Đề xuất chi tiền dạy buổi 2 cho giáo viên tiểu học ở TPHCM
Đây là nội dung được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TPHCM kiến nghị nhằm nhằm tạo chế độ đặc thù cho giáo viên tiểu học phải dạy buổi 2.
Qua khảo sát thực tế việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới tại quận Gò Vấp, huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ) TPHCM nhận thấy những bất cập khi giáo viên tiểu học phải dạy 2 buổi/ngày, gấp đôi trước kia nhưng không nhận được thêm thù lao.
Hiện ngân sách chưa chi khoản này và Nghị quyết 04 của Hội đồng Nhân dân (HĐND) TPHCM về thu chi giáo dục chỉ cho các trường thu tiền dạy buổi 2 với học sinh lớp 5 trở lên.
Trước kia, nếu dạy 2 buổi/ngày, nhà trường được phép thu tiền dạy buổi 2 để trả lương cho giáo viên. Tại TPHCM, mức thu này tùy theo quận, huyện, trung bình khoảng 100.000-150.000 đồng/tháng.
Song, chương trình Giáo dục phổ thông mới quy định học sinh tiểu học mặc định được học 2 buổi/ngày.

Cô và trò Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ, TPHCM) trong một tiết học chương trình giáo dục phổ thông mới (Ảnh: Huyên Nguyễn).
Do đó, các trường vẫn phải dạy nhưng không được phép thu tiền. Hiện khoảng 80% trường tiểu học ở TPHCM dạy 2 buổi/ngày. Số còn lại chưa triển khai được do thiếu phòng học.
Do đó, đơn vị này kiến nghị Ủy ban Nhân dân (UBND) Thành phố có chế độ, chính sách đặc thù cho giáo viên cấp tiểu học dạy buổi 2 ở các khối 1, 2, 3, 4 (những khối đang triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới).
TPHCM từng nhiều lần đề xuất Quốc hội, Chính phủ có chính sách chi trả thu nhập buổi 2 cho giáo viên tiểu học.
Đơn vị này cũng chỉ ra thực tế, mức thu nhập của giáo viên còn thấp, chưa thu hút được thầy cô gắn bó với nghề, đặc biệt ở bậc mầm non và tiểu học.
Tình trạng tuyển dụng giáo viên đạt chuẩn còn khó khăn, nhất là các bộ môn hiện còn thiếu nhiều giáo viên như tiếng Anh, mỹ thuật, hội họa, tin học, tổng phụ trách Đội...
Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM đề xuất xem xét việc bố trí ngân sách hỗ trợ các trường trang bị đồ dùng phục vụ theo chương trình mới đối với lớp 4 và lớp 8.
Đồng thời, rà soát lại quy hoạch mạng lưới trường lớp, tăng nguồn vốn đầu tư xây dựng thêm phòng học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học, tạo điều kiện bố trí đủ quỹ đất để xây dựng hệ thống trường học nhằm đáp ứng nhu cầu học tập tại các quận có tỷ lệ tăng dân số cơ học cao.
Sau khi nhận văn bản đề nghị của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, UBND TPHCM đã có văn bản yêu cầu các sở, ngành, UBND TP Thủ Đức và quận, huyện về nghiên cứu, tham mưu UBND Thành phố giải quyết đối với các kiến nghị.
Theo đó, các sở, ngành và địa phương theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền để triển khai thực hiện các nội dung có liên quan; những nội dung vượt quá thẩm quyền thì tham mưu UBND Thành phố xem xét, giải quyết, ban hành các chính sách kịp thời.

Học sinh lớp 1, 2, 3, 4 đang học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 với thời lượng 2 buổi/ngày (Ảnh: Huyên Nguyễn).
TPHCM hiện là địa phương có nhiều chính sách hỗ trợ cho giáo viên. Ngoài lương, giáo viên được nhận thu nhập tăng thêm theo Nghị quyết của HĐND thành phố, tối đa 1,8 lần lương theo ngạch bậc, chức vụ.
Giáo viên TPHCM vì thế có thể đạt mức thu nhập từ 6,8 đến 22 triệu đồng/tháng, trong khi mức chung của giáo viên cả nước là 3,8 đến 12,2 triệu đồng/tháng.
Giáo viên mầm non mới ra trường nhận công tác được hỗ trợ gần 3 triệu đồng/tháng ở năm đầu tiên. Trong hai năm tiếp theo, tỷ lệ này là 70% và 50%.
Song, trên thực tế, số giáo viên được hưởng mức thu nhập cao còn thấp. Vì thế, công tác tuyển dụng giáo viên vẫn gặp khó khăn bởi chi phí sinh hoạt, ăn ở cao, công việc áp lực, vất vả nhưng lương không bằng nhiều ngành nghề khác.

