Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đề xuất tuyển dụng giáo viên tốt nghiệp cao đẳng liệu có hợp lý?

Thứ sáu, 15:09 05/04/2024 | Giáo dục

Đề xuất tuyển dụng giáo viên có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ GD&ĐT đang nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận.

Bộ GD&ĐT đề xuất tuyển dụng giáo viên trình độ cao đẳng

Theo Bộ GD&ĐT, tình trạng thừa, thiếu giáo viên diễn ra phổ biến tại nhiều địa phương. Đặc biệt là giáo viên dạy các môn tích hợp (Lịch sử - Địa lý, Khoa học tự nhiên), môn học mang tính đặc thù (Công nghệ, Tiếng Anh, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) nhưng chậm được khắc phục do nhiều nguyên nhân. Đa số các trường THPT chưa có giáo viên nghệ thuật (Âm nhạc, Mỹ thuật) để học sinh lựa chọn môn học theo quy định trong Chương trình GDPT 2018.

Năm học 2024 - 2025, Bộ GD&ĐT dự báo cấp tiểu học còn thiếu 6.621 giáo viên Tin học và 5.780 giáo viên Ngoại ngữ; cấp THCS: môn Công nghệ thiếu 11.598 giáo viên, môn Khoa học tự nhiên thiếu 2.366 giáo viên, môn Nghệ thuật thiếu 4.321 giáo viên. Trong giai đoạn chuyển tiếp, với yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018 cần phải bổ sung đủ số lượng giáo viên đứng lớp bảo đảm theo thực tế dự báo tăng dân số cơ học và thực hiện giảng dạy các môn học.

Bộ GD&ĐT đã phối hợp Bộ Nội vụ đề xuất Chính phủ bổ sung giáo viên mầm non, giáo viên phổ thông theo lộ trình đến năm 2026 và đã được giao bổ sung 65.980 biên chế trong giai đoạn từ năm 2022 - 2026 nhưng các địa phương vẫn không tuyển đủ số giáo viên theo biên chế được giao. Lý do được Bộ GD&ĐT đưa ra là thiếu nguồn tuyển dụng.

Bộ GD&ĐT cho biết, nếu không kịp thời tuyển dụng số giáo viên này thì tiếp tục xảy ra tình trạng thừa/thiếu cục bộ gây nhiều khó khăn cho các cơ sở trong triển khai các nhiệm vụ giáo dục, ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận bình đẳng giáo dục của một bộ phận trẻ em, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng giáo dục và gây ra sự quá tải đối với giáo viên. Trong khi đó, sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm hoặc cử nhân đào tạo chuyên ngành các môn Tin học, Ngoại ngữ, Nghệ thuật, Công nghệ có nhiều lựa chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp nên việc tuyển dụng, hợp đồng giáo viên các môn đặc thù có trình độ cử nhân theo quy định về chuẩn trình độ đào tạo rất khó khăn. Số lượng sinh viên đào tạo để dạy các môn học mới ở Chương trình GDPT 2018 (Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên) còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu.

Trước tình trạng thiếu giáo viên trầm trọng ở nhiều địa phương, Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo hồ sơ lập đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội cho phép tuyển dụng người có trình độ cao đẳng dạy một số môn học theo Chương trình GDPT 2018, để lấy ý kiến góp ý của các cá nhân, đơn vị.

Theo đó, các địa phương đang thiếu giáo viên và có biên chế sẽ được tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp cao đẳng thuộc ngành đào tạo giáo viên về Địa lý hoặc Lịch sử hoặc ngành ghép các môn. Trường hợp có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

Đề xuất tuyển dụng giáo viên tốt nghiệp cao đẳng liệu có hợp lý?- Ảnh 1.

Để giải quyết bài toán thiếu giáo viên, Bộ GD&ĐT vừa đề xuất tuyển dụng giáo viên tốt nghiệp cao đẳng.

Các địa phương cũng có thể tuyển dụng người có bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành đào tạo giáo viên về kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp hoặc ngành ghép các môn, trong đó có môn kỹ thuật công nghiệp, kỹ thuật nông nghiệp để dạy môn công nghệ cấp THCS. Trường hợp có bằng tốt nghiệp cao đẳng chuyên ngành phù hợp thì phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm dành cho giáo viên THCS.

Theo Bộ GD&ĐT, dự kiến khi thực hiện chính sách này, các địa phương sẽ tuyển dụng được khoảng 10.000 giáo viên các môn học này để thực hiện Chương trình GDPT 2018.

Chuyên gia nói gì?

