Đề thi tốt nghiệp nên bổ sung thêm dạng thức câu hỏi mới, tiệm cận với CT mới
Ngày 1/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức công bố lịch thi và đề thi tham khảo các môn thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023.
Đề tham khảo môn Toán có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi chính thức năm 2022
Đánh giá về đề tham khảo môn Toán mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố, chia sẻ với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Đỗ Văn Đức - giáo viên luyện thi trung học phổ thông môn Toán tại Hà Nội cho rằng, đề thi tham khảo kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2023 có cấu trúc và độ khó tương đương với đề thi chính thức năm 2022.
Đề thi bao gồm 50 câu hỏi với thời gian làm bài 90 phút. Trong đó, 90% câu hỏi (45 câu) thuộc chương trình của lớp 12 và 10% số câu hỏi (5 câu) thuộc chương trình lớp 11.

Thầy Đỗ Văn Đức. Ảnh: NVCC
Về độ khó của đề thi, 38 câu đầu là các câu hỏi thuộc cấp độ nhận biết - thông hiểu, chỉ cần nắm vững nền tảng kiến thức là có thể dễ dàng giải quyết. Còn 12 câu cuối thuộc kiến thức khó hơn. Các câu hỏi vận dụng cao hầu hết là các dạng bài quen thuộc đã từng xuất hiện trong các đề thi trước đây như tính đơn điệu của hàm chứa dấu giá trị tuyệt đối, min max môđun số phức, diện tích hình phẳng,….
“Rõ ràng với những kiến thức các em học sinh được trang bị, đề thi này có thể nói là tương đối nhẹ nhàng, các dạng toán không quá mới.
Để chọn ra 3 câu khó nhất đề, có thể chọn câu 42 - min max số phức, câu 47 - mũ - logarit và câu 49 - min max Oxyz. Trong đó, câu 49 khó nhất, đây là câu vận dụng cao, phát triển từ bài toán đã xuất hiện trong đề chính thức 2019 thuộc chủ đề min max Oxyz”, thầy Đức nói.
Thầy Đức cũng nhấn mạnh, đề tham khảo không có nhiều dạng mới, chủ yếu phát triển từ đề tham khảo và chính thức của năm ngoái.
Tuy nhiên, học sinh không được phụ thuộc quá nhiều vào đề tham khảo, coi đó là tiêu chuẩn vì đề tham khảo là như vậy, nhưng đề chính thức chắc chắn sẽ có những thay đổi. Chúng ta phải đặt đề tham khảo ở đúng vị trí của nó, nghĩa là dùng để tham khảo cấu trúc đề, tham khảo các dạng toán hay mà không nên cứ bám theo dạng đó là học.
Trước đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo có lưu ý, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ tăng cường nội dung liên quan đến vận dụng thực tiễn, nhằm từng bước tiệm cận với định hướng đánh giá năng lực, phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học của chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Tuy nhiên, qua phân tích đề tham khảo, thầy Đức thấy rằng, những câu hỏi ứng dụng thực tiễn vẫn tương đương với năm trước, chưa có sự thay đổi nhiều.
Bên cạnh đó, thầy Đức cũng nhấn mạnh, bản chất của những câu hỏi ứng dụng thực tiễn vẫn có thể đưa về các dạng toán thông thường để giải và bám vào những kiến thức cơ bản nên học sinh không cần hoang mang, lo lắng.
Điều quan trọng là học sinh cần phải nắm được và hiểu bản chất vấn đề, biết được câu hỏi đó thuộc phần kiến thức nào để có cách giải phù hợp và cho ra kết quả chính xác.
Đề tham khảo môn Sinh có tỷ lệ câu hỏi lý thuyết nhiều hơn những năm trước
Đánh giá về đề thi tham khảo môn Sinh, thầy Đinh Đức Hiền - giáo viên Hệ thống giáo dục HOCMAI cho rằng, cấu trúc đề thi đã có sự thay đổi, tỉ lệ câu hỏi lý thuyết nhiều hơn (tới 80%), những năm trước là 70%. Mức độ phân hóa của đề thi tham khảo ở mức vừa phải.
Kiến thức đề thi tham khảo chủ yếu ở lớp 12 với 36/40 câu hỏi, chiếm 90%, còn lại 10% là kiến thức lớp 11. Điều đặc biệt là đề thi có sự thay đổi trọng tâm giữa các phần kiến thức, nếu như các năm trước phần di truyền học có số câu hỏi chiếm đến hơn 50% thì năm nay phần sinh thái học được tăng cường hơn.
Đề tham khảo đã bổ sung dạng thức câu hỏi mới bên cạnh dạng thức truyền thống, kế thừa sự thay đổi của đề thi năm 2022. Ở dạng thức này, học sinh sẽ cần phải nắm được bản chất lý thuyết của môn học, đồng thời phải có năng lực phân tích biểu đồ, xử lý số liệu thống kê.

