Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dễ nhiễm trùng, tử vong khi tự ý truyền dịch

Thứ tư, 15:00 08/06/2016 | Y tế

GiadinhNet - “Việc truyền dịch (hay còn gọi là truyền nước) chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời phải tuân thủ theo các quy định trong truyền dịch như loại nước truyền, số lượng, thời gian và tốc độ truyền. Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có các trang thiết bị để xử lý kịp thời trong trường hợp có sự cố xảy ra”, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) khuyến cáo.

Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ được truyền dịch khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ảnh: N.Mai
Các chuyên gia khuyến cáo, chỉ được truyền dịch khi có sự chỉ định của bác sĩ. Ảnh: N.Mai

Cứ mệt mỏi là đi truyền dịch

Chị Nguyễn Thị Thu Hồng (ở Nam Dư, Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) vừa bị một phen hú vía khi tự ý đi truyền dịch. Ban đầu, chị Hồng bị cảm cúm nên thấy trong người mệt mỏi, chán ăn. Sau khi uống thuốc, thấy cơn đau giảm dần nhưng cơ thể vẫn uể oải, nặng nề nên chị quyết định ra phòng khám tư nhân gần nhà để truyền dịch cho nhanh khỏe.

Truyền hết một chai, thấy người “tươi tỉnh” hẳn lên, chị đề nghị nhân viên ở phòng khám tiếp tục truyền chai thứ hai cho hồi phục hẳn. Nhưng khi truyền được gần nửa chai thứ hai, chị Hồng thấy người nôn nao, đầu hơi choáng váng, chân tay bị tê và miệng gần như bị cứng. Thấy thế, nhân viên phòng khám vội gọi xe đưa chị đi cấp cứu ở Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ cho biết, chị Hồng bị sốc dịch truyền, có thể do tốc độ dịch truyền vào cơ thể quá nhanh. Rất may, chị được đưa đến viện kịp thời, nếu không, rất có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Giống như trường hợp của chị Hồng, chị Hoàng Thị Bích (quê ở Thạch Thất, Hà Nội) cũng suýt gây hại cho cô con gái 4 tuổi vì nằng nặc đưa con đi truyền dịch. Chị Bích kể, gần đây, thấy con lười ăn, da dẻ xanh xao, chị đã đưa con đến trung tâm y tế gần nhà để truyền dịch. Tuy nhiên, sau khi nghe về thể trạng của bé, các bác sĩ cho rằng, cháu bé chỉ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày là khỏe lại, không nhất thiết phải truyền dịch.

Không nghe lời khuyên của bác sĩ, chị Bích tiếp tục đưa con đến phòng khám tư nhân cách đó không xa để truyền dịch. Tuy nhiên, sau khi đi truyền dịch về, con chị không khỏe hơn mà phần bàn tay, nơi cắm kim truyền bị phù lên, gây đau nhức. Tối hôm đó, bé còn bị sốt, quấy khóc cả đêm khiến chị Bích hối hận vô cùng.

Trao đổi về việc này, ThS.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết: Khi cơ thể bị mất nước, việc bổ sung nước là rất cần thiết và “lý tưởng” nhất là theo đường uống. Tuy nhiên, trong trường hợp người bệnh bị mất nước nặng mà không thể uống nước bổ sung, cần phải tiến hành truyền dịch. Việc này chỉ an toàn khi có chỉ định của bác sĩ, đồng thời phải tuân thủ theo các quy định như: Loại nước truyền, số lượng, thời gian và tốc độ truyền. Ngoài ra, nơi truyền dịch phải có các trang thiết bị để xử lý kịp thời trong trường hợp có sự cố xảy ra.

