Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch bệnh mùa hè 2019 gia tăng và bất thường: Nếu còn nghi ngại việc tiêm vaccine, hãy đến phòng cấp cứu để thấy hậu họa

Thứ sáu, 08:00 14/06/2019 | Y tế

GiadinhNet - Tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác Phòng, chống dịch bệnh, công tác tiêm chủng và an toàn tiêm chủng năm 2019 do Bộ Y tế tổ chức đầu tuần này, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh, thời gian tới, tình hình dịch bệnh vẫn còn nhiều tiềm ẩn diễn biến phức tạp, nguy cơ bệnh mới nổi và nguy hiểm trên thế giới có khả năng xâm nhập vào nước ta.


Tiêm vaccine 5 trong 1 mới (DPT-VGB-Hib do Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất) cho trẻ ở Hà Nam. Ảnh: TL

Tiêm vaccine 5 trong 1 mới (DPT-VGB-Hib do Viện Huyết thanh Ấn Độ (SII) sản xuất) cho trẻ ở Hà Nam. Ảnh: TL

Nhiều bệnh dịch gia tăng và bất thường

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay, thời gian qua số trường hợp mắc sởi trên toàn cầu đã tăng 300%, bùng phát mạnh tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Madagascar khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có nhiều quốc gia trước đây đã công bố loại trừ bệnh sởi.

Bên cạnh đó, thời tiết nóng bất thường, mưa nhiều khiến cho bệnh sốt xuất huyết có chiều hướng gia tăng. Nắng nóng cũng làm cho các bệnh tay chân miệng, viêm màng não, viêm não Nhật Bản B... đều có xu hướng gia tăng.

Trao đổi với PV Gia đình & Xã hội, PGS.TS Trần Minh Điển - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, hiện bệnh viện có khoảng 7 trẻ mắc viêm não Nhật Bản B, tập trung ở nhóm 3-15 tuổi. Trong khi đó, mùa nắng nóng như hiện nay cho đến tháng 9 - 10 là thời điểm tăng các ca viêm não Nhật Bản.

Từ đầu năm đến nay, tại bệnh viện này có khoảng hơn 20 trường hợp mắc viêm não Nhật Bản, chiếm khoảng 30% - 40% trong tổng các loại viêm não, chưa có ca tử vong… Hầu hết bệnh nhân được nhận định là những ca bệnh nặng, đã có co giật, hôn mê, kèm các biến chứng nhiễm trùng khác. Dù các bác sĩ rất cố gắng xử lý sớm phác đồ viêm não Nhật Bản nhưng tỷ lệ để lại di chứng rất cao (về tinh thần, vận động, trẻ không tiếp xúc được như bình thường, chân tay yếu, tăng trương lực cơ). “Điều này rất đáng ngại, bởi dù có sống, trẻ có di chứng cũng có cuộc sống khó khăn”, PGS.TS Trần Minh Điển chia sẻ.

Hiện tại Bệnh viện Nhi Trung ương có 40 ca mắc sởi nặng, bội nhiễm. Tại Bệnh viện Bạch Mai, TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới cho biết, dịch sởi năm nay có nhiều diễn biến bất thường. Dù đã giữa hè, chưa phải cao đột biến như năm 2014 nhưng số ca mắc lên tới hàng trăm ca/ tháng trong hè 2019.

Thông thường, dịch sởi bùng phát mạnh vào mùa Đông - Xuân, khi vào hè thì số ca mắc sẽ giảm mạnh và hết. Thế nhưng năm nay, dù hiện đã vào giữa mùa hè, số ca bệnh vẫn tiếp tục gia tăng. Trong tháng 5/2019, tại Trung tâm Bệnh Nhiệt đới tiếp nhận khoảng 70 ca bệnh sởi. Con số này vẫn có xu hướng tăng cao. Số bệnh nhân người lớn mắc sởi chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn so với mọi năm, nhất là độ tuổi từ 25-35 tuổi. Ngoài sởi, tại Trung tâm bệnh nhiệt đới – Bệnh viện Bạch Mai cũng tiếp nhận nhiều ca thủy đậu, quai bị. Dù hai bệnh này được coi là các bệnh mùa Đông - Xuân. Lượng bệnh nhân mắc cúm trong tháng 5 tại Trung tâm lên tới hàng trăm ca.

