Đau lòng khi nhân viên y tế bị chửi mắng, xúc phạm
GiadinhNet - Nhiều bác sĩ từng chua chát tâm sự, việc bị người nhà bệnh nhân xúc phạm, mắng chửi, thậm chí đe doạ… là chuyện “thường ngày ở huyện”, rất nhẹ nhàng. Vì nhiều nguyên nhân, họ không lên tiếng mà chỉ im lặng làm đúng phận sự chuyên môn của mình.

Không ít nhân viên y tế coi việc bị người nhà mắng chửi, xúc phạm… là chuyện “nhẹ nhàng”. Ảnh minh họa
Vừa lo cứu người, vừa lo bị hành hung
Chỉ trong một thời gian ngắn đã xảy ra rất nhiều các vụ hành hung cán bộ, nhân viên y tế ngay tại bệnh viện. Điển hình tháng 4 vừa qua, BS Lê Quang Dương (Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất, Hà Nội) đã bị người nhà bệnh nhân dùng cốc thủy tinh đánh vào đầu gây chảy máu khi đang xem xét hồ sơ để chuyển viện cho bệnh nhân. Bác sĩ bị ngất tại chỗ và phải nhập viện theo dõi chấn thương sọ não.
Liên tiếp sau đó là các vụ việc người nhà bệnh nhân lăng mạ, xúc phạm, hành hung bác sĩ, nhân viên y tế, nhân viên của Bệnh viện tại Thái Nguyên, Bệnh viện Thể thao Việt Nam… Trước đó, dư luận rất phẫn nộ trước vụ việc hàng chục thanh niên với dao, gậy, mã tấu xông thẳng vào Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội vào 4h sáng ngày 7/5 khống chế bác sĩ và chém liên tiếp vào bệnh nhân đang nằm cấp cứu, khiến cho bệnh nhân này bị thương nhiều chỗ và đứt khí quản. Rất may, bệnh nhân này đang nằm trong bệnh viện nên được bác sĩ cấp cứu với các thiết bị y tế hiện đại nhất nên đã qua cơn nguy kịch.
Gần đây nhất là vụ việc ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình khi người nhà bệnh nhân đạp bung cửa phòng, xông vào chửi bới, lăng mạ bác sĩ Khoa Cấp cứu… Hay vụ việc ở Bệnh viện 115 Nghệ An khi hai nhân viên y tế bị hành hung dù mọi quy trình tiếp đón, khám chữa bệnh được cơ quan chức năng xác định là đúng pháp luật, quy định chuyên môn.
Nhiều bác sĩ từng chua chát tâm sự, việc người nhà bệnh nhân xúc phạm, mắng chửi, thậm chí đe dọa… là chuyện “thường ngày ở huyện”, bình thường và nhẹ nhàng. Vì nhiều nguyên nhân, họ không lên tiếng mà chỉ im lặng làm đúng phận sự chuyên môn của mình.
Đánh giá vấn đề bạo hành, mất trật tự an ninh ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác chăm sóc bệnh nhân của các cán bộ, nhân viên y tế ở bệnh viện, TS Dương Đức Hùng, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng: “Trước những nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ, nhân viên y tế, việc tránh đi là… hành xử khôn ngoan. Bởi lẽ thời điểm đó, cán bộ, nhân viên y tế không có các biện pháp bảo vệ. Chính vì vậy, họ phải tự bảo vệ mình, điều này không vi phạm pháp luật”. Tại một số cơ sở đông bệnh nhân, quá tải giường bệnh, nhân viên y tế phải làm quá sức, công suất lao động thậm chí lên tới 200%, họ thật sự rất mệt mỏi. Khi xảy ra những vụ việc như vậy, nhân viên y tế là người yếu thế, chẳng có gì trong tay, nhiều người chỉ biết “giơ đầu chịu báng”.
Theo thống kê sơ bộ của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế), từ năm 2010 đến nay cả nước ghi nhận có ít nhất 20 vụ việc điển hình về mất an ninh trật tự ở bệnh viện. Các vụ việc chủ yếu xảy ra ở tuyến tỉnh chiếm 60%, tuyến Trung ương chiếm 20%. Đối tượng bị tấn công đa số là bác sĩ chiếm 70%, điều dưỡng 15%. Các vụ việc đều xảy ra trong khuôn viên bệnh viện trong khi các thầy thuốc đang cấp cứu, chăm sóc cho người bệnh (chiếm tới 60%). 30% số vụ việc xảy ra khi thầy thuốc đang giải thích cho người bệnh, người nhà người bệnh.
Tìm thuốc trị “bệnh” bạo hành nhân viên y tế
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế)-từng bày tỏ nỗi lo lắng khi nhiều biện pháp an ninh, an toàn đã được thực hiện tại các bệnh viện, song điều đó thực sự chưa đủ, vì còn thiếu sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê phân tích, tại một số bệnh viện xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân, người nhà cảm thấy bác sĩ chậm trễ trong cấp cứu người bệnh. Ngoài ra, bệnh viện là nơi tập trung quá nhiều người với đủ các thành phần trong xã hội, đặc biệt là các nhóm đối tượng manh động, tiêu cực từ những vụ mâu thuẫn dẫn tới đả thương… đã khiến tình trạng mất an ninh, trật tự tại các bệnh viện càng trở nên nghiêm trọng.
Để ngăn chặn nguy cơ nhân viên y tế tiếp tục bị bạo hành trong thời gian tới, Bộ Y tế tiến hành thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng điều trị hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã ký kết biên bản hợp tác với Bộ Công an trong việc đảm bảo an ninh trật tự tại các bệnh viện. Dự kiến, Bộ Y tế sẽ kiến nghị Bộ Tư pháp điều chỉnh khung hình phạt theo hướng tăng nặng đối với hành vi gây rối trong bệnh viện, đe dọa tính mạng, xâm phạm thân thể thầy thuốc trong quá trình hành nghề.
Nhiều nhà quản lý, chuyên gia và những người làm trong ngành Y tế cho rằng, rất cần sự vào cuộc của tất cả hệ thống chính trị, để tạo ra dư luận lên án mạnh mẽ hành vi chưa đúng. Nếu chỉ có ngành Y tế vào cuộc, thay đổi một chiều hành vi của cán bộ y tế, chắc chắn việc ngăn chặn bạo hành y tế sẽ không thành công. Bởi ngay cả những quốc gia có hệ thống pháp lý đầy đủ để phòng chống bạo hành y tế, điều này cũng vẫn xảy ra.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến từng bày mong muốn pháp luật, các cơ quan tố tụng phải xử lý thật nghiêm, thật mạnh, áp trần xử phạt ở mức cao nhất có thể đối với kẻ hành hung, tấn công cán bộ y tế. Không thể để tình trạng hành hung, thậm chí là giết hại nhân viên y tế mà chỉ chịu mức phạt là vài năm tù được. Luật phải làm thật nghiêm và coi đây là trọng tội.
Quỳnh An