Trao đổi về vấn đề này, PGS.TS. Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, dự thảo này là "chữa cháy", chỉ giải quyết phần ngọn tạm thời. Hiện nay tình trạng thiếu giáo viên vô cùng nghiêm trọng, chúng ta phải tìm ra nguyên nhân cơ bản từ đâu để tháo gỡ. "Giáo viên cần đạt trình độ đại học mà để tránh chỗ thiếu chỗ thừa như hiện nay thì nên phân cấp cho địa phương đào tạo nguồn lực và chịu trách nhiệm. Nơi nào thiếu thì đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện. Đừng nói các em không thích nghề giáo mà phải xem lại chế độ, chính sách, chủ trương đã thu hút các em chưa".

Còn theo TS. Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam, trong bối cảnh nhiều địa phương thiếu giáo viên và nguồn tuyển, chúng ta cần áp dụng các giải pháp tình thế, mềm dẻo, linh hoạt nhưng bảo đảm chất lượng; đó mới là "tức thời" thích ứng.

TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết, trình độ đào tạo là điều kiện ban đầu và bằng cấp chỉ phản ánh một phần, quan trọng là năng lực của giáo viên. Trong quá trình giảng dạy, các thầy cô sẽ tích lũy kinh nghiệm để hoàn thiện bản thân, năng lực nghề nghiệp và chuẩn trình độ. "Trên thực tế, nhiều người có bằng đại học nhưng chưa chắc dạy tốt. Trong khi người có trình độ cao đẳng nhưng có ý thức phấn đấu, tự học, tự bồi dưỡng nên chất lượng dạy tốt, được học sinh, phụ huynh, nhà trường tín nhiệm. Vì vậy, trong điều kiện nhiều địa phương đang thiếu giáo viên, nhất là một số bộ môn theo Chương trình GDPT 2018, việc tuyển dụng, hợp đồng người có trình độ cao đẳng như đề xuất của Bộ GD&ĐT tôi cho rằng hợp lý".

PGS.TS Nguyễn Chí Thành - Trưởng Khoa Sư phạm, Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, việc sử dụng người có bằng cao đẳng để dạy những môn còn thiếu giáo viên là một chủ trương đúng đắn, kịp thời, cần thiết vì trong Chương trình GDPT 2018 có một số môn lần đầu tiên xuất hiện như Tin học lớp 3 (trước đó là môn tự chọn), môn Khoa học tự nhiên, Lịch sử - Địa lý ở bậc THCS.

Lo ngại đến việc tuyển dụng giáo viên có bằng cao đẳng liệu có bị giảm chất lượng, PGS.TS Nguyễn Chí Thành cho rằng, sau khi tuyển, các trường, Phòng và Sở GD&ĐT phải có chính sách bồi dưỡng nâng cao trình độ cho những giáo viên này. Khi đó, giáo viên, học sinh sẽ cùng được hưởng lợi và đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Theo quy định của Luật Giáo dục 2019, giáo viên tiểu học, THCS, THPT phải có bằng đại học trở lên. TS. Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp (Bộ GD&ĐT) cho biết nhiều năm trước, ông đã từng cảnh báo thiếu giáo viên là điều không tránh khỏi khi áp dụng quy định này.

Theo TS. Hoàng Ngọc Vinh, với các bộ môn mang tính đặc thù có thể cho phép tuyển dụng từ trình độ cao đẳng trở lên, sau đó tiếp tục đào tạo để những giáo viên này hoàn thiện về trình độ theo quy định. "Việc tuyển dụng giáo viên cao đẳng cần được cụ thể hóa bằng Nghị quyết của Quốc hội, tạo hành lang pháp lý để các địa phương thực hiện. Nếu không có Nghị quyết của Quốc hội, địa phương tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn sẽ sai luật".

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm

Giáo dục - 17 giờ trước

GĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên

Giáo dục - 1 ngày trước

GĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội

Giáo dục - 1 ngày trước

Thêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 1 ngày trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển

Giáo dục - 2 ngày trước

Nhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm

Giáo dục - 2 ngày trước

Cùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Cô giáo cắm bản kể kỷ niệm tế nhị khiến học sinh bật cười

Giáo dục - 2 ngày trước

Thấy học sinh đùa nghịch đuổi nhau, sợ có em bị ngã, cô giáo Ngọc Linh khuyên 'cẩn thận kẻo té', không ngờ đó lại là từ về vấn đề tế nhị trong tiếng Bahnar khiến học trò cười ồ lên. Sau lần đó, cô nhờ học sinh dạy tiếng Bahnar để gần hơn với các em.

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Nhan sắc gây sốt của cô giáo Thái Nguyên vừa được vinh danh giáo viên trẻ tiêu biểu

Giáo dục - 3 ngày trước

Sở hữu vẻ ngoài xinh xắn cùng với sự tận tâm, nhiệt huyết, cô Lê Thị Khánh Hân (giáo viên dạy Âm nhạc tại Trường THCS Quang Trung, tỉnh Thái Nguyên) đang hàng ngày truyền cảm hứng cho công tác giáo dục và phong trào thiếu nhi.

Top