Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch cúm A/H5N1: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang

Thứ tư, 07:00 22/01/2014 | Y tế

GiadinhNet - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa xác nhận trường hợp đầu tiên mắc và tử vong do cúm A/H5N1 tại nước ta năm 2014. Đó là một bệnh nhân nam, 52 tuổi, cư trú tại thôn 2, xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

 
Dịch cúm A/H5N1: Không chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang 1

Nhiều người dân còn thờ ơ với việc phòng chống cúm A/H5N1. Ảnh: Chí Cường.

 
Bệnh nhân đầu tiên tử vong do cúm A/H5N1
 
Ngày 17/1, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Bình Phước và được chẩn đoán viêm phổi nặng nghi do virus. Tuy nhiên, tổn thương phổi tăng nặng rất nhanh, bệnh nhân khó thở liên tục nên đến ngày 18/1, gia đình xin chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TPHCM. Do bệnh đã quá nặng, bệnh nhân đã tử vong ngay trong ngày hôm đó.
 
Mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân được Viện Pasteur xét nghiệm, kết quả dương tính với cúm A/H5N1. Qua điều tra dịch tễ cho thấy, gia đình bệnh nhân có giết mổ, ăn thịt vịt. Gia đình bệnh nhân và khu vực xung quanh có hiện tượng gà ốm chết không rõ nguyên nhân.
 
Ông Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, năm 2013 và đầu năm 2014 khi giám sát đàn gia cầm thì vẫn thấy xuất hiện cúm A/H5N1. Biện pháp phòng dịch hiện nay vẫn là phải bao vây, xử lý dịch, chống phát tán.
 
Bộ Y tế đã chỉ đạo quyết liệt, Cục Y tế dự phòng đã đưa ra thông báo,  tăng cường kiểm soát đàn gia cầm, kiểm soát các ổ dịch.

“H5N1 vẫn lưu hành trên gia cầm, có những ổ dịch gây ra gia cầm chết. Chỉ khi xét nghiệm mới biết rõ nên người dân cần chủ động phòng tránh. Ngoài H5N1 thì cúm A/H7N9 hiện cũng đang tiến sát vào Việt Nam, nguy cơ xâm nhập cúm này là rất lớn. 70% bệnh nhân phơi nhiễm ở Trung Quốc vì cúm A/H7N9 là lây từ gia cầm sang người”, ông Trần Đắc Phu cho biết.

Theo ông Trần Đắc Phu, hiện nay một số tỉnh của Trung Quốc dịch cúm A/H7N9 đang bùng phát trở lại. Tại Quảng Đông, dịch cúm cũng đang bùng phát, đây là một tỉnh có người qua lại Việt Nam rất lớn.
 
Ngoài ra, học sinh, sinh viên Việt Nam học tại Trung Quốc về Việt Nam ăn Tết cũng sẽ có nguy cơ mang mầm bệnh về, do vậy cần phải quyết liệt ngăn chặn nạn nhập lậu gia cầm và tăng cường công tác phòng, phát hiện bệnh.

Hiểu biết đúng, không hoang mang

Mùa đông xuân, dịch cúm phát triển nhiều, đây cũng là dịp Tết Nguyên đán nên người Việt Nam tiêu thụ gia cầm cao, nên phải thực hiện mọi biệt pháp để phòng tránh.

Việt Nam hiện mang nhiều chủng cúm, vì vậy, lo ngại về việc các chủng kết hợp hoặc biến chủng là điều không thể loại trừ. Có thể biến từ chủng nặng sang nhẹ hoặc ngược lại. Phải nghiên cứu mới biết được có xuất hiện chủng mới hay không, độc lực cao hay không.

Vừa qua, Cục Y tế dự phòng đã tham mưu tổ chức Hội nghị trực tuyến về Y tế dự phòng và An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Hội nghị do Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì, với sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT cùng hệ thống y tế dự phòng các tỉnh, huyện trên cả nước. Bộ Y tế đã rốt ráo tổ chức họp Ban Phòng chống dịch, khẩn trương gửi Công điện tới UBND các tỉnh yêu cầu tăng cường giám sát dịch, đặc biệt là ở các cửa khẩu. 

Ngày 20/1 vừa qua, Cục Y tế dự phòng đã tổ chức kiểm tra dịch ở Lạng Sơn. Tại chợ Đồng Đăng, tình hình vệ sinh chưa được đảm bảo, chợ bán gia cầm gần hàng quần áo, giết mổ nhỏ lẻ, vệ sinh không đảm bảo nên nguy cơ khi có dịch sẽ bị lây nhiễm rất cao.

Theo ông Trần Đắc Phu, ngoài việc giám sát, phòng tránh, cần truyền thông để người dân biết về tình hình dịch bệnh, giúp họ có những thông tin cần thiết để không chủ quan nhưng cũng không lo lắng thái quá.
 

Theo ông Trần Đắc Phu, những hộ chăn nuôi lớn, cần phải bảo hộ lao động, vệ sinh chuồng trại. Người dân phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, giết mổ gia cầm cần phải đeo khẩu trang. Phải sử dụng gia cầm có nguồn gốc, cần ăn chín uống sôi, kể cả có virus nhưng nấu chín ở nhiệt đô cao thì virus cũng không có khả năng sống sót. Cấm sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không tiếp xúc, ăn thịt gia cầm bệnh, cần rửa tay bằng xà phòng.

Không tiếp xúc với gia cầm ốm, bệnh, không ăn gia cầm bị bệnh. Những người sau khi ăn gia cầm có biểu hiện sốt, ho, khó thở cần đi khám. Những hộ chăn nuôi  khi có dấu hiệu dịch cần thông báo cho cơ quan chức năng để phối hợp giải quyết.

Hoài Nam

hoangthanhthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 2 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 3 ngày trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 4 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 5 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 5 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Top