày kèm theo với nạo vét vét hạch lympho để tìm ung thư.
Bên cạnh đó việc phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng cắt một phần dạ dày có thể giảm nhẹ triệu chứng ở bệnh nhân ung thư tiến triển. Phẫu thuật cũng kèm theo những nguy cơ xuất huyết và nhiễm khuẩn. Nếu một phần hoặc toàn bộ dạ dày đã được cắt bỏ, bệnh nhân có thể gặp các vấn đề về tiêu hóa.
Sau khi phẫu thuật cần xem xét bệnh nhân còn hạch di căn không, thể giải phẫu bệnh là gì (kém biệt hóa/biệt hóa) để điều trị hóa chất kèm theo.
Một số trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn sẽ cân nhắc việc điều trị hóa chất trước. Nếu bệnh nhân đáp ứng khối u nhỏ lại, giai đoạn bệnh giảm xuống thì sẽ đánh giá và xem xét phẫu thuật. Nếu chưa thể phẫu thuật, bệnh nhân sẽ tiếp tục được điều trị bằng các phương pháp khác như điều trị đích hay điều trị miễn dịch.
Nguy cơ và phòng ngừa ung thư dạ dày
Nguyên nhân gây ung thư dày hiện chưa quá rõ ràng ngoại trừ nguyên nhân mắc vi khuẩn HP . Trong trường hợp này, điều trị diệt trừ vi khuẩn HP ở một số bệnh nhân sẽ làm giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Ung thư dạ dày có thể phát hiện sớm bằng nội soi tiêu hóa.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày
Một trong những yếu tố quan trọng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày là gia đình. Tiền sử gia đình có người mắc ung thư dạ dày khiến nguy cơ mắc ung thư dạ dày có thể cao hơn tới 10 lần so với người bình thường.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt. Chế độ ăn nhiều muối, ủ chua, đồ hun khói, đồ ăn nhanh làm tăng nguy cơ xuất hiện những tổn thương ung thư ở đường tiêu hóa. Hay chế độ ăn ít chất xơ, lười tập luyện cũng là một những yếu tố làm tăng tỷ lệ mắc.
Ngoài ra một số yếu tố nguy cơ khác như:
- Viêm dạ dày mạn
- Thiếu máu ác tính
- Hút thuốc
- Có polyp dạ dày
Bởi vì không có nguyên nhân cụ thể của ung thư dạ dày. Vì vậy không có biện pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn được nó. Nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc ung thư dạ dày bằng những thay đổi nhỏ hằng ngày. Cụ thể như:
- Ăn nhiều hoa quả và rau.
- Luyện tập thể dục thể thao.
- Giảm lượng muối và đồ hun khói, đồ ủ chua trong khẩu phần ăn hàng ngày.
- Không hút thuốc.
- Cần tầm soát ung thư dạ dày để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Đừng làm 7 điều khi tắm vào mùa hè! Hầu hết mọi người đều làm hai điều này mỗi ngày
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcĐi tắm mùa hè mà mắc phải 7 sai lầm này thì sức khỏe dần bị bào mòn.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcNhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 3 ngày trướcGĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Bất ngờ 4 loại rau củ mùa hè người bệnh suy thận không nên ăn thường xuyên
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh suy thận nên hạn chế những thực phẩm chứa kali. Trong khi rau củ và trái cây tươi lại chứa nhiều kali. Vậy nên việc chọn lựa rau phù hợp với người bệnh suy thận là rất quan trọng.