Đẻ thuê - chuyện buồn thời hiện đại
Đẻ thuê hay bán con mấy năm trở lại đây, dường như đã trở thành một nghề để giải quyết khó khăn của nhiều cô gái có cảnh đời éo le.
Từ xa xưa đến nay, biện pháp để có được đứa con đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn là nhận con nuôi. Thế nhưng, từ khi có loại dịch vụ đẻ thuê ra đời thì rất nhiều người vợ đã chủ động tìm đến để mong chồng mình có được đứa con riêng một cách công khai hoặc bằng cách nào đó để che mắt thiên hạ, chẳng hạn như họ đi xa một thời gian rồi ôm về một đứa con và nói với họ hàng, làng xóm đó là con của mình.
Người viết bài này đã tiếp xúc, gặp gỡ một số cô gái đang làm cái nghề kỳ quặc ấy và quả thật không biết nên vui hay buồn nữa. Thế nhưng, có một điều mà người viết trăn trở, đó là đạo đức đã bị coi nhẹ hơn cả đồng tiền. Và quả thực, nếu đẻ thuê biến thành một thứ nghề kiếm sống thì tương lai những người đàn bà đẻ thuê và những đứa con do họ sinh ra quả là câu chuyện dài.
Bản hợp đồng đẻ thuê
Một lần về công tác Hải Phòng, tình cờ tôi và một đồng nghiệp gặp một người đàn bà chuyên làm nghề môi giới cho các ca đẻ thuê. Gặp bà, mặc dù là lần đầu, chẳng cần phải giấu giếm cái nghề mình đang làm, bà đã đặt vấn đề: "Nếu các chú có người thân cần có con thì cứ tin cho bà". Rồi bà để lại số điện thoại.
Sau khi trò chuyện với bà và thống nhất các điều khoản, tôi nhờ bà ta dẫn đi gặp một số cô gái hành nghề đẻ thuê để "xem hàng". Ngay tối hôm đó, tôi theo bà Dân vào một dãy nhà trọ ở huyện An Hải. Cô gái mà bà Dân dẫn tôi đến gặp tên là V., hiện đang làm công nhân ở Công ty May Hải Phòng.
V. quê ở Kim Thành, Hải Dương. Nỗi vất vả, nhọc nhằn hằn in trên gương mặt già dặn của cô, cho dù cô mới ở cái tuổi 20. Lúc này, trong căn nhà chật hẹp chỉ còn lại hai người. V. ngồi nép sát vào góc giường, cô cứ cúi mặt xuống, chẳng nói được lời nào. Đây là lần đầu tiên V. làm cái việc động trời, quái gở này nên cô còn rụt rè, xấu hổ.
Cách đây 4 năm, mẹ cô đã bị chuyến tàu nhanh Hà Nội - Hải Phòng cán phải, chết mà không được vẹn xác. Bố cô đi lấy vợ khác, thế nhưng, năm ngoái ông cũng bị chết trong vụ đắm tàu ngoài khơi Hải Phòng. Giờ đây, V. phải còng lưng làm việc nuôi người chị tật nguyền và hai đứa em đang tuổi ăn, tuổi học. Lương công nhân may quả là thấp, phải làm tăng ca đến 9-10h đêm cũng chỉ được 1 triệu 200 ngàn đồng. Mỗi tháng, cả tiền ăn, tiền ở, V. chỉ dám tiêu 500 ngàn đồng, số còn cô phải lại gửi về nuôi người chị và hai đứa em.
Chuyện lấy chồng chẳng bao giờ cô dám nghĩ đến. Kể đến đây, V. bật khóc nức nở. Lau những giọt nước mắt nóng hổi, V nói can đảm: "Thấy mấy chị cùng công ty em đẻ thuê mà xây được nhà tầng ở quê nên em cũng muốn thử xem sao. Em tính làm một lần lấy vốn rồi về quê nghĩ cách khác làm ăn lâu dài để kiếm tiền nuôi em, nuôi chị, chứ ở đây công việc không ổn định, chồng con chả biết bao giờ mới có, nên tương lai mờ mịt lắm".
V. đưa tôi xem "bản hợp đồng" đánh máy. Các điều khoản đã được lập sẵn, hai bên chỉ cần ký mà thôi. Trong cái hợp đồng V. đưa cho tôi xem do bà Dân photo, có một điều khoản khiến tôi lạnh người: "Kể từ khi giao con, giao tiền, bên A và bên B không được gặp mặt nhau, coi như người xa lạ. Bên B tuyệt đối không được nhận đó là con của mình". Tôi hỏi V. về nơi chốn để hai người chung đụng với nhau đến lúc mang thai, V. thẹn thùng: "Chị Hoà làm cùng công ty em bảo rằng mỗi tối ông ấy đến đón chị ra nhà nghỉ hoặc khách sạn".
Rời dãy nhà trọ tồi tàn của V., tôi bước những bước chân hụt hẫng, rụng rời. Ôi trời! Một cô gái còn chưa biết yêu là gì, vậy mà giờ đây lại phải đi làm cái công việc vừa quái gở, vừa động trời: chung đụng thân xác với một kẻ hoàn toàn xa lạ để mang thai, đẻ con cho họ.
