Đề xuất công đức 'online' vừa văn minh vừa dễ dàng kiểm soát
GĐXH - Ngay khi Bộ Tài chính có hướng dẫn các tỉnh kiểm tra tiền công đức tại các di tích, giao cho từng huyện thực hiện, rất nhiều ý kiến đồng tình việc kiểm soát chặt nguồn tiền công đức. Thậm chí, có thể áp dụng công đức "online" để đảm bảo tính văn minh và dễ dàng kiểm soát.
Bộ Tài chính cho rằng, mặc dù nhà nước không quản lý tiền công đức, tài trợ cho hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo; các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý di tích tự quyết định và chịu trách nhiệm tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích và hoạt động lễ hội.
Tuy nhiên, nguồn thu tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội phải được quản lý, sử dụng đúng mục đích, có ghi chép, phản ánh đầy đủ khoản thu chi, bảo đảm minh bạch.
Do đó, Bộ Tài chính cho biết các cuộc kiểm tra nhằm tổng hợp, đánh giá quản lý tiền công đức tại các di tích, giúp các tổ chức, cá nhân quản lý minh bạch, tạo niềm tin cho cộng đồng, góp phần phát triển văn hóa, kinh tế - xã hội của địa phương.

Nhiều ý kiến cho rằng, có thể áp dụng công đức "online" để đảm bảo tính văn minh và dễ dàng kiểm soát.
Động thái của Bộ Tài chính đã nhận được hầu hết các ý kiến đồng tình nhằm không "bỏ lọt" tiền công đức. Bởi lâu nay, tiền công đức không được kiểm toán, không công khai để người dân biết được sử dụng như thế nào.
Ông Nguyễn Đức Báu (58 tuổi, ở Cầu Giấy, Hà Nội) cho rằng: "Từ trước tới nay, tôi rất tò mò rằng tiền công đức được kiểm đếm và sử dụng như thế nào, quá trình kiểm đếm có những thành phần nào tham gia".
"Vấn đề tiền công đức đã từng có nhiều câu chuyện lùm xùm trước đó. Bởi vậy, tôi hoàn toàn ủng hộ yêu cầu của Bộ Tài chính, làm sao để hướng đến việc kiểm soát chặt, minh bạch, rõ ràng với tiền công đức, tiền công đức phải được sử dụng đúng mục đích, công khai đến người dân nhằm đảm bảo tính minh bạch", ông Báu cho hay.
Đồng tình với quan điểm của ông Báu, bà Lương Thị Chi (54 tuổi, ở Việt Trì, Phú Thọ) cho biết, công khai và minh bạch sẽ luôn được nhân dân đồng tình, ủng hộ nhưng kiểm tra bằng cách nào, định kỳ kiểm tra ra sao khi mỗi ngày, có rất nhiều ủng hộ công đức tại chỗ(?).
Theo bà Chi, thiết nghĩ, cần có quy định các điểm thờ tự, văn hóa tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng gắn với tham quan, du lịch… thực hiện đăng ký kinh doanh để quản lý nguồn tiền công đức cho quy củ hơn. Dù đăng ký dưới loại hình doanh nghiệp xã hội cũng nên đưa vào quy chế quản lý các khoản thu chi nhằm đảm bảo tính minh bạch, đúng mục đích.
Bà Chi cũng đề xuất nên xem xét loại hình công đức "online" bằng cách quét mã QR code tại điểm công đức để thuận lợi cho việc kiểm đếm dòng tiền công đức. Đây cũng là hình thức công đức mới vừa văn minh, vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch, phù hợp với xu thế chuyển đổi số.
Trước đó, công văn của Bộ Tài chính hướng dẫn UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ tỉnh Quảng Ninh) ban hành quyết định kiểm tra tổng thể việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn cấp tỉnh.
Trong đó, chỉ rõ đối tượng kiểm tra là các di tích lịch sử - văn hóa đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích hoặc đưa vào danh mục kiểm kê di tích của địa phương theo quy định của Luật Di sản văn hóa.
Mục đích kiểm tra là nhằm tổng hợp, đánh giá việc quản lý tiền công đức, tài trợ tại các di tích lịch sử - văn hóa; thông qua công tác kiểm tra giúp cho các tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích tự quản lý tiền công đức, tài trợ theo hướng minh bạch, rõ ràng.
Bộ Tài chính nêu rõ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức, tài trợ cho di tích và hoạt động lễ hội; đồng thời, xem xét việc mở tài khoản, mở sổ sách ghi chép số thu, chi tiền công đức, tài trợ, nội dung sử dụng tiền công đức, tài trợ và giám sát việc tiếp nhận, kiểm đếm, sử dụng tiền công đức, tài trợ tại các di tích.
Kết quả kiểm tra trên địa bàn tỉnh được tổng hợp, trình chủ tịch UBND cấp tỉnh ký duyệt, gửi Bộ Tài chính trước ngày 31/3/2024.
Phạt tiền lên đến 6 triệu đồng với những trường hợp này nếu không đổi đăng ký xe trong năm 2023