Phó hiệu trưởng có tên độc lạ, cả nước ai cũng gọi nhiều lần trong đời
Giáo dục - 1 ngày trước“Ba tôi là một chiến sĩ cách mạng. Ông đặt cho tôi tên “Việt Nam” vì với ông đó là cái tên đẹp nhất. Tôi tin điều đó xuất phát từ tấm lòng yêu nước vô cùng của ông", tiến sĩ Phan Thị Việt Nam, Phó hiệu trưởng Đại học Hoa Sen nói.

Mầm non VSK Thăng Long ươm mầm tình yêu nước từ những trải nghiệm đầu đời
Giáo dục - 1 ngày trướcTừ thuở dựng nước và giữ nước, lòng yêu nước luôn là sức mạnh kỳ diệu giúp ông cha ta kiên cường bảo vệ từng tấc đất quê hương. Trong thời bình, tinh thần yêu nước vẫn âm thầm chảy trong huyết quản mỗi người Việt trẻ.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tăng gần 94.000 thí sinh
Giáo dục - 2 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa thông tin về công tác đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Tính đến 17h ngày 28/4, tổng số thí sinh đăng ký dự thi là 1.165.289.

Anh em sinh đôi Hiền - Hậu cùng giành Huy chương Vàng Olympic Toán
Giáo dục - 3 ngày trướcCặp anh em sinh đôi Nguyễn Trí Hiền - Nguyễn Trí Hậu, học sinh lớp 11 chuyên Toán của Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm (Quảng Nam) vừa giành Huy chương Vàng ở kỳ thi Olympic Giao lưu Toán học.

Hơn 20 trường công bố điểm sàn thi đánh giá năng lực, tư duy 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcHiện có ít nhất 21 trường đại học trên cả nước công bố điểm sàn theo phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực, tư duy năm 2025.

Thêm một trường THPT chuyên hot nhất nhì Hà Nội bỏ xét tuyển thẳng
Giáo dục - 3 ngày trướcTrường THPT chuyên Ngoại ngữ (Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội) vừa có thông báo điều chỉnh phương thức tuyển sinh lớp 10, năm học 2025-2026.

"Nóng hơn cả mùa hè": Những nghề nghiệp "hot" năm 2026 bạn không thể bỏ lỡ
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Trong bối cảnh công nghệ và xã hội thay đổi từng ngày, những nghề nghiệp hot năm 2026 đang dần lộ diện với tốc độ tăng trưởng chóng mặt. Bạn đã sẵn sàng cập nhật xu hướng để không bị bỏ lại phía sau?

Không còn quận, huyện, tuyển sinh đầu cấp ở Hà Nội có thay đổi?
Giáo dục - 4 ngày trướcGĐXH - Theo lãnh đạo TP Hà Nội, dù đơn vị hành chính có thay đổi, song Hà Nội vẫn giữ ổn định phương án và thời gian tổ chức tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2025-2026.

Bộ GD-ĐT công bố thủ tục xét thăng hạng giáo viên, giảng viên
Giáo dục - 4 ngày trướcBộ GD-ĐT vừa công bố thủ tục hành chính nội bộ trong hệ thống hành chính nhà nước lĩnh vực chế độ, chính sách đối với nhà giáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ, trong đó nêu rõ thủ tục để giáo viên/giảng viên được đăng ký dự xét thăng hạng.

Nam sinh có điểm tốt nghiệp cao nhất trong lịch sử Đại học Bách khoa TPHCM
Giáo dục - 5 ngày trướcHọc ngành nổi tiếng nhất là Khoa học và kỹ thuật máy tính, Lã Nguyễn Gia Hy đã tốt nghiệp trước hạn và xếp loại xuất sắc với GPA 4/4.0 tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM.

Xóa bỏ phòng GD&ĐT, các trường tiểu học, THCS giao đơn vị nào quản lý?
Giáo dụcNhiều giáo viên, học sinh, phụ huynh các cấp băn khoăn, sau khi sáp nhập, xoá bỏ cấp huyện và phòng GD&ĐT, các trường mầm non, tiểu học, THCS do đơn vị nào quản lý?