Đường dây đẻ thuê
Bà Dân bảo rằng, ở Hải Phòng, theo bà biết có một vài đường dây đẻ thuê, tuy nhiên, chỉ có đường dây của bà là tin tưởng nhất, bởi vì bà chỉ tuyển chọn những công nhân hiền lành, chân chất, nghèo khó đang làm ở một số công ty, nhà máy, xí nghiệp. Họ đều quê ở tỉnh xa như: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, thậm chí tận trong Nam ra đây kiếm sống.
Bà Dân cho hay, từ lâu ở Hải Phòng đã xuất hiện những đường dây đẻ thuê lừa đảo khách hàng. Khu trọ dọc đường sắt, xung quanh bến xe Niệm Nghĩa, bến cảng, Đồ Sơn có rất nhiều cô gái lợi dụng việc được tại ngoại khi mang thai để hành nghề bán dâm, bán ma tuý. Họ lúc nào cũng mang thai nên Công an cứ bắt rồi lại thả, không làm gì được. Những cô gái này kiêm luôn việc đẻ thuê và không ai có thể biết được rằng những đứa con do họ đẻ ra có phải là con của người thuê đẻ hay không, khi mà họ "làm vợ" biết bao khách đường xa.
Mấy năm làm "cò", bà Dân đã bị vài vố dở khóc, dở cười. Có vụ, cô gái nhận tiền đặt cọc 15 triệu, bà cũng đã nhận tiền bồi dưỡng, thế nhưng, đột nhiên cô ta "bùng" mất, còn để lại cho bà lời nhắn: "Xin lỗi cô, cháu bị bệnh không thể mang thai được. Địa chỉ cô ghi của cháu là giả đấy, cháu cũng chẳng làm ở công ty may nào đâu. Cô đừng tìm cháu làm gì cho mệt".
Nỗi buồn đằng sau chuyện đẻ thuê
Từ xa xưa đến nay, biện pháp để có được đứa con đối với các cặp vợ chồng hiếm muộn là nhận con nuôi. Thế nhưng, từ khi có loại dịch vụ này ra đời thì rất nhiều người vợ đã chủ động tìm đến để mong chồng mình có được đứa con riêng một cách công khai hoặc bằng cách nào đó để che mắt thiên hạ, chẳng hạn như họ đi xa một thời gian rồi ôm về một đứa con và nói với họ hàng, làng xóm đó là con của mình. Dù là con riêng của chồng, song nếu hai vợ chồng thương yêu nhau thì mọi chuyện sẽ suôn sẻ.
Tôi ngỏ ý muốn chứng kiến cái cảnh giao con để xem thái độ cô gái thế nào, nếu cô gái đẻ rồi mà không giao con thì cũng phải chịu thôi chứ chả lẽ đến cướp con sao? Làm thế đi tù là cái chắc. Bà Dân hiểu tâm tư của tôi nên gật gù đồng ý. Trở về Hà Nội chưa đầy nửa tháng, bà đã điện cho tôi xuống Hải Phòng. Lần này, được chứng kiến cảnh giao con, tôi mới thấm hết cái nỗi buồn đằng sau câu chuyện đẻ thuê.
Theo chân bà Dân vào căn nhà cấp 4 tuềnh toàng ở phường Hàng Kênh, tôi bắt gặp ngay hình ảnh người mẹ trẻ đang ngồi ẵm con, ầu ơ nghẹn ngào. Vừa nhìn thấy bà Dân, cô gái tên Lan đã nước mắt giàn giụa, bởi cô biết, chỉ lát nữa thôi, cô sẽ phải trao đứa con đứt ruột đẻ ra cho người khác.
Người đàn bà quý phái và người đàn ông béo lùn bước vào nhà. Nhìn hai mẹ con Lan khóc, họ hiểu ý, lặng lẽ ngồi xuống góc giường. Ông chồng lôi trong túi ra một xấp tiền mệnh giá 500 ngàn đồng bảo Lan đếm. Lan cầm xấp tiền hờ hững trên tay, cô cứ dán mắt vào khuôn mặt bé bỏng của con, giọng cô nấc lên: "Cho em được nhìn con một lát nữa". Người đàn ông buông thêm một câu lạnh lùng: "Hãy quên cả nó và vợ chồng tôi đi, lát nữa chúng ta là người hoàn toàn xa lạ". Lan trao đứa bé cho bố nó rồi chạy vào nhà vệ sinh xả nước ào ào. Người đàn bà bế đứa bé đang khóc chui vào taxi. Chiếc xe lướt đi trong tiếng mưa rơi lộp độp.
Xin đừng bán rẻ lương tâm!
Thực trạng các cô gái hành nghề đẻ thuê đang là vấn nạn xã hội, có nguy cơ làm băng hoại đạo đức con người. Tất nhiên, hầu hết các cô gái đều vì hoàn cảnh khó khăn nên mới làm cái nghề này, song tôi dám chắc rằng, dù vì bất cứ lý do gì đi nữa, các cô cũng sẽ rơi vào bi kịch. Vài chục triệu đồng có thể giải quyết được khó khăn trước mắt, song nỗi ân hận, giày vò sẽ còn ám ảnh, đeo đẳng người phụ nữ đến cuối đời. Xin các cô gái đang có ý định hành nghề đẻ thuê nhớ rằng: Vài chục triệu đồng không thể mua được tình mẫu tử.

