Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch sốt xuất huyết ở Hà Nội: Người dân ủng hộ biện pháp xử lý mạnh

Thứ sáu, 08:00 14/07/2017 | Y tế

GiadinhNet - Dịch sốt xuất huyết năm 2017 được đánh giá là có diễn biến phức tạp, tăng nhanh, đột biến, đặc biệt là tại Hà Nội. Trên cả nước đã có 14 bệnh nhân tử vong, nhiều bệnh nhân biến chứng nặng. Trong khi đó, ý thức phòng bệnh của người dân vẫn là vấn đề khiến nhà chức trách đau đầu.

Điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Khoa Cấp cứu , Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: V.Thu
Điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết ở Khoa Cấp cứu , Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: V.Thu

Biến chứng sốt xuất huyết nặng, đe dọa tính mạng

Đang điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân Bùi Thị Khuyên (43 tuổi, quê ở Nam Định, là lao động tự do ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) phải đặt ống nội khí quản, thở máy, suy tim, tiên lượng nặng do biến chứng của sốt xuất huyết.

Chị Khuyên khởi bệnh từ đầu tháng 7. Chị bị sốt cao liên tục trên 39oC, đau đầu, mỏi toàn thân, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, vào viện tuyến dưới với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue nặng, sốc giảm thể tích, phải thở oxy. Khi được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đêm 7/7, bệnh nhân đã sốt đến ngày thứ tám, huyết áp tụt, được đặt đường truyền tĩnh mạch trung tâm để nâng huyết áp lên nhưng không cải thiện, phải dùng vận mạch. Cùng ngày, bệnh nhân được hội chẩn tim mạch, chẩn đoán biến chứng suy tim.

Theo BS Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân Khuyên cho biết, khi vào viện, virus sốt xuất huyết Dengue đã gây viêm cơ tim, đe dọa tính mạng của bệnh nhân. Đây là biến chứng hiếm khi xảy ra với bệnh nhân sốt xuất huyết, thường chỉ khoảng 0,3-0,5%o. Nếu bệnh nhân nặng hơn, có thể sẽ phải dùng phương pháp ECMO (trao đổi ôxy ngoài cơ thể).

Chị Khuyên là một trong 3 bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có biến chứng rất nặng, đe dọa tính mạng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Cả 3 bệnh nhân đều mắc bệnh ở Hà Nội. Hai trường hợp còn lại đang điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực, chẩn đoán sốc sốt xuất huyết Dengue, phải lọc máu liên tục, có bệnh nhân bị xuất huyết não.

Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, từ đầu năm đến hết tuần qua, Bệnh viện tiếp nhận hơn 2.300 lượt bệnh nhân tới khám sốt xuất huyết, chủ yếu trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Nếu bệnh nhân mắc bệnh độ nhẹ sẽ được phân loại, chuyển về các bệnh viện vệ tinh của viện, có gần 650 bệnh nhân phải nhập viện, trong đó gần 30 ca diễn biến nặng. 12 ngày đầu tháng 7, đã có hơn 100 ca nhập viện vì sốt xuất huyết.

Do lượng bệnh nhân tăng nhanh, các khoa trong Bệnh viện phải chia sẻ phòng, giường bệnh. Đơn cử, những bệnh nhân nặng, sẽ được chuyển về Khoa Cấp cứu, Khoa Hồi sức tích cực. Tuy nhiên, tại Khoa Virus - Ký sinh trùng, các bác sĩ vẫn phải tăng ca trực, kê thêm giường, động viên bệnh nhân nằm ghép trong điều kiện rất khó khăn của cơ sở vật chất.

Một số hộ dân bất hợp tác

Tại miền Bắc, sốt xuất huyết đang có xu hướng tăng nhanh, Hà Nội đang là “tâm dịch”. Theo Sở Y tế Hà Nội, tuần qua ghi nhận tới hơn 900 ca mắc bệnh mới, cao hơn nhiều so với các tuần trước (chỉ 500- 600 ca). Dịch vẫn đang hoành hành chủ yếu ở các quận nội thành, như: Hoàng Mai, Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Ba Đình… Đã có một ca tử vong vì sốt xuất huyết vào tháng 5/2017, trong số hơn 4.100 ca bệnh được ghi nhận.

