Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điểm danh những tác hại của niềng răng có thể bạn chưa biết

Thứ sáu, 14:55 17/09/2021 | Sống khỏe

Niềng răng ngày nay được xem là một thủ tục chỉnh nha khá an toàn cho người thực hiện. Tuy nhiên, cũng có một số tác hại của niềng răng mà bạn cần được biết.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha mà bác sĩ sẽ dùng một số loại khí cụ để căn chỉnh các tình trạng răng như: răng móm, răng hô, răng mọc thưa hoặc lệch. Việc thực hiện niềng răng sẽ giúp cho bạn có được hàm răng đều, sức khỏe răng miệng tốt hơn và tự tin khi giao tiếp. Thế nhưng có hay không các tác hại của niềng răng?

Liệu niềng răng niềng răng có tốt không? Và phương pháp chỉnh nha này có gây nguy hiểm gì cho người bệnh sau khi thực hiện hay không?

1. Niềng răng có nguy hiểm không?

Để có đáp án cho thắc mắc niềng răng có nguy hiểm không, đầu tiên bạn nên nắm rõ bản chất của phương pháp niềng răng là giúp điều chỉnh răng khá an toàn; giúp cho răng mọc lệch được kéo về đúng khớp cắn và đúng vị trí.

Việc niềng răng có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc chăm sóc răng miệng của bạn và trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện chỉnh nha. Nếu không may mắn, người niềng răng có thể gặp phải một số vấn đề như: răng bị tụt nướu; tuổi thọ răng bị giảm; răng bị yếu hơn; răng dễ bị nhạy cảm; các răng di chuyển sai vị trí; chức năng nhai của răng yếu đi, gây ảnh hưởng trực tiếp lên khớp thái dương.

Nếu việc niềng răng yêu cầu bạn phải nhổ răng, hãy trao đổi kỹ lường với bác sĩ để biết được sau khi nhổ răng thì niềng răng có ảnh hưởng gì không? Nên nghe tư vấn cụ thể của bác sĩ về các tác hại của niềng răng và nhổ răng khi niềng trước khi thực hiện.

Điểm danh những tác hại của niềng răng có thể bạn chưa biết - Ảnh 1.

Việc niềng răng có nguy hiểm không phụ thuộc vào việc chăm sóc răng miệng của bạn - Ảnh: oralessentials

1. Một số tác hại của niềng răng thường gặp

1.1. Khó chịu nhẹ

Tác hại của niềng răng thường gặp nhất chính là gây khó chịu, đây là tình trạng khá bình thường và hầu hết người thực hiện niềng răng dự kiến được. Bởi niềng răng hoạt động theo cơ chế di chuyển răng vào vị trí thích hợp, do đó, cảm giác khó chịu là không thể tránh khỏi.

Sau khi niềng răng, bạn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau đầu, đau răng. Tuy nhiên, các cơn đau này có thể được xử lí bằng cách dùng acetaminophen và ibuprofen. Trong trường hợp cơn đau đầu ngày càng nặng hơn, hãy thông báo với bác sĩ nha khoa bởi đây có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hơn.

1.2. Kích ứng nhẹ

Khi mới thực hiện niềng răng, miệng của bạn sẽ chưa quen với dây và mắc cài; do đó, sẽ mất một khoảng thời gian ngắn để môi có thể điều chỉnh được vị trí đúng. Trong thời gian này, có thể bạn sẽ cảm thấy bị kích ứng nhẹ.

Tuy nhiên, hiện nay có khá nhiều sản phẩm giúp giảm kích ứng kể trên, thông thường bạn sẽ được bác sĩ khuyến nghị dùng sáp chỉnh nha. Chỉ cần thoa một chút sáp chỉnh nha lên vùng cảm thấy khó chịu, bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn.

Điểm danh những tác hại của niềng răng có thể bạn chưa biết - Ảnh 2.

Đau hàm là tác hại của niềng răng khá phổ biến - Ảnh: jeffersondentalclinics

1.3. Đau hàm

Đau hàm là tác hại của niềng răng khá phổ biến, đặc biệt đối với trường hợp cần điều chỉnh hàm khi niềng răng. Trong trường hợp này, thuốc giảm đau không kê đơn có thể giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của cơn đau. Ngoài ra, cơn đau hàm sẽ tái diễn sau mỗi lần thắt chặt răng niềng.

1.4. Khó ăn, khó nhai

Khó nhai và khó ăn thức ăn là phàn nàn của hầu hết những người thực hiện niềng răng. Do đó, nhiều người sau khi niềng răng buộc phải dùng các loại thức ăn mềm, dễ nuốt hơn; chẳng hạn như các loại cháo, đồ ăn lỏng.

