Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp, bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh cần làm ngay điều này!

Chủ nhật, 08:39 27/08/2023 | Y tế

GĐXH - Hiện dịch sốt xuất huyết, chân tay miệng, đặc biệt là đau mắt đỏ đã và đang diễn biến phức tạp. Chưa hết tháng 8/2023 nhưng số lượng ca khám đau mắt đỏ tại viện Mắt Trung ương là 2.419 ca, gần gấp đôi tháng 6.

Bệnh lây lan nhanh

Chị Hoàng Tuyết (Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội) vừa đăng ký khám mắt cho con tại Bệnh viện Mắt Trung ương vừa lo lắng: "Bé nhà tôi 5 tuổi thì 2 năm liền đều dính đau mắt đỏ vào thời điểm này. Năm ngoái bị lây mẹ còn năm nay thì lây từ bạn học mẫu giáo, nhưng bệnh năm nay có vẻ nặng hơn. Hôm nay là lần thứ hai đến khám mà mắt con vẫn còn đỏ, sưng, chảy nhiều dịch".

Còn tại một trường mầm non tư thục trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) cô giáo Thuỳ Linh chủ nhiệm lớp mẫu giáo lớn cho biết, lớp có 23 cháu thì có đến 10 cháu xin nghỉ vì bị đau mắt đỏ. Nhà trường thường xuyên phải vệ sinh đồ dùng của các cháu hàng ngày, phun khử khuẩn để phòng tránh lây nhiễm cho các bạn còn lại.

Dịch đau mắt đỏ đang diễn biến phức tạp, bác sĩ khuyến cáo các phụ huynh cần làm ngay điều này! - Ảnh 1.

Khám và điều trị cho bệnh nhân đau mắt đỏ. Ảnh: TL

Theo Bác sĩ Hoàng Cương - Bệnh viện Mắt Trung ương, dịch đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc cấp năm nay diễn biến khá phức tạp, hầu hết đều do virus nhóm Adenovirus gây ra. Bệnh luôn kèm theo đỏ mắt và có thể có giả mạc. Các biểu hiện khác là hơi sợ sáng, sưng phù kết mạc, xuất huyết nhẹ dưới kết mạc. Mắt còn lại cũng bị bệnh, thường sẽ xảy ra sau 4-5 ngày kể từ ngày khởi phát, biểu hiện nhẹ hơn so với mắt thứ nhất do cơ thể đã bắt đầu có miễn dịch chống lại virus. Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho virus này, chỉ có điều trị bổ trợ và thực hiện các biện pháp vệ sinh nhằm ngăn chặn bệnh lây lan.

Virus nhóm Adenovirus từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân gây viêm kết mạc hàng đầu, tỷ lệ bệnh lây nhiễm trong gia đình khoảng 10-50%, lây lan qua tay nhiễm bệnh, giấy, khăn, bể bơi, thuốc và dụng cụ y tế nhiễm bẩn hoặc cũng có thể qua giọt bắn từ mũi, qua hắt hơi... Bất cứ vật gì mà bệnh nhân chạm vào cũng có thể là nguồn lây tiềm tàng. Nhiễm virus có thể tự kiềm chế nhưng cũng có khi lan tràn gây suy đa phủ tạng trên những bệnh nhân suy giảm miễn dịch. Viêm nặng có thể gây tai biến mù loà.

photo-1693056244549

Các biểu hiện khác nhau của đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp)

Điều trị viêm kết mạc ở trẻ em phức tạp hơn

Cũng theo Bác sĩ Hoàng Cương, viêm kết mạc trên trẻ em thường nặng do miễn dịch tại chỗ của trẻ còn non yếu, các mô mềm quanh mắt của trẻ còn lỏng lẻo nên dễ bị phản ứng sưng phù trầm trọng. Với trẻ nhũ nhi bệnh hay kèm với việc xuất hiện giả mạc hay chảy máu mắt.

Điều trị viêm kết mạc ở trẻ em phức tạp hơn, kéo dài hơn người lớn, đòi hỏi công sức của giới chuyên môn lẫn cha mẹ trẻ. Trẻ có thể phải đến viện để bóc giả mạc vài lần ở thể viêm kết mạc có giả mạc. Các biến chứng có thể gặp là trầy xước giác mạc, viêm giác mạc gây sẹo và loạn thị sau này, phản ứng màng bồ đào.

Viêm kết mạc vẫn là bệnh lành tính, chữa được, ít có biến chứng và di chứng. Tuy nhiên biến chứng và di chứng vẫn là chuyện có thật, xảy ra hàng ngày (khoảng 10-15%). Với trẻ em cần đặc biệt lưu ý vì bé không biết nói, quấy khóc khiến cho việc tra nhỏ thuốc và khám mắt chi tiết khó khăn.

Những tiềm ẩn của diễn biến nặng phải luôn được cân nhắc như: suy dinh dưỡng, miễn dịch kém, đang mắc viêm hô hấp hoặc bệnh tai mũi họng, tiêm chủng chưa đủ, diễn biến tại mắt trở nặng bất thường: trẻ sợ sáng, quấy khóc, sưng nề phát triển nhanh, ánh mắt mờ đục, có mủ ở lòng đen... để chuyển đến chuyên khoa Mắt chuyên về bệnh trẻ em điều trị sớm.

Vì vậy, Bác sĩ Hoàng Cương khuyến cáo, cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám khi thấy mắt sưng, đỏ mắt, ra gèn nhiều để kịp thời phát hiện và điều trị, tránh biến chứng sau này.

Một số lưu ý phòng tránh lây nhiễm trong mùa dịch đau mắt đỏ:

- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.

- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.

- Không dùng tay dụi mắt.

- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.

- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.

- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.

- Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…

- Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Tháo gỡ bất cập về gia hạn, đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong sửa đổi Luật Dược

Y tế - 4 giờ trước

Một trong những nội dung được các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu dược phẩm rất quan tâm trong Luật Dược sửa đổi liên quan đến việc đơn giản hoá thủ tục, đẩy nhanh tiến độ gia hạn về đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc...

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Bức tranh toàn cảnh và xu hướng của thị trường dược phẩm toàn cầu

Y tế - 19 giờ trước

Thị trường dược phẩm có liên quan chặt chẽ đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người. Cùng tìm hiểu bức tranh toàn cảnh và những xu hướng mới nổi của thị trường dược phẩm toàn cầu.

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

8 người trong một gia đình nhập viện nghi do ăn phải nấm độc

Y tế - 20 giờ trước

GĐXH - Sau ăn nấm khoảng 2 tiếng, bốn cháu nhỏ từ 4-7 tuổi có biểu hiện buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo đau bụng, đau đầu, chóng mặt...

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 1 ngày trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 4 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 tuần trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 1 tuần trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

Top