Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất mới của Bộ Công an về ‘cấm tiếp xúc’, ngăn chặn bạo lực gia đình

Thứ bảy, 15:50 02/11/2024 | Pháp luật

Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, với nhiều điểm mới. Theo quan điểm của luật sư, đây là việc cần thiết giúp tạo nên hành lang pháp lý vững vàng, bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân và ngăn chặn hiệu quả các hành vi bạo lực gia đình.

Đề xuất mới của Bộ Công an về ‘cấm tiếp xúc’, ngăn chặn bạo lực gia đình - Ảnh 1.

Bé gái 12 tuổi bị bạo hành trong gia đình xảy ra ở Hà Nội.

Theo Bộ Công an, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 đã có những bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân, trong đó việc quy định về biện pháp cấm tiếp xúc đóng vai trò then chốt.

Để bảo đảm biện pháp cấm tiếp xúc được thực hiện có hiệu quả, việc giám sát đóng vai trò rất quan trọng, góp phần ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình tái diễn; bảo vệ trực tiếp tính mạng, sức khỏe của nạn nhân; bảo đảm thực thi nghiêm minh pháp luật và góp phần xây dựng môi trường gia đình an toàn, lành mạnh. Việc giám sát cần được thực hiện thường xuyên, chặt chẽ, cần có sự phối hợp giữa các bên liên quan.

Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc là biện pháp quan trọng bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình. Việc thực hiện hiệu quả công tác giám sát sẽ góp phần đẩy lùi bạo lực gia đình, xây dựng xã hội văn minh, an toàn.

Xuất phát từ các lý do trên, căn cứ quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2022 việc xây dựng và ban hành Thông tư “ quy định công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” là cần thiết, bảo đảm việc thực hiện biện pháp cấm tiếp xúc theo quy định của Luật có hiệu quả.

Dự thảo thông tư có nhiều điểm mới, cụ thể là ngay khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã, trong thời hạn 6 giờ làm việc và trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình, công an xã, phường, thị trấn phải ra quyết định phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc sau khi trao đổi với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở.

Việc ra quyết định phân công người giám sát phải căn cứ vào nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh của người bị giám sát; căn cứ vào nhân thân, điều kiện, hoàn cảnh, năng lực và khối lượng công việc của người được phân công giám sát. Một người có thể được phân công giám sát nhiều người nhưng không quá 3 người trong cùng một thời điểm.

Trong quá trình thực hiện giám sát, nếu người giám sát không có điều kiện để tiếp tục thực hiện nhiệm vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được phân công thì Trưởng Công an xã phải kịp thời phân công người khác thay thế.

Dự thảo cũng nêu rõ, khi phát hiện hành vi vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì người được phân công giám sát báo ngay cho công an cấp xã tiến hành kiểm tra, xác minh và lập biên bản...

Nêu quan điểm cá nhân, luật sư Trần Tuấn Anh - Giám đốc Công ty Luật Minh Bạch khẳng định không thể phủ nhận Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 là một bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ nạn nhân khỏi những tổn hại và dập tắt khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế từ những thành viên khác trong gia đình, phản ánh sự quan tâm của Nhà nước đối với việc bảo vệ quyền con người và xây dựng môi trường gia đình an toàn, bình đẳng.

Tuy nhiên, sau một thời gian thi hành đã bộc lộ nhiều hạn chế và khó khăn trong thực tiễn. Đặc biệt là việc giám sát và ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình tiếp diễn vẫn còn vấp phải nhiều rào cản, chưa được hướng dẫn cụ thể, dẫn đến một số vụ việc chưa được can thiệp kịp thời.

"Việc xây dựng và ban hành Thông tư “quy định công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình” là cần thiết nhằm cũng cố khung pháp lý trong việc bảo vệ nạn nhân và ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình tái diễn" - luật sư Tuấn Anh nói và cho biết, Thông tư không chỉ đảm bảo về tính nghiêm minh của pháp luật mà còn bảo vệ trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe nạn nhân, tạo điều kiện để họ được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh.