Hãy đưa con đi tiêm vaccine

Viêm não Nhật Bản diễn tiến rất nhanh, có thể sau 3 ngày, thậm chí một ngày, bệnh nhân đã có biểu hiện co giật, rơi vào hôn mê, phải thở máy, có thể chỉ 1-2 ngày là trẻ tử vong. Nguy hiểm hơn là bệnh để lại những di chứng thần kinh về sau. Trong khi đó, 100% bệnh nhân bị bệnh này tại Bệnh viện Nhi Trung ương đều chưa tiêm hoặc tiêm không đầy đủ số mũi phòng viêm não Nhật Bản. Điều này xảy ra tương tự với bệnh sởi ở các bệnh viện. PGS.TS Trần Minh Điển khẳng định khi tiêm vaccine vào, đương nhiên cơ thể trẻ sẽ có phản ứng để tạo miễn dịch đặc hiệu chống đỡ lại virus, mầm bệnh.

"Có vào bệnh viện, chứng kiến cảnh những bệnh nhân bị viêm não di chứng thần kinh, bại não, dù được cứu sống nhưng phải sống thực vật cả đời, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội thì mới thấy sự cần thiết của việc tiêm vaccine", PGS.TS Trần Minh Điển nói.

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, số bệnh nhi mắc ho gà tăng nhiều hơn, rất nhiều ca bệnh nặng, cũng vì bệnh nhi không tiêm vaccine, dù vaccine phòng ho gà có từ lâu, tiêm miễn phí. Do đó, PGS.TS Trần Minh Điển cho rằng, nếu còn nghi ngại chuyện tiêm phòng vaccine cho con, cha mẹ hãy vào các buồng bệnh cấp cứu, hồi sức tích cực để thấy hậu họa do việc từ chối vaccine gây ra.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh cần phải truyền thông chủ động phòng chống dịch trước rồi đến chữa bệnh. Về công tác điều trị, các bệnh viện phải sàng lọc, phân loại bệnh tránh chẩn đoán nhầm lẫn hoặc bỏ sót ca bệnh nặng, phân luồng, phân tuyến, cách ly trong điều trị... để giảm quá tải và lây nhiễm chéo cho người bệnh, không để quá tải gây hoang mang dư luận.

Bộ trưởng Bộ Y tế khuyến cáo người dân, các bệnh đã có vaccine phòng bệnh như sởi, viêm não Nhật Bản… thì người dân cần thiết phải tiêm vaccine phòng bệnh, không để dịch bệnh bùng phát. Các đơn vị tiêm chủng thực hiện nghiêm túc an toàn tiêm chủng, sàng lọc thật kỹ tiền sử của trẻ và khi có tai biến xảy ra thì cần xử lý kịp thời.

Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XII về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới đặt mục tiêu tới năm 2025, tỉ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu 95% với 12 loại vaccine.

Để nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở, Nghị quyết cũng yêu cầu củng cố vững chắc hệ thống tiêm chủng. Tăng số vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng phù hợp với khả năng ngân sách.

Bên cạnh đó, một trong những mục tiêu mà Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 đề ra là chủ động phòng, chống dịch bệnh, phát hiện sớm, kịp thời khống chế, không để dịch lớn xảy ra; giảm tỷ lệ mắc, tử vong một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong đó, Dự án 2 (Tiêm chủng mở rộng) với mục tiêu giữ vững các kết quả đã đạt được, tiến tới khống chế và loại trừ một số bệnh có vaccine phòng ngừa; củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống tiêm chủng.

Sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu Y tế- Dân số, Việt Nam tiếp tục giảm số mắc, số chết của nhiều bệnh dịch nguy hiểm; bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ trên 95% cho trẻ em dưới 1 tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ; Chúng ta đã sản xuất thành công vaccine sởi, vaccine phối hợp Sởi - Rubella đạt tiêu chuẩn GMP…

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Bé 1 tháng tuổi suýt mất mạng vì bố mẹ tự chữa bệnh tiêu chảy cho con theo "bài thuốc dân gian truyền miệng"

Y tế - 2 giờ trước

May mắn, bé đã được đưa đến bệnh viện kịp thời, sau khi được xử trí cấp cứu, dùng thuốc giải độc đặc hiệu và theo dõi sát, tình trạng bé đã dần ổn định.

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 1 ngày trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 1 tuần trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Top