Dịch vụ làm đẹp bằng phương pháp xâm lấn: Không có công nghệ nào gọi là truyền trắng
GiadinhNet - Truyền trắng được “rỉ tai” là phương pháp làm đẹp hiệu quả nhất để có làn da trắng sáng toàn thân. Tuy nhiên, sự thật của dung dịch được sử dụng để tiêm, truyền vào tĩnh mạch để làm trắng da sẽ khiến độc giả của Báo Gia đình & Xã hội bất ngờ...
Các dung dịch truyền trắng được cho là có xuất xứ từ Nhật Bản (ảnh cắt từ clip).
Bản chất của truyền trắng là gì?
Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, trên thị trường làm đẹp “xuất hiện” dịch vụ làm trắng da bằng phương pháp tiêm, truyền gọi là dịch vụ truyền trắng. Để đạt được làn da trắng sáng, khách hàng phải trải qua liệu trình 10 buổi tiêm, với tổng chi phí từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng/liệu trình, tuỳ vào độ “VIP” của từng cơ sở làm đẹp. Theo nhân viên tại các cơ sở làm đẹp, bác sĩ sẽ trực tiếp pha nhiều loại dung dịch làm trắng để tiêm, hoặc pha các dung dịch làm trắng với nước muối biển để truyền trực tiếp vào tĩnh mạch. Thời gian truyền một buổi từ 45 đến 60 phút.
Trước những vấn đề trên, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ThS.BS Hoàng Thanh Tuấn (Phòng khám chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ Hoàng Tuấn) để độc giả hiểu rõ hơn về bản chất của dung dịch truyền trắng - Glutathione (viết tắt là GSH), cũng như các tác dụng phụ của GSH đối với sức khoẻ con người.
ThS.BS Hoàng Thanh Tuấn phân tích: GSH là acid amin có tác dụng chống oxy hoá, có mặt trong thực vật, động vật, nấm và vi khuẩn. Chất oxy hoá này vô cùng quan trọng, có thể gọi là quan trọng nhất trong cơ thể con người, đồng thời có chức năng chống lại nhiều loại bệnh tật. GSH có sẵn trong cơ thể con người và trong tự nhiên. Trong cơ thể con người, GSH có mặt trong mọi tế bào và tự sản sinh để trung hoà các gốc tự do. Còn trong tự nhiên, GSH có trong thức ăn. Người có chế độ ăn uống hợp lý, khoa học thì cung cấp đủ lượng GSH trong cơ thể. Ngược lại, người nào không ăn đủ chất thì thường sẽ thiếu hụt GSH.
Trong y học, GSH được sử dụng để điều trị nhiễm độc, bệnh ung thư, điều trị tác dụng phụ của hoá trị, xạ trị, hỗ trợ điều trị các bệnh hiểm nghèo như HIV/AIDS, parkinson, tiểu đường loại 2, bệnh viêm gan hoặc thiếu hụt miễn dịch... Ví dụ, bản chất của ung thư là các tế bào bị phá huỷ dẫn đến tàn phá cơ thể. Sau quá trình xạ trị, hoá trị bằng hoá chất, cơ thể vừa bị tiêu diệt tế bào ung thư vừa bị tiêu diệt các tế bào miễn dịch. Với đặc tính là chống oxy hoá nên GSH được sử dụng trong quá trình điều trị ung thư để bảo vệ các tế bào miễn dịch của cơ thể, trước các tác dụng phụ độc hại của hoá trị liệu, khử độc và thải trừ nội dinh, ngoại sinh, tăng cường miễn dịch.
Vậy vì sao GSH có tác dụng làm trắng da? Có thể hiểu đơn giản là GSH có tác dụng trắng da là nhờ thông qua hoạt động ức chế Tyrosinase (hoạt chất tác động để sản sinh ra Melanin - sắc tố da gây thâm, nám, tàn nhang), khiến da trắng hơn. Với tác dụng chống oxy hoá mạnh mẽ, GSH giúp cho các tế bào hoạt động trơn tru, từ đó, giúp cơ thể lọc những chất không tự nhiên bên trong cơ thể như cơ thể nhiễm độc, nhiễm kim loại, các chất hoá trị, xạ trị...
Chính vì vậy, hiện nay GSH được bào chế thành 3 dạng, bao gồm dạng viên uống, dạng dịch tiêm, truyền và chiết xuất kem bôi. Tuy nhiên, dạng tiêm, truyền được “giới” làm đẹp săn đón vì phương pháp truyền thẳng vào tĩnh mạch sẽ khiến cơ thể hấp thu trọn vẹn 100% thành phần GSH.