Thêm hơn 1.100 học sinh Hà Nội được tuyển vào lớp 10 trường công lập
Giáo dục - 6 phút trướcNgày 23/7, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố danh sách hơn 1.100 học sinh trúng tuyển vào lớp 10 trường công lập năm học 2025-2026.

Bắt nghi phạm sát hại tài xế xe ôm để cướp tài sản ở Bắc Ninh
Pháp luật - 34 phút trướcCông an tỉnh Bắc Ninh cho biết vừa bắt giữ đối tượng Đặng Quang Dũng (SN 1992, trú tại thôn Vi Sơn, xã Bố Hạ, tỉnh Bắc Ninh) để điều tra về hành vi giết người, cướp tài sản.

Hà Nội: Ô tô bán tải tông liên tiếp nhiều xe máy trên phố Khâm Thiên khiến 2 người bị thương
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Chiều 23/7, một xe ô tô bán tải trong lúc đang di chuyển trên đường Khâm Thiên (TP Hà Nội) thì bất ngờ đâm liên hoàn khoảng 10 xe máy. Vụ việc khiến 2 người bị thương.

Ngồi đâu cũng 'giảng' đạo lý: 5 con giáp mê làm thầy thiên hạ
Đời sống - 11 giờ trướcGĐXH - Tưởng rằng sự tự tin vào tri thức sẽ khiến mình nổi bật, nhưng với 5 con giáp này, việc quá mê khoe khoang kiến thức lại khiến họ dễ trở thành "cái gai" trong mắt người khác.

Câu nói 'bon xà lanh ôn tê' đang chiếm sóng TikTok: Vô nghĩa nhưng lại rất có giá trị?
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Không ai biết “bon xà lanh ôn tê” nghĩa là gì, nhưng TikTok thì biết cách biến nó thành trend triệu view khiến Gen Z mê mẩn.

Sớm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát ở tỉnh Thái Nguyên
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương và sự đồng lòng của người dân, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tại tỉnh Thái Nguyên đang về đích đúng tiến độ, mang lại niềm hy vọng mới cho hàng trăm hộ nghèo trên địa bàn.

Chi tiết mức hỗ trợ bữa ăn bán trú trên địa bàn Hà Nội, áp dụng ngay năm học mới này
Giáo dục - 14 giờ trướcGĐXH - Bắt đầu từ năm học mới 2025 - 2026, học sinh tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ được hỗ trợ bữa ăn bán trú với mức từ 20.000 – 30.000 đồng/học sinh/ngày, tùy theo từng khu vực.

Bắt quản trị viên nhóm 'Luật giao thông và an toàn giao thông', hé lộ chiêu trò bán logo 'bao luật'
Pháp luật - 14 giờ trướcGĐXH - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện bắt tạm giam hai đối tượng có hành vi nhận tiền "bao luật" cho các phương tiện vi phạm luật giao thông.

Biển Đông lại đón áp thấp nhiệt đới, gió giật cấp 9 và khả năng mạnh thành bão
Thời sự - 14 giờ trướcGĐXH - Theo dự báo của cơ quan khí tượng, một áp thấp nhiệt đới đang hoạt động trên vùng biển phía đông của khu vực Bắc Biển Đông. Khả năng áp thấp nhiệt đới này sẽ mạnh lên thành bão.

Trẻ sinh năm 2019 bắt buộc phải làm thủ tục này trong tháng 8/2025 nếu không muốn bị hoãn nhập học
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Tháng 8/2025, trẻ sinh năm 2019 bắt buộc phải hoàn tất thủ tục khám sức khỏe nhập học nếu không muốn bị chậm trễ khi vào lớp 1.

Từ ngày 15/8, thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế có sự thay đổi?
Đời sốngGĐXH - Dưới đây là các thông tin liên quan đến thẻ bảo hiểm y tế được quy định chi tiết tại Nghị định 188/2025/NĐ-CP. Mời bạn đọc cùng tham khảo.