Dịch sốt xuất huyết - Những biểu hiện và cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Theo nhận định của các chuyên gia, dịch sốt xuất huyết năm nay diễn biến phức tạp và đến sớm hơn mọi năm. Dựa trên chu kỳ hàng năm, đỉnh dịch có thể sẽ kéo dài đến tháng 11. Chính vì vậy, những thông tin về sốt xuất huyết vẫn nhận được rất nhiều sự quan tâm theo dõi của người dân trên cả nước.
Theo số liệu báo cáo từ Cục Y tế Dự phòng đến tháng 8 trên cả nước có hơn 90.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 24 ca tử vong. 12 quận huyện Hà Nội báo động đỏ dịch sốt xuất huyết vượt TP Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước số ca mắc sốt xuất huyết với gần 20 nghìn ca mắc.
Phần lớn các trường hợp sốt xuất huyết thông thường đều được điều trị ngoại trú và theo dõi tại các cơ sở y tế. Dưới đây là một số lưu ý trong theo dõi và điều trị sốt xuất huyết tại nhà.

Không phải cứ hết sốt là khỏi bệnh
Theo diễn biến bệnh trong 3 ngày đầu tiên, người bệnh sẽ sốt cao 39 - 40 độ C, mệt mỏi, chán ăn, đau hốc mắt, đau đầu, đau nhức cơ khớp. Theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế, thời gian này không phải là thời gian nguy hiểm nhất, đa phần bệnh nhân vẫn có thể điều trị ngoại trú và tái khám theo lịch hẹn.
Từ ngày thứ 4 tính từ khi bắt đầu sốt là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh. Bệnh nhân sẽ không còn sốt cao nên thường có tâm lý chủ quan nghĩ rằng bệnh sắp khỏi nhưng đây chính là thời điểm có thể xảy ra biến chứng nặng (xuất huyết não, xuất huyết nội tạng...) cần được theo dõi.
Sử dụng thuốc thận trọng trong điều trị sốt xuất huyết tại nhà
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút Dengue gây ra. Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có vắc-xin phòng bệnh và thuốc điều trị đặc hiệu. Việc điều trị ngoại trú chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm biến chứng xấu nhằm xử trí kịp thời.
Cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên. Nếu bệnh nhân sốt cao từ 39 độ C trở lên, phải dùng thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo đang mặc và lau mát bằng nước ấm tránh để sốt quá cao dẫn đến co giật, suy hô hấp…

Lưu ý, thuốc hạ sốt chỉ được sử dụng thuốc có thành phần paracetamol đơn thuần, liều dùng từ 10 - 15mg/kg cân nặng mỗi lần, cách nhau từ 4 - 6 tiếng. Tổng liều thuốc paracetamol không được vượt quá 60mg/kg cân nặng trong vòng 24 giờ. Không được dùng các thuốc hạ sốt có các thành phần như aspirin, ibuprofen... để điều trị vì có thể gây xuất huyết.
Người bệnh không được tự ý truyền dịch tại nhà khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Bệnh nhân có thể bù dịch sớm bằng đường uống như uống nhiều dung dịch oresol, nước cam chanh, ăn thức ăn lỏng...
Các dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết cần nhập viện
1. Có biểu hiện bồn chồn, kích thích vật vã hoặc li bì.
2. Nôn nhiều.
3. Đau bụng hoặc tăng cảm giác đau.
4. Tiểu ít, số lần đi ít hơn, số lượng giảm hơn.
5. Xuất huyết: Chảy máu chân răng, chảy máu cam, đại tiểu tiện ra máu...
Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị. Tuy 3 ngày đầu tiên với triệu chứng sốt không phải là giai đoạn nguy hiểm nhưng cần lưu ý không để người bệnh sốt cao kéo dài. Thời điểm này cần theo dõi nhiệt độ cơ thể thường xuyên và có các biện pháp hạ nhiệt cần thiết. Để đảm bảo kết quả đo chính xác và thời gian cho kết quả nhanh, nên sử dụng nhiệt kế điện tử của các thương hiệu uy tín, chất lượng như Omron thương hiệu Nhật Bản.

