Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi tiểu đêm không hẳn là dấu hiệu của tuổi già mà còn có thể ẩn chứa nhiều bệnh nghiêm trọng

Thứ hai, 19:39 01/04/2019 | Sống khỏe

Cảnh báo, đi tiểu đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng như ung thư, tiểu đường, bệnh tim.

Bạn đã bao giờ thức dậy giữa đêm đi tìm nhà vệ sinh?

Nhiều người xem việc thức dậy đi tiểu đêm thường xuyên là một dấu hiệu ngày càng già đi, nhưng các chuyên gia cảnh báo đó có thể là dấu hiệụ của một căn bệnh chết người.

1/3 người trưởng thành trên 30 tuổi thức dậy vào ban đêm để đi tiểu, tỷ lệ này tăng lên hai trên ba với những người lớn hơn 65 tuổi.

Giáo sư tiết niệu Philip Van Kerrebroeck, tại Đại học Maastricht, cảnh báo rằng đó có thể là tình trạng "tiểu đêm".

Tiểu đêm là gì?

Những người mắc bệnh tiểu đêm thường sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn một lần trong đêm.

Giáo sư Kerrebroeck, biên tập viên của trung tâm nghiên cứu về tiểu đêm, nói: "Mọi người nghĩ rằng thức dậy đi tiểu vào ban đêm chỉ là một phần của quá trình lão hóa, nhưng không phải. Giấc ngủ kém có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn, vì vậy những người thức dậy nhiều lần trong đêm nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra. Nhưng tin tốt là bệnh tiểu đêm có thể được điều trị nên bạn không cần phải tự chịu đựng".

Việc đó không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm gián đoạn giấc ngủ.

Giấc ngủ đêm bị phá vỡ có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hệ thống miễn dịch suy yếu, bệnh tim và thậm chí một số bệnh ung thư .

Nó cũng có thể gây ra các vấn đề thần kinh như lo lắng, trầm cảm và rối loạn tâm thần.

Giáo sư Kerrebroeck cho biết thiếu ngủ có thể ảnh hưởng đến tất cả các hình thức hoạt động trí óc, khiến việc tập trung, ghi nhớ mọi thứ và tiếp thu các kỹ năng hoặc sự kiện mới trở nên khó khăn hơn nhiều.

Còn bệnh đa niệu (đái tháo) thì sao?

Tiểu đêm có thể được gây ra bởi việc cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu, đây có thể là triệu chứng của các bệnh ghiêm trọng hơn.

Đi tiểu quá nhiều, được gọi là đa niệu (đái tháo), là khi bạn đi tiểu hơn 2,5 lít mỗi ngày.

Điều này có thể xảy ra bởi vì bạn đang uống quá nhiều chất lỏng, hoặc nó có thể là triệu chứng của một bệnh nghiêm trọng hơn nhiều - bệnh tiểu đường loại 2.

Nó cũng có thể là một dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang, sỏi thận, suy thận và tuyến tiền liệt mở rộng ở nam giới.

Một người mắc bệnh tiểu đường loại 2 có quá nhiều đường trong máu. Thận phản ứng với điều đó bằng cách xả nó ra khỏi máu và vào nước tiểu, dẫn đến nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn.

Tương tự như vậy, nếu bạn có vấn đề với thận, chẳng hạn như sỏi, thì bạn sẽ đi tiểu thường xuyên hơn và vấn đề có thể thay đổi cách thận hoạt động.

Nếu bạn thường đi nhiều hơn bạn nghĩ là bình thường và bắt đầu bị đau lưng, sụt cân, đổ mồ hôi đêm, yếu chân hoặc sốt, bạn nên đi khám bác sĩ gia đình.

Làm gì để điều trị bệnh tiểu đêm?

- Giảm lượng nước uống trước khi đi ngủ. Bạn nên uống muộn nhất lúc 8 giờ tối thay vì 10 giờ tối. Tuy nhiên, đảm bảo bạn vẫn uống đủ 2 lít nước mỗi ngày (6-8 cốc chất lỏng). Việc giảm lượng uống không có tác dụng nếu không phải hiện tại bạn đang uống nhiều nước.

- Hạn chế sử dụng uống có chứa caffeine, như trà, cà phê, sô cô la và cola và rượu. Nó có thể gây kích thích bàng quang và làm thay đổi chu trình giấc ngủ.

- Nếu hay bị sưng mắt cá chân, hãy ngồi hoặc nằm trong khoảng một giờ trong ngày, nâng chân và bàn chân ngang hoặc cao hơn tim.

- Một số loại thuốc làm cho cơ thể sản xuất nhiều nước tiểu hơn (ví như viên nước cho huyết áp cao). Nếu không chắc chắn liệu thuốc có thể gây ra bệnh tiểu đêm hay không, hãy hỏi bác sĩ. Không được ngừng dùng thuốc thường xuyên mà không có chỉ định của bác sĩ.

- Hãy xem liệu có bất cứ điều gì làm phiền giấc ngủ của bạn không. Căn phòng quá sáng hay quá lạnh cũng có thể đánh thức bạn. Nếu bị tình trạng đau đớn làm phiền giấc ngủ, hãy đến gặp bác sĩ. Giảm những giấc ngủ ngắn vào ban ngày để xem nó có giúp bạn ngủ ngon hơn vào ban đêm không. Ngoài ra, tránh các chất kích thích như đồ uống có chứa caffeine trước khi đi ngủ.

Theo Helino

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 7 phút trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 10 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 17 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 18 giờ trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Nóng gan nguy hiểm thế nào? Làm gì để 'giải nhiệt' cho gan sau kỳ nghỉ lễ

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Nóng gan là bệnh lý rất dễ tái phát, nhất là sau kỳ nghỉ lễ nắng nóng, uống nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều đạm, dầu mỡ. Nếu không được điều trị sớm sẽ giảm chức năng gan mãn tính, gây bệnh viêm gan, thậm chí là ung thư gan.

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Nghẹt mũi kéo dài: Nguyên nhân và cách cải thiện nhờ thảo dược

Sống khỏe - 21 giờ trước

Thông thường, bệnh nghẹt mũi có thể tự khỏi trong khoảng vài ngày đến vài tuần (2, 3 tuần). Nhưng nếu bạn bị nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, thêm vào đó là các chứng đau tai, ù tai, đau họng… chứng tỏ rằng bạn đã bị viêm mũi họng và bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

5 loại vitamin cần thiết cho cơ thể, bổ sung như thế nào?

Sống khỏe - 23 giờ trước

Vitamin rất cần thiết để cho cơ thể khỏe mạnh. Mặc dù không có gì thay thế cho việc ăn uống lành mạnh, nhưng thực phẩm bổ sung có thể giúp bù đắp lượng vitamin thiếu hụt qua thực phẩm…

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 1 ngày trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Top