Thầy Đinh Đức Hiền. Ảnh: NVCC
Theo thầy Hiền, chỉ còn hai kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông nữa là đến kì thi tốt nghiệp đầu tiên của lứa học sinh học chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, để chuẩn bị, đề thi tốt nghiệp trung học phổ thông những năm này cũng cần có sự thay đổi từng bước.
Cụ thể, bên cạnh cách hỏi truyền thống theo chương trình giáo dục cũ thì việc bổ sung các dạng thức câu hỏi mới theo định hướng chương trình mới là điều cần thiết.
Tuy nhiên, số câu hỏi dạng này ở đề tham khảo năm nay có nhưng còn rất hạn chế, trong khi đó, những câu hỏi dạng này ở kì thi riêng của các cơ sở giáo dục đại học đang dần trở nên phổ biến.
“Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể tăng cường dạng thức câu hỏi mới theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở đề thi chính thức năm 2023 và năm 2024, từ đó tạo tiền đề cho việc thay đổi toàn diện ở kì thi năm 2025”, thầy Hiền đề xuất.
Theo thầy Hiền, đề tham khảo đã trả lại đúng bản chất của môn Sinh học, giảm triệt để các bài tập tính toán nhờ mẹo mực, đánh đố học sinh như nhiều năm về trước.
Các em học sinh cũng cần lưu ý, đây chỉ là đề thi tham khảo, không cho biết độ khó thật của đề thi chính thức nên học sinh vẫn cần phải chuẩn bị đầy đủ kiến thức, hiểu bản chất, không chạy theo các bài toán mẹo mực, phi sinh học.

Trường THCS và THPT sẽ phải dạy học 2 buổi/ngày
Giáo dục - 4 giờ trướcÔng Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông (Bộ GD-ĐT) cho biết, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đích đến cuối cùng là phát triển năng lực học sinh, do đó buộc các nhà trường tiểu học, THCS, THPT phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Nữ sinh Hà Tĩnh chinh phục điểm SAT top 1% thế giới
Giáo dục - 11 giờ trướcGĐXH - Nữ sinh Nguyễn Thị Diệu Anh, lớp 12 Anh 1, Trường Trung học phổ thông Chuyên Hà Tĩnh vừa xuất sắc giành số điểm tuyệt đối bài thi SAT 1600/1600.

Các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ': Bộ GD&ĐT nói gì?
Giáo dục - 12 giờ trướcBộ GD&ĐT yêu cầu các trường tuyển ngành Y, Sư phạm bằng tổ hợp 'lạ' không có môn chính rà soát lại hoạt động tuyển sinh.

Nam sinh trường huyện đạt 130 điểm thi đánh giá năng lực, top 4 đánh giá tư duy
Giáo dục - 1 ngày trướcNguyễn Duy Phong (lớp 12A5, Trường THPT Chương Mỹ A, Hà Nội) gây ấn tượng khi đạt tới 130/150 điểm thi đánh giá năng lực - mức điểm cao nhất sau 2 đợt thi của năm 2025 và lọt top 4 điểm cao thi đánh giá tư duy.

Sở GD&ĐT nói gì về tiêu chí '5 năm xuất sắc' mới được dự tuyển lớp 6 của một trường ở Huế?
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Huế có những chia sẻ liên quan đến tiêu chí "kết quả giáo dục được đánh giá hoàn thành xuất sắc từ lớp 1 đến lớp 5" mới được dự tuyển lớp 6 Trường THCS Nguyễn Tri Phương.

Vụ bảo mẫu đánh bé gái ở Tiền Giang: Tình tiết giúp người mẹ phát hiện con gái bị đánh
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Khi quan sát camera tại điểm giữ trẻ, chị K phát hiện người trông giữ trẻ đánh con gái. Ngay sau đó, chị K đón con về nhà và đưa đi thăm khám.

Lịch nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương sắp tới của học sinh trên toàn quốc
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) năm 2025, học sinh, giáo viên được nghỉ mấy ngày? Dưới đây là thông tin cụ thể.

Nhóm học sinh tiểu học hút thuốc trong sân trường: Hiệu trưởng nhận trách nhiệm
Giáo dục - 1 ngày trướcHiệu trưởng trường Tiểu học Lê Hồng Phong (TP Long Xuyên) nhận trách nhiệm khi sự việc nhóm học sinh tiểu học hút thuốc lá sau giờ tan học.

Thông tin mới nhất về việc tuyển chọn công dân vào ngành Công an nhân dân 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Bộ Công an đã ban hành Hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2025. Quy chế tuyển sinh năm nay có điểm gì mới?

TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập
Giáo dục - 2 ngày trướcCác trường THPT tại TPHCM sẽ tuyển hơn 71.000 học sinh vào lớp 10 công lập năm học 2025-2026.

Vụ bảo mẫu đánh bé gái ở Tiền Giang: Tình tiết giúp người mẹ phát hiện con gái bị đánh
Giáo dụcGĐXH - Khi quan sát camera tại điểm giữ trẻ, chị K phát hiện người trông giữ trẻ đánh con gái. Ngay sau đó, chị K đón con về nhà và đưa đi thăm khám.