Thông tin mới nhất vụ Công ty C.P. Việt Nam bị 'tố' dùng lợn bệnh
Bảo vệ người tiêu dùng - 21 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Thông báo kết luận Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định an toàn thực phẩm; không khởi tố vụ án hình sự Vi phạm an toàn thực phẩm.

Người dùng có bị mất tiền trong tài khoản không khi thẻ từ ATM ngừng giao dịch từ 1/7?
Bảo vệ người tiêu dùng - 21 giờ trướcGĐXH - Người dùng đang sở hữu thẻ từ ATM cần thực hiện ngay biện pháp này để giao dịch không bị gián đoạn.

Đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc kem massage nhập khẩu Hàn Quốc
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Kem Désembre Derma Science High Frequency được quảng cáo là sản phẩm massage tần sóng cao, giúp phân giải mỡ, giải tỏa cơ căng cứng, thúc đẩy tuần hoàn máu… tuy nhiên, sản phẩm thuộc diện buộc thu hồi trên phạm vi toàn quốc.

Từ 1/7, điểm mới về cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), người làm xuất nhập khẩu cần 'nằm lòng'
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định chi tiết về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, Bộ Công thương ban hành chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2025.

Ngân hàng BIDV, VietinBank, Agribank, Vietcombank thông báo khẩn sẽ ngừng giao dịch với khách hàng nếu chưa thực hiện đúng những quy định này từ hôm nay
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Từ hôm nay (1/7/2025), nhiều ngân hàng tại Việt Nam áp dụng chính sách mới nhằm nâng cao bảo mật, chuẩn hóa hệ thống và tối ưu chi phí vận hành.

5 giao dịch cá nhân phải nộp thuế và 9 giao dịch không bị 'đánh thuế' qua tài khoản ngân hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Cơ quan thuế xác định nghĩa vụ nộp thuế dựa trên bản chất của giao dịch, không chỉ dựa vào số tiền ra/vào tài khoản.

Dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi bị tuồn vào bếp ăn gia đình: Bộ Công Thương nói gì?
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 ngày trướcGĐXH - Theo đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương chưa cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với Công ty TNHH sản xuất và xuất nhập khẩu Nhật Minh Food - đơn vị có hành vi sản xuất dầu ăn từ dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Loại quả giá rẻ tại Việt Nam, sang Nhật nửa triệu đồng/kg: Hóa ra là "kho" dược liệu quý
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcĐây là loại quả đang vào mùa ở Việt Nam, có giá chỉ từ 11.000 -18.000đ/kg. Tuy nhiên, tại Nhật Bản, quả được bán với giá đắt đỏ.

Cận cảnh mỹ phẩm, kính mắt, đồng hồ giả, vi phạm sở hữu trí tuệ y như hàng chính hãng
Bảo vệ người tiêu dùng - 6 ngày trướcGĐXH - Phòng trưng bày giúp người dân “Nhận diện hàng vi phạm trong Tháng cao điểm chống gian lận thương mại, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ”, kéo dài từ hôm nay (26/6) đến hết ngày 3/7/2025.

Vụ 'hô biến' dầu sản xuất thức ăn chăn nuôi thành dầu ăn cho người: Người tiêu dùng cẩn trọng có thật sự được an toàn?
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 tuần trướcGĐXH - Trong bối cảnh người tiêu dùng mua hàng hóa được bày bán ở những địa điểm lớn, uy tín vẫn không tránh khỏi nguy cơ hàng kém chất lượng, thậm chí là hàng giả, gây ảnh hưởng tới sức khỏe thì có lẽ, người mua không thể chỉ trông chờ vào uy tín của thương hiệu, nơi bán, mà cần chủ động trang bị kiến thức về hàng hóa.

Hà Nội: Chuyển cơ quan công an 4 vụ việc về vi phạm hàng hóa tại thủ phủ bánh kẹo gia công La Phù
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngày 22/6, Chi cục QLTT TP Hà Nội cho biết, 4 vụ việc liên quan đến hàng hóa tại xã La Phù (huyện Hoài Đức) được chuyển đến cơ quan công an để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định trong giai đoạn từ năm 2023 đến hết ngày 15/6/2025.