2. Một số tác hại của niềng răng bất thường

Rất nhiều người băn khoăn rằng niềng răng có ảnh hưởng gì không, người thực hiện niềng răng có phải đối mặt với nguy cơ nào hay không? Dưới đây là đáp án về một số tác hại của niềng răng được đánh giá là bất thường:

2.1. Vôi hóa và sâu răng

Trong một khoảng thời gian ngắn, việc niềng răng có thể cản trở người bệnh nhai thức ăn. Đặc biệt, các khoảng trống nhỏ xung quanh răng do mắc cài tạo nên lại là nơi thức ăn dễ dàng bị mắc kẹt lại; từ đó dẫn đến sự lắng đọng của vi khuẩn và mảng bám.

Điểm danh những tác hại của niềng răng có thể bạn chưa biết - Ảnh 3.

Niềng răng có thể gây vôi hóa và sâu răng - Ảnh: andolinoorthodontics

Điều này có thể gây tổn thương lên men răng, khiến răng xuất hiện một số vết trắng được gọi là vôi hoặc làm răng bị đổi màu. Ngoài ra, đây cũng có thể là nguyên nhân gây sâu răng và một số bệnh ở nướu.

2.2. Tổn thương mô mềm

Một tác hại của niềng răng phải kể đến nữa là gây tổn thương mô mềm. Người bệnh sau khi thực hiện niềng răng có thể bị nhảy cảm ở một số điểm phía trong má, nướu và môi – nơi thường xuyên tiếp xúc với khung, dây kim loại và các mắc cài.

2.3. Dị ứng

Một số trường hợp bị người bệnh có thể gặp phản ứng dị ứng với các vật liệu sử dụng trong mắc cài, chẳng hạn như niken của mắc cài kim loại hoặc cao su latex trong mắc cài nhựa đàn hồi. Nếu biết trước về dị ứng của cơ thể, hãy trao đổi với bác sĩ để tránh các vật liệu này.

Tuy nhiên, nếu người bệnh xảy ra dị ứng sau khi thực hiện niềng răng, bác sĩ buộc phải tháo mắc cài và thay thế bằng vật liệu khác cho người bệnh.

2.4. Rút ngắn chân răng

Khi răng bị di chuyển trong quá trình niềng răng, một phần xương của răng khi di chuyển sẽ bị tiêu biến và thay thế bằng xương mới. Tuy nhiên, điều này cũng có thể khiến chân răng bị rút ngắn vĩnh viễn, gây ảnh hưởng đến sự ổn định của răng về lâu dài.

Điểm danh những tác hại của niềng răng có thể bạn chưa biết - Ảnh 4.

Tác hại khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi - Ảnh: greaterhartfordortho

2.5. Răng thay đổi vị trí

Đối với những bệnh nhân không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa về việc chăm sóc răng sau khi niềng và đeo khí cụ giúp ổn định vị trí răng, răng có thể xê dịch vị trí; thậm chí, trở về vị trí cũ sau khi tháo mắc cài.

3. Cách làm giảm thiểu tác hại khi niềng răng

Tác hại khi niềng răng là điều không thể tránh khỏi, tuy nhiên, người bệnh có thể thực hiện một số điều giúp giảm thiểu rủi ro như:

- Chăm sóc răng miệng thật tốt trong thời gian niềng răng. Người bệnh nên đánh răng sau mỗi bữa ăn bằng bàn chải lông mềm để đảm bảo răng được sạch sẽ.

- Nên súc miệng sạch để đảm bảo các mẩu thức ăn không bám trên mắc cài.

- Sau khi vệ sinh răng, hãy soi gương để kiểm tra kỹ lưỡng. Dùng chỉ nha khoa cũng là cách để vệ sinh khu vực giữa khung dây và các mắc cài.

- Ngoài ra, chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp giảm thiểu tác hại của niềng răng. Hãy ăn một chế độ giảm bớt lượng tinh bột và đường. Bởi các chất này có thể gây hình thành mảng bám và sâu răng. Đặc biệt, nên hạn chế đồ ăn quá rắn, gây ảnh hưởng đến mắc cài trên răng.

- Cuối cùng, hãy thực hiện thăm khám định kỳ với bác sĩ thực hiện chỉnh nha để đảm bảo được kiểm tra sức khỏe răng miệng; và thực hiện can thiệp kịp thời nếu có tác hại của niềng răng gây biến chứng xấu.

Theo PNVN

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Cô gái 23 tuổi ở Hải Dương nôn ra máu, nhập viện gấp thừa nhận làm việc này trong buổi liên hoan

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện, cô gái 23 tuổi này thừa nhận có đi ăn liên hoan với bạn bè và có uống rượu. Do uống quá nhiều, nên có dấu hiệu buồn nôn, nôn nhiều lần, kèm theo máu...

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Y bác sĩ xếp hàng xem dị vật trong miệng người đàn ông trẻ

Sống khỏe - 13 giờ trước

Phim chụp X-quang cho thấy trong miệng của người đàn ông 41 tuổi có dị vật là chiếc kim dài 2,1cm.

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bất ngờ loại rau xuất hiện ở chợ Việt tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Rau xà lách rocket vô cùng giàu dưỡng chất, có tác dụng ngăn ngừa và hạn chế sự tiến triển của bệnh tiểu đường loại 2.

Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 19 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 21 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 22 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

Top