Dễ nhiễm trùng, sốc phản vệ... thậm chí tử vong

Theo BS Nguyễn Trung Cấp, việc một số người cứ thấy sốt, mệt mỏi lập tức nghĩ đến truyền dịch là quan niệm sai lầm. Sốt, mệt chỉ là triệu chứng của rất nhiều loại bệnh khác nhau. Khi bác sĩ quyết định việc truyền dịch cho bệnh nhân sẽ phải xác định được biểu hiện mệt, sốt là do bệnh gì, bệnh ấy có cần phải truyền dịch không... Trường hợp bắt buộc phải truyền, bác sĩ sẽ cân nhắc truyền như thế nào cho an toàn, chứ không thể truyền bừa bãi. Việc tự ý truyền dịch sẽ vô cùng nguy hại đến sức khỏe.

BS Nguyễn Trung Cấp cho biết thêm: Hiện nay, tại một số cơ sở y tế vẫn diễn ra tình trạng lạm dụng việc truyền dịch. Chẳng hạn, có trường hợp, việc truyền dịch diễn ra khi nhân viên y tế “chiều” theo ý “khách hàng”, tức là người bệnh yêu cầu được truyền dịch cho nhanh hồi phục sức khỏe. Thứ hai, để rút gọn thời gian chữa bệnh, nhiều nhân viên y tế cũng tiến hành cho người bệnh truyền dịch mặc dù chưa thực sự cần thiết. Việc làm này sẽ gây nguy hiểm khi cơ thể người bệnh vẫn đang trong tình trạng sốt cao và chưa thực sự “sẵn sàng” truyền dịch. Khi đó, việc tiếp nhận lượng nước lớn vào thể trạng người bệnh, có thể gây ra hiện tượng sốc dịch truyền.

BS Nguyễn Trung Cấp phân tích: “Việc lạm dụng truyền dịch khi không cần thiết vừa gây tốn kém chi phí, vừa gây hại cho sức khỏe. Người bệnh có thể bị sốc dịch truyền trong quá trình truyền dịch. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ rất nguy hại cho người bệnh. Thực tế, đã có trường hợp tử vong do bị sốc dịch truyền. Bên cạnh đó, việc truyền dịch vào trong mạch máu cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng thông qua kim truyền nếu nơi truyền dịch không đảm bảo vô trùng. Ngoài ra, đối với nhiều người, đặc biệt là người bị bệnh tim, việc truyền dịch với tốc độ quá cao sẽ gây ra tình trạng quá tải dịch, dẫn đến tình trạng phù phổi cho người bệnh”.

Do vậy, BS Nguyễn Trung Cấp lưu ý, người bệnh không nên tự ý đi truyền dịch, đặc biệt với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Khi thấy cơ thể mệt mỏi, đau ốm, người bệnh không nên tùy tiện mời bác sĩ về nhà hoặc đến các cơ sở khám bệnh tư nhân để truyền dịch mà phải vào bệnh viện, các cơ sở y tế để được thăm khám và truyền dịch theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, một số người sức khỏe bình thường không nên lạm dụng truyền dịch, nhất là dịch hoa quả. Nước hoa quả là một dung dịch chứa các vitamin tổng hợp có thể cải thiện sức đề kháng, giúp ăn ngon nên chỉ dành cho những trường hợp yếu sức, mất cân bằng hoặc thiếu vitamin trầm trọng, ăn uống kém. Người khỏe truyền dịch hoa quả có thể sinh ra lười ăn vì dung mao ruột thoái hóa; phù tim, thận vì đột ngột đưa vào cơ thể lượng dinh dưỡng và lượng nước quá lớn.

Theo các chuyên gia y tế, hiện có khoảng trên 20 loại dịch truyền được chia thành ba nhóm cơ bản, đó là: Nhóm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể (glucose các loại 5%, 10%, 20%, 30% và các dung dịch chứa chất đạm, chất béo và vitamin); nhóm cung cấp nước và các chất điện giải, dùng trong trường hợp mất nước, mất máu (dung dịch lactate ringer, natri clorua 0,9%, bicarbonate natri 1,4%...) và nhóm đặc biệt (huyết tương tươi, dung dịch chứa albumin, dung dịch dextran, haes-steril, gelofusin hay dung dịch cao phân tử...) dùng trong các trường hợp cần bù nhanh chất albumin hoặc lượng dịch tuần hoàn trong cơ thể.

Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 1 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 2 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

Top