Đề xuất mới của Bộ Công an về ‘cấm tiếp xúc’, ngăn chặn bạo lực gia đình - Ảnh 2.

Luật sư Trần Tuấn Anh.

Nhiều cải tiến tích cực, hành lang pháp lý rõ ràng

Theo luật sư Tuấn Anh, dự thảo Thông tư mang trong mình những cải tiến vô cùng quan trọng, góp phần điều chỉnh sâu rộng và hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, thông tư đã quy định rõ ràng về công tác giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc theo quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, đảm bảo tính hiệu quả và an toàn của các đối tượng cần bảo vệ, đồng thời điều khoản này thể hiện sự liên kết chặt chẽ với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành giúp việc triển khai được thực hiện hiệu quả và tuân thủ nghiêm túc.

Trong đó, việc quy định phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc đã cụ thể hơn về trình tự thực hiện khi đã quy định rõ về thời hạn để đưa ra quyết định giám sát trong thời gian 6 giờ làm việc kể từ khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Chủ tịch UBND cấp xã và trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định cấm tiếp xúc của Tòa án nhân dân đang thụ lý hoặc giải quyết vụ án dân sự giữa người bị bạo lực gia đình và người có hành vi bạo lực gia đình. Công an xã phải đưa ra Quyết định phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc sau khi trao đổi với Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở. Điều này vừa giúp thúc đẩy quá trình thực thi lệnh cấm tiếp xúc được thực hiện nhanh chóng vừa phù hợp với tính chất khẩn cấp của các vụ bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, việc đặt ra tiêu chuẩn để phân công người giám sát phải đáp ứng được yêu cầu về nhân thân, điều kiện hoàn cảnh của người bị giám sát cũng như năng lực, hoàn cảnh, khối lượng công việc của người được phân công giám sát và giới hạn số lượng người giám sát được đánh giá là vô cùng sáng tạo, điều này giúp chọn lựa người giám sát phù hợp, đảm bảo tính hiệu quả trong công tác giám sát và tránh gây quá tải.

Luật sư Tuấn Anh cho biết, điểm mới tiếp theo của Thông tư là việc yêu cầu xây dựng, phê duyệt và ban hành kế hoạch thực hiện việc giám sát. Việc yêu cầu lập kế hoạch chi tiết giúp đảm bảo rằng công tác giám sát có cấu trúc rõ ràng, có định hướng và không mang tính hình thức. Kế hoạch giám sát sẽ dự liệu các tình huống có thể xảy ra và biện pháp xử lý, từ đó nâng cao tính hiệu quả và độ chính xác của công tác giám sát. Đồng thời, kế hoạch này cũng là một tài liệu quan trọng giúp cơ quan chức năng theo dõi và điều chỉnh quá trình giám sát khi cần thiết.

Ngoài ra, việc xử lý khi người bị giám sát vi phạm quyết định cấm tiếp xúc cũng được quy định vô cùng chặt chẽ giúp tăng cường hiệu quả và tính răn đe của lệnh cấm.

Trước đây, theo quy định tại Khoản 2 điều 27 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, người được phân công giám sát phải tự yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc, trường hợp tiếp tục vi phạm mới báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.

Nhưng theo như thông tư quy định, nếu người bị giám sát có hành vi vi phạm, người được phân công giám sát phải báo cáo ngay cho Công an xã tiến hành kiểm tra, xác minh và lập biên bản. Điều này rất quan trọng trong việc ngăn chặn các hành vi bạo lực tiếp tục xảy ra hoặc leo thang. Những biện pháp xử lý từ báo cáo, tạm giữ hành chính đến xử lý hành chính hoặc hình sự tùy theo mức độ vi phạm, đều là những cơ chế bảo vệ thiết yếu cho nạn nhân. Quy định này không chỉ thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật mà còn tăng cường trách nhiệm cá nhân, góp phần xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho mọi thành viên trong gia đình.

