Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch sốt xuất huyết “báo động đỏ” vì mưa kéo dài

Thứ bảy, 11:00 19/08/2017 | Y tế

GiadinhNet - “Diễn biến dịch vẫn còn rất phức tạp, chưa thể dự báo trước được điều gì, nhất là khi thời tiết mưa nhiều như hiện nay thì các ổ bọ gậy, loăng quăng phát triển lại rất nhanh” - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh nhấn mạnh tại cuộc họp giao ban giữa ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh ở người TP Hà Nội với các quận huyện, sở ngành liên quan hôm 18/8.

Phun thuốc muỗi tại hộ gia đình. Ảnh: HP
Phun thuốc muỗi tại hộ gia đình. Ảnh: HP

Vào vùng “báo động đỏ”

Trước đó, chiều 17/8, tại cuộc họp khẩn bàn về dịch sốt xuất huyết do Bộ Y tế chủ trì, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, thông tin thành phố có 17.027 ca mắc sốt xuất huyết. Hà Nội phân loại mức độ cảnh báo dịch sốt xuất huyết theo 3 màu: đỏ, cam và vàng, trong đó có đến 12 nơi đang ở mức báo động đỏ là: Quận Đống Đa, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hà Đông, Thanh Trì, Ba Đình, Nam Từ Liêm, Thanh Oai, Thường Tín, Hoàn Kiếm.

Tại điểm nóng Hoàng Mai, trước sự bùng phát của dịch sốt xuất huyết, chính quyền địa phương, trung tâm y tế quận đã đến tận từng hộ gia đình tuyên truyền và hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh. Khơi thông cống rãnh, ao tù nước đọng, giúp người dân ngăn ngừa nguy cơ phát sinh các ổ dịch.

Ông Hồ Dũng Hiệp, trú tại tổ 30B, phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai cho biết: “Trong các khu dân cư, tổ dân phố tuyên truyền bà con giữ vệ sinh môi trường chung, không nên tích trữ nước, dụng cụ không cần thiết, có thể là nơi lăng quăng, bọ gậy phát triển. Những khu vực nào đã có người sốt xuất huyết thì phải trực tiếp báo về Ban chỉ đạo phòng chống dịch của phường để phường có trách nhiệm báo cơ quan chức năng xử lý". UBND quận Hoàng Mai đã tăng cường việc giám sát vệ sinh môi trường, phun hóa chất xử lý dịch cũng như tăng cường công tác tuyên truyền tập huấn phòng chống. 1.600 đội xung kích, với sự tham gia của 3.560 người; thực hiện phát miễn phí 1.000 chiếc màn cho sinh viên và người lao động. Hoàng Mai cũng là quận đầu tiên trên địa bàn Hà Nội huy động sự giúp sức của lực lượng quân đội tham gia phun hóa chất diệt muỗi, bọ gậy. Quận Hoàng Mai cho biết, sẽ lập biên bản nếu như phường không thực hiện nghiêm túc việc phòng trừ dịch sốt xuất huyết. Tuy nhiên, địa bàn quận Hoàng Mai có nhiều dự án xây dựng, khu đất chưa xây dựng bỏ hoang lâu ngày, mưa xuống đọng lại nhiều vũng nước, là môi trường lý tưởng cho muỗi sinh trưởng.

Tại thôn Trinh Lương, phường Phú Lương, quận Hà Đông, người dân mất ăn, mất ngủ vì dịch sốt xuất huyết gõ cửa nhiều gia đình. Gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết (45 tuổi) có tới 3 người nhiễm dịch sốt xuất huyết, đã gần hai tháng nay gia đình bà mất ăn, mất ngủ vì dịch. Bà Tuyết cho biết: “Hiện vẫn còn con trai thứ hai của tôi điều trị tại Bệnh viện đa khoa quận Hà Đông, hai người điều trị xong được trở về nhà, nhưng chúng tôi vẫn còn bất an, lo lắng vì dịch tại khu dân cư chưa được xử lý dứt điểm. Không rõ tình trạng ăn, ngủ không yên vì dịch kéo dài đến bao giờ”.

Tổ trưởng Tổ dân phố Nguyễn Viết Đoan, phường Phú Lương thông tin, trong phường đã có thôn ghi nhận tới 62 trường hợp bị sốt xuất huyết, rất may không có trường hợp nào tử vong. Nguyên nhân khiến dịch lan rộng một phần do ý thức của người dân chưa thật sự cao, vứt rác bừa bãi không đúng nơi tập kết, không ít hộ dân chăn nuôi có chất thải ra môi trường chưa qua xử lý vào cống rãnh... tạo điều kiện cho muỗi phát sinh.