ThS.BS Hoàng Thanh Tuấn nhận định, nhiều năm trước, thành phần để truyền trắng chủ yếu có GSH và vitamin C. Tuy nhiên, thị trường làm đẹp hiện nay xuất hiện nhiều loại sản phẩm truyền trắng, được giới thiệu là có xuất xứ từ Nhật Bản, Thuỵ Sỹ, Hàn Quốc... Những sản phẩm rao bán trên thị trường hiện nay có nhiều loại và rất có thể là hàng xách tay, hoặc nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Tại Việt Nam, dung dịch truyền trắng nói chung vẫn chưa được Bộ Y tế cấp phép sử dụng. Tại Thái Lan và một số nước khu vực Đông Nam Á, dịch vụ này được thực hiện “chui”.
Tiêm, truyền phải có y lệnh của bác sĩ
ThS.BS Hoàng Thanh Tuấn khẳng định: “Tuỳ vào từng đối tượng bệnh nhân mà GSH được chỉ định dùng ở nhiều mức hàm lượng khác nhau. Đơn cử như hàm lượng GSH để điều trị ung thư thì sẽ khác với làm trắng. Tuy nhiên, tất cả các hình thức sử dụng GSH chỉ nên dung nạp vào cơ thể liều lượng khoảng 500 - 600mg/ngày, trong vòng 4 tuần. Sử dụng GSH trong thời gian dài có thể sẽ làm giảm hoặc cắt đứt việc sản xuất GSH tự nhiên trong cơ thể. Theo tài liệu của chuyên gia y học trên thế giới, những đối tượng cần tránh sử dụng GSH gồm người dị ứng với sữa, người cấy ghép nội tạng, người có vấn đề về thần kinh như đau đầu, đau nửa đầu, người bị hen suyễn, bệnh nhân huyết áp thấp, người thường bị dị ứng với các thành phần của thuốc, chất bảo quản, bà mẹ mang thai và cho con bú, trẻ em. Đặc biệt là cần tránh với bệnh nhân có tiền sử ung thư da hoặc đang bị ung thư da, bởi tác dụng phụ của GSH là điều trị các rối loạn sắc tố da, lúc này Melanin đã bị ức chế, đồng nghĩa việc tự bảo vệ của da sẽ giảm”.
Ngay sau khi tiếp nhận các thông tin phản ánh của PV, ông Nguyễn Quang Trung, Trưởng phòng Hành nghề y dược tư nhân (Sở Y tế Hà Nội) khẳng định: “Thực tế, không có công nghệ nào gọi là công nghệ truyền trắng hay làm trắng da, cũng không có chất nào gọi là chất truyền trắng... Đây chỉ là tác dụng dụng phụ của một loại thuốc hỗ trợ thải độc gan, tăng cường miễn dịch cơ thể nên có tác dụng phụ khiến da trắng sáng, còn gọi là GSH. GSH là thuốc và phải có sự chỉ định sử dụng của bác sĩ, hoặc y lệnh của bác sĩ trước khi đưa vào cơ thể. Đồng thời, người thực hiện truyền chất này cũng phải có chuyên môn, đủ điều kiện hành nghề. Tuy nhiên, tại Việt Nam, truyền trắng chưa nằm trong danh mục được sử dụng của Bộ Y tế. Vì vậy, mọi sự tồn tại của phương pháp làm đẹp này, kể cả tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đều là thực hiện “chui”.
Theo ThS.BS Hoàng Thanh Tuấn: “Hiện tại, chưa có nghiên cứu nào đề cập đến việc sử dụng Glutathione (GSH) lâu dài có an toàn hay không, bởi chưa được thử nghiệm ở quy mô lớn để đưa ra đánh giá chính xác nhất. Tuy nhiên, cũng có báo cáo thống kê về tác dụng phụ của nhiều thể trạng cơ thể, như đầy hơi, phân lỏng, tăng cân, sốt, thậm chí là tiêu chảy và tức ngực. Tại Việt Nam, GSH đang được các cơ sở thực hiện “chui”. Khách hàng có thể áp dụng phương pháp này để làm sáng da, nhưng phải được trải qua khâu khám lâm sàng cơ thể. Đồng thời, cần chắc chắn rằng, người thực hiện phải đủ yêu cầu pháp lý hành nghề, đồng thời, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật với tính mạng khách hàng”.
Bảo Loan
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 1 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 1 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 1 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 2 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tế - 4 ngày trướcSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.
Người phụ nữ 50 tuổi ở Hà Nội đeo hậu môn nhân tạo suốt 9 năm do thói quen nhiều người hay mắc phải
Y tếGĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.