Điểm khác biệt giữa triệu chứng Covid-19 và cúm, cảm lạnh
Gần đây, rất nhiều người có triệu chứng nhẹ như sốt, ho khan, đau đầu không biết mình bị Covid-19 hay cúm, cảm lạnh.
Miền Bắc đang mùa nồm ẩm, tôi thấy nhiều trẻ em, người lớn mắc các bệnh truyền nhiễm như cúm, Covid-19, cảm lạnh, nhiễm virus, sốt xuất huyết... Đặc biệt số ca Covid-19 tăng nhanh những ngày gần đây khiến tôi khá lo lắng cho gia đình. Trong khi dấu hiệu ban đầu của các bệnh giống nhau như sốt, đau đầu, mỏi người, sổ mũi, ho... Bác sĩ có thể phân biệt cảm lạnh, cúm, Covid-19 chỉ qua triệu chứng lâm sàng được không? (Minh Chuyên, Hà Nội)
Bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga (Bộ Quốc phòng), tư vấn:
Covid-19, cúm mùa, cảm lạnh hay các bệnh viêm đường hô hấp có những triệu chứng phổ biến tương tự nhau gồm: Sốt hoặc cảm thấy nóng/ớn lạnh, ho khan, chảy nước mũi/nghẹt mũi, đau họng, mệt, mỏi, đau cơ hoặc đau nhức cơ thể, đau đầu…
Các triệu chứng này có thể biểu hiện các mức độ khác nhau, từ không triệu chứng đến các triệu chứng nghiêm trọng.
Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, không thể phân biệt cúm thường, cảm lạnh và Covid-19 nếu chỉ dựa trên các triệu chứng. Điều này do miễn dịch cộng đồng với Covid-19 đã ở mức cao, bởi hầu hết người dân tiêm vắc xin đủ liều hoặc đã mắc phải.
Thêm vào đó, biến chủng Omicron của SARS-CoV-2 (đang chiếm ưu thế) đã thích nghi với các biện pháp bảo vệ, biến chủng này có đặc tính lây lan nhanh, các triệu chứng không nặng, không đặc hiệu, trừ các trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch, phụ nữ có thai. Nhiều người thấy mệt, ho vài ngày, tưởng cảm lạnh, đi khám lại phát hiện mắc Covid-19 nhờ xét nghiệm sàng lọc.
Thực tế, một người có thể bị nhiễm đồng thời cả cúm, Covid-19 hay các bệnh viêm đường hô hấp khác. Do đó, họ có thể cùng lúc xuất hiện nhiều triệu chứng của các bệnh.
Để chẩn đoán chính xác buộc phải xét nghiệm. Theo tôi người bệnh khi có triệu chứng nghi ngờ trên đây nên test nhanh Covid-19 trước. Điều quan trọng của việc chẩn đoán mắc bệnh là để bảo vệ những người có nguy cơ cao, ngăn nguy cơ dẫn đến bệnh cảnh nặng và biến chứng.
Dù có những triệu chứng phổ biến giống nhau như sốt, ho hay mệt, mỏi người, nhưng với người bình thường, cúm A, B có xu hướng nặng hơn , nghiêm trọng, diễn biến lâu hơn cảm lạnh hoặc Covid-19.

Thời điểm uống cà phê đem lại nhiều lợi ích
Sống khỏe - 40 phút trướcMọi người thường có thói quen uống cà phê vào buổi sáng nhưng không phải giờ nào cũng phù hợp.

2 bệnh viện đầu ngành chạy đua cứu sống mẹ con sản phụ mắc căn bệnh nguy hiểm
Mẹ và bé - 3 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, mang thai khi đang điều trị lao kháng thuốc là trường hợp đặc biệt nguy hiểm khi vừa phải đảm bảo tính mạng cho mẹ, vừa phải bảo vệ thai nhi trong bụng.

Chỉ sau vài ngày bị sốt, người đàn ông 35 tuổi rơi vào nguy kịch do căn bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ
Sống khỏe - 5 giờ trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, bệnh nhân bị viêm cơ tim, một biến chứng hiếm gặp của sởi. Điều này khiến quá trình điều trị càng trở nên phức tạp, tiên lượng hạn chế.

7 lưu ý giúp chạy bộ an toàn, tránh đột quỵ
Sống khỏe - 5 giờ trướcChạy bộ tốt cho sức khỏe, nhưng nếu chủ quan, không tầm soát bệnh lý tim mạch và tập sai cách, người chạy có thể đối mặt nguy cơ đột quỵ bất cứ lúc nào.

5 loại thực phẩm phổ biến cải thiện tình trạng thiếu máu
Sống khỏe - 6 giờ trướcThiếu máu khiến cơ thể dễ mệt mỏi, năng lượng thấp, chán nản... có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến tim mạch (như suy tim, rối loạn nhịp tim), thiếu máu não… nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.

Người đàn ông 46 tuổi ở Quảng Ninh có sỏi thận 'khủng' như san hô do mắc sai lầm này trong nhiều năm
Y tế - 20 giờ trướcGĐXH - Kết quả thăm khám cho thấy, bệnh nhân có sỏi thận 2 bên, thận bên phải có khối sỏi lớn hình dạng giống san hô, chiếm gần hết bể thận.

Người đàn ông bị đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng
Y tế - 23 giờ trướcGĐXH - Anh P.V.A. bị một con đỉa chui vào niệu đạo trong lúc làm việc ngoài đồng. Khi phát hiện, bệnh nhân đã kịp thời dùng tay ép chặt niệu đạo để hạn chế đỉa chui sâu hơn.

AI đã và đang góp phần hỗ trợ cho quá trình khám chữa bệnh
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH - "AI đã và đang góp phần giải quyết những thách thức trong y tế dự phòng,hỗ trợ rất tốt cho đội ngũ y bác sĩ trong tình trạng quá tải bệnh viện như hiện nay" - TS BS Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhấn mạnh.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.

Điều gì xảy ra với cơ thể bạn nếu ăn sáng bằng cơm?
Sống khỏe - 1 ngày trướcBữa sáng với cơm nóng, rau và thức ăn mới nấu giúp bổ sung năng lượng, ngăn đau dạ dày, cải thiện trí nhớ sau gần 15 tiếng cơ thể không được nạp dinh dưỡng.

Mỗi ngày hai cốc nước đậu đen gừng, điều gì sẽ xảy ra với cơ thể sau một tuần?
Sống khỏeNgười uống nước đậu đen rang gừng mỗi ngày có thể cảm nhận rõ thay đổi tích cực chỉ sau một tuần.