Qua ghi nhận, ở nhiều gia đình, khi ngành Y tế đến phun thuốc thì chỉ phun được ở tầng 1, không phun được hết các tầng do người dân không hợp tác. Nhiều nhà khóa cửa đi vắng cả ngày nên không thể vào nhà phun thuốc được.

Tăng nhiều gian khó vì mưa

Ở những điểm công cộng, xe phun thuốc diệt muỗi chuyên dụng của Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội xuất hiện khắp các ngõ phố để dập dịch. Tuy nhiên, chiến dịch này gặp trở ngại không nhỏ khi thời tiết Hà Nội liên tục mưa. Các bệnh ăn theo mùa mưa trong đó nổi bật là sốt xuất huyết có cơ hội gia tăng khiến bao nhiêu gia đình lo lắng vì số lượng người bệnh tăng lên từng ngày, từng giờ… Những trận mưa lớn, diễn ra nhanh; Nhiệt độ thay đổi nhanh chóng (giữa ngày và đêm, giữa các ngày) cùng khí hậu ẩm ướt… Điều kiện khí hậu này tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi đẻ trứng nhiều hơn, loăng quăng, bọ gậy phát triển… nên có nhiều khả năng phát triển các bệnh dịch.

Những ngày qua, Hà Nội mưa rả rích, lượng mưa mới chỉ ở mức trung bình nhưng nhiều “điểm đen” trong thành phố đã bị ngập. Vòng quay “mưa ngập, nước rút lại mưa ngập” trong thời điểm dịch sốt xuất huyết bùng phát, làm người dân mệt mỏi.

Toàn thành phố thống kê được khoảng 18 điểm úng ngập nằm trên các trục đường giao thông quan trọng và khoảng 170 điểm ngập úng nhỏ ở các ngõ xóm nhỏ. Ở nhiều điểm ngập lụt, nước thải, rác thải, vùng nước đọng là môi trường thuận lợi để muỗi và virus sinh sôi, nguy cơ truyền bệnh là rất cao.

Không ít cư dân phản ánh, việc cơ quan chức năng vừa tiến hành phun thuốc hôm nay thì ngay hôm sau đã thấy có muỗi bay vo ve trong nhà. Ông Hà Tấn Dũng, Trưởng Khoa Ký sinh trùng và côn trùng (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội) cho biết, thuốc phun muỗi chỉ diệt tức thì con muỗi đang hoạt động, nhưng chỉ vài tiếng sau, hơi thuốc phát tán hết. Sau thời điểm đó bọ gậy nở ra muỗi thì nhà lại có muỗi vì thuốc không diệt được trứng hay bọ gậy.

Ngoài ra, trong môi trường có hai loại muỗi, một là loại muỗi gây sốt xuất huyết thường chủ yếu hoạt động ban ngày và một loại muỗi gây bệnh viêm não, sốt rét… lại hoạt động ban đêm. Do vậy, ban ngày loại muỗi này bay ra ngoài, đó cũng là thời điểm chúng ta phun thuốc nên loại muỗi này không chết. Tối đến, khi chúng ta mở cửa sổ thì muỗi lại bay vào nhà. Mỗi loại muỗi truyền một loại bệnh khác nhau và có tập tính hoạt động khác nhau.

Tại cuộc họp sáng 18/8, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh ở người TP Hà Nội đã họp giao ban với các quận huyện, sở ngành liên quan, Sở Y tế Hà Nội đề xuất thành phố cho phép phun hóa chất bằng máy phun cỡ lớn trên ô tô vào cả ban ngày chứ không chỉ phun ban đêm. Bởi, muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết hoạt động chủ yếu trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 giờ sáng.

584 xã, phường, thị trấn của Hà Nội đều đã thành lập các đội xung kích diệt bọ gậy. Toàn thành phố đã thành lập được 25.620 đội xung kích diệt bọ gậy với 62.362 người tham gia; 4.480 tổ giám sát với 9.340 người. Các đội xung kích phụ trách gần 1,8 triệu hộ gia đình. Tất cả các đội xung kích và tổ giám sát đã được tập huấn về chuyên môn kỹ thuật.

Hà Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top