PGS.TS Hoàng Đức Hạnh - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, hiện chưa có vaccine phòng bệnh, chỉ có hai biện pháp là diệt muỗi trưởng thành và diệt bọ gậy, ngăn ngừa muỗi đốt truyền bệnh. Nhưng qua khảo sát, nhiều người chưa có ý thức chủ động phòng, chống dịch bệnh có thể gây chết người này.

Nhà ông Nguyễn Đình Nhâm (ở đường Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy) có tới 14 người mắc sốt xuất huyết, trong đó có cả sinh viên thuê trọ. Những bệnh nhân này đã được điều trị khỏi. Cán bộ y tế đã nhiều lần đến nhà ông Nhâm phun hóa chất, khoanh vùng ổ dịch, đồng thời tuyên truyền về cách phòng bệnh. Nhưng quay lại nhà ông Nhâm không lâu sau, đoàn kiểm tra lại phát hiện nguồn gây bệnh là các ổ bọ gậy trong số lốp xe mà gia đình ông mua về, xếp trên mái nhà để ngăn gió bão.

Gia đình ông Nguyễn Tiến Bích (cũng ở đường Phạm Văn Đồng) chuyên mua bán phụ tùng ô tô cũ. Trong khu nhà có hơn 1.800 chiếc lốp ô tô các loại, phần lớn được để ngoài trời. Mưa xuống, nước đọng trong lốp xe, tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết sinh trưởng. Sở Y tế Hà Nội cũng đã phát hiện nhiều ổ bọ gậy tại đây…

ThS Đỗ Thị Thu Hà - Giám đốc Trung tâm Y tế quận Cầu Giấy cho biết, qua kiểm tra tại hơn 39.000 hộ gia đình, phát hiện gần 2.000 dụng cụ chứa nước có bọ gậy. Tương tự, tại huyện Thường Tín, số ca mắc sốt xuất huyết nhiều hơn 4,5 lần so với năm trước. Bà Lê Thị Liễu - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, nhận thức của người dân trong chính ổ dịch còn nhiều hạn chế. Thậm chí, nhiều người không rõ nguyên nhân gia tăng dịch sốt xuất huyết nên không quan tâm vệ sinh môi trường, thiếu ý thức phối hợp khi địa phương phun hóa chất diệt muỗi.

“Khi cán bộ y tế thực hiện phun hóa chất diệt muỗi, một số hộ gia đình không hợp tác, thậm chí có những lời nói, hành động cản trở. Ở quận Thanh Xuân, cơ quan y tế không thể phun được hóa chất diệt muỗi cho 20% số hộ gia đình, trong đó có 5% hộ gia đình không hợp tác, 15% không có người ở nhà”, đại diện Sở Y tế Hà Nội dẫn chứng. Trong khi đó, chỉ cần có 10% số hộ gia đình không hợp tác, không chủ động diệt muỗi, bọ gậy thì dịch bệnh vẫn ẩn chứa và có thể bùng phát. Tại các hộ gia đình không tham gia phun hóa chất, muỗi sẽ tiếp tục sinh đẻ và tràn sang xung quanh…

Hộ dân đầu tiên tại Hà Nội bị xử phạt vì không hợp tác phun thuốc

Ngày 14/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 31/12/2013.

Tại Hà Nội, từ cuối năm 2015, thành phố đã đề xuất phạt hành chính người dân không hợp tác trong phòng chống sốt xuất huyết. Tuy nhiên, phải đến ngày 27/6 vừa qua, mới có hộ dân đầu tiên tại Thủ đô nhận quyết định xử phạt, với mức 2 triệu đồng. Đó là gia đình ông Nguyễn Tiến Bích đã đề cập trong bài viết. Ông Phạm Vũ Hòa - Chủ tịch UBND phường Mai Dịch, người ký quyết định xử phạt cho biết, đối với các hộ dân đã bị xử phạt, UBND phường sẽ tái kiểm tra, nếu không chấp hành nghiêm sẽ tiếp tục bị xử phạt, như gia đình ông Bích, nếu cố tình không chấp hành quyết định xử phạt sẽ bị cưỡng chế thi hành.

Về phía người dân, việc xử phạt này được nhiều người ủng hộ, cho rằng đó là một “biện pháp mạnh” và cần thiết của chính quyền địa phương nhằm thiết lập kỷ cương nhà nước, giúp người dân thể hiện trách nhiệm trước cộng đồng.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong

Y tế - 1 ngày trước

Tin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 5 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 1 tuần trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 1 tuần trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Top