Dấu hiệu trẻ bị bắt nạt trên mạng xã hội
So với bắt nạt thể chất, việc bắt nạt trên mạng xã hội khó phát hiện hơn, vì trẻ chưa nhận thức hoặc xấu hổ không nói với bố mẹ, giáo viên.
Nếu bạn cảm thấy con đang bị bắt nạt trên mạng xã hội, hãy theo dõi những thay đổi ở trường học, đời sống xã hội, thói quen sử dụng công nghệ cũng như cảm xúc, hành vi của con. Dưới đây là tất cả dấu hiệu cảnh báo, bố mẹ cần lưu ý:
Đối với trường học và đời sống xã hội:
- Con bạn không chịu đến trường.
- Điểm số học tập ngày càng thấp.
- Không muốn gặp gỡ bạn bè.
- Không muốn tham gia các hoạt động thể thao, trường lớp thông thường.
- Luôn tránh các cuộc tụ họp nhóm.
Đối với thói quen sử dụng công nghệ:
- Thường xuyên buồn bã trong và sau khi sử dụng Internet.
- Dành nhiều thời gian trực tuyến hơn bình thường, hoặc không muốn sử dụng máy tính, điện thoại di động.
- Nếu thấy bố mẹ đi qua thì lập tức gập máy tính, hoặc thoát các trình duyệt web đang mở.
Đối với cảm xúc và hành vi:
- Con thường xuyên ủ rũ, buồn bã.
- Có sự thay đổi rõ rệt trong hành vi như hay đi ngủ muộn, mất ngủ, hay thèm ăn.
- Hay tức giận khi ở nhà.
- Luôn cảm thấy ốm yếu, đau đầu hoặc đau dạ dày thường xuyên. Đây là các dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Ngay sau khi phát hiện con bị bắt nạt trên mạng xã hội, bố mẹ cần giải quyết theo năm cách sau:
Chặn hoặc xóa số liên lạc, tài khoản mạng của kẻ bắt nạt
Nếu có kẻ đang đăng bài hoặc tải lên nội dung xúc phạm con bạn thì hãy chặn hoặc xóa tài khoản kẻ đó khỏi danh sách bạn bè của con. Trường hợp việc bắt nạt trực tuyến xảy ra qua tin nhắn văn bản hoặc qua cuộc gọi điện thoại thì bố mẹ có thể yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ viễn thông giám sát cuộc gọi hoặc tin nhắn.
Nếu cần thiết, nhà cung cấp dịch vụ có thể liên hệ với chủ số điện thoại vì việc quấy rối, bắt nạt qua cuộc gọi, tin nhắn là vi phạm hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông. Bố mẹ có thể chủ động đổi số điện thoại cho con.
Hãy lưu giữ tất cả bằng chứng bắt nạt
Bố mẹ hãy lưu và in ra bất kỳ tin nhắn, bài đăng nào xúc phạm, nhục mạ con bạn trên mạng xã hội. Nếu là gọi điện thoại, bố mẹ có thể ghi âm lại cuộc gọi. Việc này đảm bảo bạn có đủ bằng chứng để đối chất cũng như xử lý kẻ bắt nạt về mặt pháp lý.
Hãy lưu lại tất cả bằng chứng con bị bắt nạt. Ảnh: Uknowkids |
Khuyến khích con tâm sự với mọi người
Khi bị bắt nạt, trẻ thường giữ kín trong lòng và hiếm khi tâm sự với bố mẹ hay bạn bè, thầy cô giáo vì cảm thấy xấu hổ. Và khi cảm xúc tích tụ lâu ngày, con dễ bị trầm cảm, tổn thương tâm lý nặng nề.
Để ngăn điều này, bố mẹ hãy nói chuyện nhẹ nhàng, hỏi về những điều khiến con buồn. Nếu lần đầu con chưa mở lòng, bố mẹ đừng vội nản chí mà tiếp tục trò chuyện, thể hiện sự quan tâm.
Dần dần, con sẽ sẵn sàng kể cho bố mẹ những trải nghiệm tồi tệ của bản thân. Những câu nói như: "Dù có chuyện gì xảy ra, bố mẹ luôn ở bên cạnh con", hay "Con không hề giống những lời họ nói" sẽ giúp ích rất nhiều cho con bạn.
Trong suốt quá trình nói chuyện, bố mẹ nên lắng nghe con trước, đừng vội nhảy vào vấn đề quá nhanh và nôn nóng đưa ra những ý kiến của mình.
Báo cáo các hành vi bắt nạt trên mạng xã hội
Nếu có một tài khoản hoặc một trang mạng xã hội đăng nội dung chế nhạo, xúc phạm danh dự con, bạn hãy lập tức bấm vào phần báo cáo nội dung và yêu cầu xóa bài đăng mang tính thù hằn, gây khó chịu. Nếu nội dung này không bị xóa trong 48 giờ, bố mẹ hãy thông báo cho các cơ quan chức năng và nhờ sự can thiệp của pháp luật.
Bố mẹ cần hướng dẫn con cố gắng giữ bình tĩnh, không trả đũa hoặc phản ứng gay gắt với cộng đồng. Trên thực tế, việc tham gia vào cuộc chiến trên mạng xã hội, nhất là trong tình trạng một mình một chiến tuyến chỉ khiến cho tình trạng bắt nạt tồi tệ hơn.
Xóa tin nhắn bắt nạt
Sau khi đã lưu lại bằng chứng bắt nạt, bố mẹ hãy xóa tin nhắn trong máy con, hay báo cáo xóa các bài đăng nhục mạ đi. Đừng chuyển tiếp hay đăng lại các bài đăng, gửi tin nhắn đó cho người khác bằng bất bất kỳ cách nào. Vì rất có thể, họ cũng lại chuyển những tin nhắn, bài đăng đó cho người khác, điều này khiến nội dụng nhục mạ, chế giễu con bạn bùng nổ thêm lần nữa trên mạng xã hội.
Bố mẹ cũng nên hạn chế thời gian sử dụng Internet hoặc điện thoại di động của con để giảm thiểu các vấn đề tiêu cực.
Theo Raisingchildren/VnExpress
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 1 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 4 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 5 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.