Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch SXH vào đỉnh: Kinh hoàng bệnh nhân vào viện cười tỉnh, 3 tiếng sau chết do xuất huyết não

Thứ tư, 07:00 19/07/2017 | Y tế

GiadinhNet – Mới đây nhất, Hà Nội có thêm 1 ca tử vong vì sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong lên 15 ca trên cả nước. Các chuyên gia nhận định, dịch sốt xuất huyết năm nay có nhiều bất thường.

Ca tử vong thứ 15 vì sốt xuất huyết sống ở Hà Nội

Trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện dịch sốt xuất huyết (SXH) đang rất căng thẳng, diễn biến phức tạp ở cả phía Bắc (gồm Hà Nội), và phía Nam.

Bệnh nhân SXH Nguyễn Đình Thăng, 26 tuổi, trú tại ngõ chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội, cho biết: Xóm trọ anh có 7 người thì 5 người mắc SXH, trong đó chỉ có anh nhập viện. 2 người còn lại về quê nghỉ hè nên thoát nạn. Ảnh: V.Thu

Bệnh nhân SXH Nguyễn Đình Thăng, 26 tuổi, trú tại ngõ chợ Khâm Thiên, Đống Đa, Hà Nội, cho biết: Xóm trọ anh có 7 người thì 5 người mắc SXH, trong đó chỉ có anh nhập viện. 2 người còn lại về quê nghỉ hè nên "thoát nạn". Ảnh: V.Thu

Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, chỉ trong một tuần qua (tính từ 9-16/7), toàn Thủ đô ghi nhận hơn 1.200 ca mắc SXH mới. Trong khi đó, tuần trước, số ca mắc mới là hơn 900 ca. Điều này chứng tỏ số ca mắc mới vì SXH đang tăng với tốc độ “phi mã”. Trên cả nước, hiện ghi nhận hơn 50.000 ca mắc SXH.

PGS Kính cho biết, ngày 14/7 vừa qua, đã có thêm 1 trường hợp tử vong vì sốt xuất huyết, nâng tổng số ca tử vong vì bệnh này lên 15 ca trên cả nước.

Trường hợp tử vong năm nay 51 tuổi, ở Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. Người đàn ông này bị SXH, mắc bệnh mãn tính tiểu đường, cao huyết áp.

Trước đó, ông có nhập viện một bệnh viện tư nhân khác, diễn biến nhanh, bị xuất huyết não cùng nhiều rối loạn khác, không thể can thiệp mổ. Ngày 12/7, ông được chuyển sang Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cấp cứu, hồi sức, nhưng bệnh quá nặng nên đã tử vong 2 ngày sau đó.

Các bác sĩ cho biết, thông thường mỗi năm có 2 đỉnh dịch SXH gồm tháng 5 -6 và tháng 9. Tuy nhiên, năm nay, dịch đến sớm, với diễn biến mưa liên tục, dài ngày, mỗi lần phun thuốc diệt bọ gậy xong lại mưa (khiến trôi đi hết thuốc phun), các bác sĩ lo ngại những diễn biến phức tạp tiếp theo của dịch SXH.

Nhiều bất thường trong mùa dịch SXH 2017

Theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Văn Kính, năm nay, dịch SXH năm nay có diễn biến bất thường, do khí hậu thay đổi, mưa tầm tã, sạt lở đất, càng mưa nhiều, chỗ đọng nước (vì nước mưa là nước sạch) càng nhiều.

Mỗi một ổ đọng nước là cơ sở muỗi đẻ trứng, bọ gậy nở ra càng nhiều. Trong khi đó, thuốc phun chỉ giết được muỗi trưởng thành. Lứa bọ gậy mới nhiều hơn muỗi trưởng thành cũ.

Càng mưa gió thế này càng phải tuyên truyền cho nhân dân hiểu rằng, khi mưa gió phải càng lưu tâm diệt bọ gậy, loăng quăng. Vì không có loăng quăng, không có SXH” – PGS Kính nói.

Kiểm tra sức khoẻ một bệnh nhân mắc SXH bị biến chứng viêm cơ tim.