Việc quy định rõ về trình tự kết thúc giám sát trong các trường hợp cấm tiếp xúc liên quan đến bạo lực gia đình cũng là một điểm mới đáng chú ý, nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của các bên liên quan... Quy định này đảm bảo quá trình giám sát được thực hiện một cách nghiêm túc, có sự kiểm soát chặt chẽ từ nhiều cấp độ, đồng thời duy trì tính kịp thời và nhất quán trong quá trình giám sát.

Bên cạnh đó, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp thực hiện việc giám sát, nhìn chung, Điều 11, 12, 13 và 14 dự thảo Thông tư này đã phân định rõ ràng trách nhiệm của từng bên trong việc phối hợp giám sát, tạo ra một hệ thống giám sát đồng bộ, hiệu quả và đảm bảo tính khả thi trong thực hiện việc giám sát.

Theo quan điểm cá nhân của luật sư Tuấn Anh, so với trước đây, dự thảo Thông tư này có thể mang đến nhiều cải tiến tích cực, giúp tạo nên hành lang pháp lý vững vàng, bảo vệ tốt hơn cho các nạn nhân và ngăn chặn hiệu quả các hành vi bạo lực gia đình. Những cải tiến này không chỉ thể hiện sự tiến bộ trong tư duy lập pháp mà còn đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong công tác phòng, chống bạo lực gia đình hiện nay.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Công an tìm người gửi tiền vào một doanh nghiệp vàng bạc ở Nghệ An

Pháp luật - 11 giờ trước

GĐXH - Công an tỉnh Nghệ An đang điều tra vụ việc một doanh nghiệp vàng bạc ở huyện Yên Thành mở sổ tiết kiệm như ngân hàng, huy động vốn của người dân.

Trốn thuế, một giám đốc công ty bị khởi tố

Trốn thuế, một giám đốc công ty bị khởi tố

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH – Công an tỉnh Lâm Đồng bước đầu xác định, trong quá trình kinh doanh, công ty do Lê Công Tuấn làm giám đốc đã có hành vi trốn thuế...

Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.

Nghĩ mình bị "nhìn đểu", 2 thanh niên đâm người suýt chết

Nghĩ mình bị "nhìn đểu", 2 thanh niên đâm người suýt chết

Pháp luật - 12 giờ trước

Sau cuộc nhậu, 2 thanh niên ở tỉnh Quảng Nam nghĩ rằng người khác "nhìn đểu" mình nên giở thói côn đồ, dùng hung khí tấn công gây thương tích.

Trên đường tuần tra, Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép ma túy

Trên đường tuần tra, Cảnh sát giao thông phát hiện, bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép ma túy

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình tuần tra kiểm soát địa bàn, Tổ tuần tra kiểm soát của Đội Cảnh sát giao thông - trật tự Công an huyện Ninh Hải (Ninh Thuận) đã bắt quả tang một đối tượng đang có hành vi “Tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Thừa Thiên Huế phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thừa Thiên Huế phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Mang dao vào trường học để giải quyết mâu thuẫn

Mang dao vào trường học để giải quyết mâu thuẫn

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Vì mâu thuẫn cá nhân, nhóm nam sinh hẹn gặp nhau ở nhà vệ sinh của trường, quá trình nói chuyện xảy ra xô xát, một nam sinh dùng dao đâm bạn.

Tạm giữ hình sự đôi vợ chồng ‘hờ’ tàng trữ trái phép chất ma túy

Tạm giữ hình sự đôi vợ chồng ‘hờ’ tàng trữ trái phép chất ma túy

Pháp luật

GĐXH - Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Ninh Thuận ra quyết định tạm giữ hình sự Phạm Minh Toàn (SN 2002, ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm) và Lâm Thị Bé Ngọc (SN 1994, trú tại xã Thiện Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) để điều tra về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.

Top