Điểm mặt các dấu hiệu bất thường về đau dạ dày cần tới bác sĩ
Đau dạ dày là một bệnh lý phổ biến gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách.
Bệnh đau dạ dày đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây do thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học và áp lực cuộc sống.
Khi bị đau dạ dày bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu như: Đau vùng thượng vị; kém ăn, suy nhược cơ thể; ợ chua; nôn và buồn nôn; chảy máu tiêu hóa…
Đặc biệt nhiều người thường chủ quan cho rằng đó là dấu hiệu bình thường, không đáng lo. Điều này đã vô tình dẫn đến tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, làm giảm chất lượng sống. Vậy nên khi có các biểu hiện dưới đây người bệnh cần tới cơ sở y tế ngay để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. Đau vùng thượng vị dữ dội, đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu.
Khi bị đau dạ dày nếu người bệnh thấy có hiện tượng đau vùng thượng vị dữ dội, đi ngoài phân đen hoặc nôn ra máu,… là biểu của tình trạng xuất huyết dạ dày – biến chứng viêm dạ dày cấp cần cấp cứu ngay nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng xuất huyết xảy ra do uống nhiều rượu, stress quá độ. Hay do dùng một số loại thuốc như thuốc giảm đau chống viêm (aspirin), corticoid, thuốc chống đông máu… Cũng có thể do đồ ăn uống kích thích như cà phê, tiêu, ớt… làm cho ổ viêm loét dạ dày bị xung huyết chảy máu.
2. Đột ngột đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị hoặc có thể đau lan ra khắp bụng
Đây là tình trạng rất có thể biến chứng thủng dạ dày - biến chứng ngoại khoa nặng nề của viêm dạ dày cấp. Và thường gặp ở các ổ loét tá tràng, các ổ loét dạ dày và đôi khi của bệnh ung thư dạ dày. Là cấp cứu ngoại khoa thường gặp và chẩn đoán thường dễ vì đại đa số các trường hợp triệu chứng khá điển hình, rõ rệt. Hậu quả lỗ thủng ổ loét dạ dày - tá tràng là viêm phúc mạc.
Bệnh nhân đột ngột đau bụng dữ dội ở vùng thượng vị. Hoặc có thể đau lan ra khắp bụng. Sờ thấy bụng cứng,... nếu không được xử trí có thể gây biểu hiện sốc toàn thân, trụy mạch, tử vong. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện nghi ngờ trên phải gặp bác sĩ ngay vì tình trạng này có thể đe dọa tính mạng.
3. Chán ăn, ăn không ngon, ợ nóng, chướng bụng, sụt cân
Đây là một trong các biểu hiện của ung thư dạ dày – biến chứng nguy hiểm của đau dạ dày cấp. Triệu chứng của ung thư dạ dày không đặc hiệu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý dạ dày khác. Các biểu hiện như chán ăn, ăn không ngon, ợ nóng, chướng bụng hoặc đau bụng âm ỉ. Một số người có nôn hay đại tiện ra máu, sụt cân bất thường. Bệnh phát hiện sớm, điều trị sớm tiên lượng còn tốt và kéo dài được tuổi thọ.

Khi có biểu hiện bất thường về đau dạ dày thì cần tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
4. Nôn và buồn nôn
Nôn là hiện tượng người bệnh tống các chất chứa trong dạ dày ra ngoài đường miệng. Buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn ra được. Buồn nôn và nôn có thể đi đôi với nhau, nhưng cũng có khi chỉ có một dấu hiệu xảy ra đơn độc. Đây cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mà bệnh nhân nào cũng mắc phải.
Nôn nhiều sẽ dẫn đến hậu quả:
– Rách thực quản
– Rách niêm mạc thực quản vùng tâm vị dẫn đến chảy máu (Hội chứng Mallory Weiss)
– Tình trạng mất nước và điện giải do trong dịch dạ dày có chứa các điện giải Na, K và Ca. Ngoài điện giải còn có các ion H+, Cl+ do đó còn dẫn đến tình trạng kiềm hoá máu.
– Hậu quả nặng hơn của tình trạng này là hạ huyết áp và truỵ tim mạch
– Tình trạng toàn thân gầy và sút cân nhanh chóng dần dần dẫn đến suy mòn, thiếu máu, phù nề.
Các bệnh ở dạ dày góp phần quan trọng nhất trong nguyên nhân gây ra nôn: viêm dạ dày cấp, loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị, chảy máu dạ dày.
Tóm lại: Bệnh dạ dày do nhiều nguyên nhân gây ra, điều trị thường cần có thời gian dài thì bệnh nhân mới có thể bình phục. Vì thế, ngay khi gặp các dấu hiệu bất thường ở cơ quan tiêu hóa, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Ngoài ra cần có chế độ sinh hoạt khoa học để việc điều trị có kết quả tốt cụ thể, ăn nhiều rau xanh, trái cây và các thức ăn tốt cho dạ dày. Hạn chế ăn đồ cay nóng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng. Hạn chế sử dụng thức uống có gas, cồn. Thường xuyên vận động thể dục để nâng cao sức đề kháng. Tránh thức khuya, tránh căng thẳng.

5 sai lầm chết người khi dùng kem chống nắng cần tránh trong mùa hè: Số 1 làm tăng nguy cơ ung thư da
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcRất nhiều người trong chúng ta đang coi kem chống nắng như một tấm vé ra vào để nằm ngoài nắng hàng giờ. Điều này vô cùng sai lầm.

Suy thận cấp có chữa khỏi được không? 3 nhóm người có nguy cơ cao, cần cảnh giác!
Bệnh thường gặp - 3 giờ trướcGĐXH - Suy thận cấp có thể chữa khỏi triệt để. Tuy nhiên, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể nguy hiểm đến tính mạng.

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'
Sống khỏe - 6 giờ trướcMột số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này
Bệnh thường gặp - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục
Y tế - 22 giờ trướcMột nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia
Sống khỏe - 1 ngày trướcHạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư
Y tế - 1 ngày trướcBa mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong
Sống khỏe - 1 ngày trướcCà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.