Kiểm tra sức khoẻ một bệnh nhân mắc SXH bị biến chứng viêm cơ tim.

Bên cạnh đó, nếu năm trước, số ca biến chứng xuất huyết nội tạng vì SXH chỉ khoảng 1-2 ca, thì năm nay, con số này lên tới 4-5 ca, đặc biệt xuất huyết não, xuất huyết tiêu hoá, chảy máu không cầm máu được, các bác sĩ cũng không can thiệp mổ được.

Đây là cảnh báo lớn” – PGS Kính nói.

Một số trường hợp nặng, hiện đang được các chuyên gia tổ chức nghiên cứu, dù tìm chưa thấy yếu tố gì đột biến nhưng bệnh nhân biểu hiện rất nặng.

Ngoài ra, nếu các năm trước, số ca mắc SXH dengue type 2 là chủ yếu, thì năm nay, lưu hành thêm 3 type khác là type 1,3,4. Trong khi đó, nếu đã mắc SXH một lần, khi mắc lại type khác, diễn biến bệnh sẽ nặng hơn.

Bác sĩ gồng mình chống dịch SXH

Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, mỗi ngày khám khoảng gần 500 người, ½ trong số đó đến khám vì SXH. Đặc biệt trong 2 tuần gần đây, số ca khám, điều trị SXH tăng đột biến. Tổng số ca mắc SXH năm nay tăng gấp 4 lần năm trước.

Bệnh viện hiện đã phải mở thêm 3 phòng khám chuyên về SXH. Những người có dấu hiệu sốt cao đột ngột sẽ được đưa vào khám này luôn không phải chờ đợi.

“Bệnh viện chỉ có 280 biên chế, lo cho gần 1.000 giường bệnh. Trong khi đó, nếu theo quy định, làm truyền nhiễm thì phải đủ 1,4 cán bộ y tế/1 giường. Hiện các bác sĩ, nhân viên y tế của viện đang căng mình ra trực” – PGS.TS Nguyễn Văn Kính nói.

Vì số bệnh nhân mắc SXH tăng mạnh, Bệnh viện đã tiến hành phân loại mức độ mắc bệnh. Nếu xác định bệnh nhân không còn nguy hiểm sẽ chuyển về tuyến dưới (ở các cơ sở bệnh viện vệ tinh của BV).

3 xe cấp cứu của BV cũng hoạt động liên tục, luân chuyển khoảng 30-40 bệnh nhân/ngày sang cơ sở 2 của BV ở xã Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội.

Bệnh viện hiện cũng đã đề nghị UBND TP Hà Nội cấp thêm tuyến xe buýt số 60B (từ bến xe Nước Ngầm – BV Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2) và số 25 (xuất phát từ BX Giáp Bát) để tiện đường cho bệnh nhân đi khám SXH ở các cơ sở của BV.

Ngoài ra, các khoa, phòng khác của BV cũng chia sẻ bệnh nhân SXH với khoa Virus – Ký sinh trùng. Hiện ½ giường ở khoa Viêm gan, Nhiễm khuẩn tổng hợp… đã giành cho bệnh nhân SXH nằm điều trị. Những ca nặng hơn sẽ được chuyển xuống nằm ở khoa Cấp cứu, Hồi sức tích cực…

Trong mùa dịch, sốt cao phải đi xét nghiệm ngay

Chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm cũng khuyến cáo, trong mùa dịch, khi thấy sốt cao phải đi xét nghiệm SXH ngay.

“Thực tế thì nhiều trường hợp diễn tiến bệnh rất nhanh. Khi sốt tới ngày thứ 3, bệnh nhân đi khám, xét nghiệm. Khi vào viện cười tươi tỉnh, chỉ 3 tiếng sau tử vong vì xuất huyết não” – PGS.TS Nguyễn Văn Kính nói.

Theo PGS Kính, SXH có diễn biến nhanh trong ngày thứ 3, mọi thứ xảy ra phần lớn trong ngày đó. Nếu đi xét nghiệm sớm, bệnh nhân có cơ hội dự phòng điều trị sớm, bổ sung tiểu cầu.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 2 ngày trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 4 ngày trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 4 ngày trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 4 ngày trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 5 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Top