Cục Quản lý Dược chỉ cách người dân tự nhận biết thuốc giả, thuốc thật
Y tế - 6 giờ trướcLãnh đạo Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa cho biết, người dân, doanh nghiệp có thể tự tra cứu sản phẩm thuốc tân dược qua Cổng dịch vụ công: https://dichvucong.dav.gov.vn/congbothuoc.

Đặt thành công máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100
Y tế - 8 giờ trướcBệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công hai ca đặt máy tạo nhịp tim vĩnh viễn cho hai bệnh nhân U100.

Hà Nội: Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi ở bụi chuối, trên người nhiều vết xước và côn trùng đốt
Y tế - 11 giờ trướcGĐXH - Ngay khi phát hiện, người dân địa phương đã đưa trẻ vào trạm y tế trong tình trạng tỉnh, khóc to, hạ nhiệt độ, trên người nhiều vết trầy xước và côn trùng đốt, rốn còn tươi.

Bị kỳ thị về ngoại hình, người phụ nữ rơi vào trầm cảm
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Cân nặng "quá khổ" không chỉ gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn khiến D luôn tự ti vì bị kỳ thị về ngoại hình, thậm chí có ý nghĩ tự tử.

Hiếm gặp: Phát hiện ký sinh trùng dài gần 10cm trong mắt của bệnh nhân nữ
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nếu bệnh nhân không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Mắc tay chân miệng, bé gái 14 tháng tuổi ở Hà Nội phải lọc máu liên tục
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhi được đưa đến viện trong tình trạng có nhiều vết loét trong vòm họng, nốt phỏng nước rải rác vùng mông kèm tình trạng suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.

Bộ Y tế vào cuộc vụ sản phụ tử vong sau sinh mổ lần 3 ở Hải Phòng
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Ngày 13/4, Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) đã có văn bản gửi Sở Y tế thành phố Hải Phòng về việc xác minh và báo cáo trường hợp sự cố y khoa đối với bà LTC tại BVĐK huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.

'Sửa chữa' từ trong bào thai cho thai nhi bị cạn ối hoàn toàn, giãn đài bể thận hai bên
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ nghi ngờ thai nhi bị tắc nghẽn đường tiết niệu dưới – một bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng thận và sự phát triển của thai nhi.

Vụ trẻ 20 tháng tuổi bị bảo mẫu bạo hành: Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm đối tượng có hành vi vi phạm quyền trẻ em
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Cục Bà mẹ và Trẻ em (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế tỉnh Quảng Nam về việc xác minh, xử lý vụ việc trẻ em bị bạo lực.

Người đàn ông 49 tuổi nguy kịch, tiên lượng tử vong sau khi ăn lòng lợn
Y tếGĐXH - Sau 1 tuần ăn lòng lợn, ông L. đột ngột sốt cao tới 40 độ C, rét run, đau bụng dữ dội, đi ngoài phân lỏng 8 lần trong ngày, nhức mỏi toàn thân, huyết áp tụt mạnh.