Nhiệt kế điện tử Omron thương hiệu Nhật Bản đạt danh hiệu Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em, do người tiêu dùng, độc giả báo lao động và xã hội bình chọn. Nhiệt kế đo trán Omron MC-720 là model nhiệt kế điện tử thông minh được ưa chuộng bởi nhiều tính năng vượt trội như cho kết quả nhanh chỉ sau 1 giây, độ chính xác cao, an toàn không chứa thủy ngân, đo cách trán 1 – 3 cm không cần chạm vào cơ thể, có đèn màn hình giúp người dùng dễ dàng nhìn được trong đêm…
Khuyến mại vàng – Đón thu sang tại Omron Healthcare
Omron Healthcare kính gửi tới Quý khách hàng chương trình khuyến mãi “Khuyến mại vàng - Đón thu sang” với nhiều phần quà cực hấp dẫn. Chương trình khuyến mại được áp dụng trên toàn quốc và bắt đầu từ ngày 20/08 đến ngày 30/9/2017 (hoặc tới khi hết quà tặng).

Để biết thêm thông tin về chương trình khuyến mại, Quý khách vui lòng truy cập
https://omron-yte.com. vn/hoặc Fanpage Omron: OMRON Healthcare Vietnam
Nhà phân phối tại Hà Nội:
Công ty TNHH Tiến Thành
Địa chỉ: 15-17 Đặng Tiến Đông, Gò Đống đa, Hà Nội.
ĐT: 024-3851 5265 .
Nhà phân phối tại TP.HCM và các tỉnh
Công ty TNHH DKSH Việt Nam
Địa chỉ tại TP.HCM :Lầu 1, Tòa nhà Etown 2, 364 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình
Điện thoại: 028-3812 5801
Tại HN: Tầng 9, tòa nhà CEO, khu đô thị Mễ Trì Hạ, đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội.
ĐT : 024-3787 7979 / 024-8589 8408
Omron Healthcare xin trân trọng cảm ơn và kính chúc Quý khách hàng có nhiều sức khỏe, hạnh phúc và thành công!

Đo đường huyết lúc đói, chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Sống khỏe - 10 giờ trướcGĐXH - Xét nghiệm đường huyết lúc đói là cách nhanh và đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh tiểu đường, tiền tiểu đường và giúp điều trị hiệu quả ở các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Đã ghi nhận ca tử vong sởi ở người lớn đầu tiên trong năm
Y tế - 11 giờ trướcViện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

6 cách đơn giản để thải độc gan
Sống khỏe - 14 giờ trướcMột trong những chức năng quan trọng của gan là thải độc. Theo thời gian chức năng gan có thể trở nên suy giảm. Vậy cách nào hỗ trợ gan thải độc tốt hơn?

Mổ cấp cứu nữ sinh bị chó nhà nuôi cắn đứt thực quản
Y tế - 14 giờ trướcChú chó nhà nuôi 12 năm đột ngột tấn công bé gái 11 tuổi khiến bệnh nhi tổn thương sâu vào thực quản, phải đi cấp cứu.

Người đàn ông 41 tuổi phát hiện xơ gan thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Mặc dù đã được phát hiện xơ gan từ năm 2023, thay vì quyết tâm cai rượu, anh X. vẫn uống khoảng 500ml rượu mỗi ngày.

7 cách tự nhiên giúp làm sạch, thải độc phổi
Sống khỏe - 19 giờ trướcDuy trì phổi khỏe mạnh là điều tối quan trọng đối với sức khỏe nói chung, đặc biệt là trong bầu không khí ô nhiễm hiện nay...

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn
Sống khỏe - 22 giờ trướcMặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt
Sống khỏe - 1 ngày trướcThiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.