Hà Nội
23°C / 22-25°C

Diễn biến bệnh của người đã tiêm vắc xin vẫn nhiễm Covid-19

Thứ hai, 12:25 16/08/2021 | Sống khỏe

Bệnh nhân trải qua gần 10 ngày cách ly tại nhà với những triệu chứng nhẹ hơn thông thường do đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin.

Chị Rebekah Maher đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin Pfizer từ tháng 4 nhưng vẫn bị nhiễm Covid-19. Dưới đây là chia sẻ về những ngày điều trị tại nhà của người phụ nữ sống ở TP Charlotte, bang North Carolina (Mỹ):

Khi tôi thức dậy với cảm giác khó chịu trong xoang và đau họng vào sáng 27/7, tôi tin rằng đó là dấu hiệu nhiễm trùng xoang. Vợ chồng tôi đều đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Pfizer vào tháng 4.

Tôi không sốt, không ho, vẫn có thể ngửi và nếm mọi thứ.

Tôi mệt mỏi và uể oải - nhưng đó cũng là dấu hiệu của cảm lạnh thông thường phải không? Vì vậy, tôi đã áp dụng những gì tôi thường làm: Ở nhà, nhờ chồng chuẩn bị các nguyên liệu để nấu súp gà, bổ sung nhiều vitamin C, uống nhiều nước và cố gắng đi bộ thật nhanh ngoài trời để mong hết bệnh.

Diễn biến bệnh của người đã tiêm vắc xin vẫn nhiễm Covid-19 - Ảnh 1.

Chị Rebekah Maher đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin nên triệu chứng nhẹ hơn

Vào thứ Tư, tôi cảm thấy tồi tệ hơn một chút. Rồi thứ Năm đến.

Tôi thức dậy với cảm giác đầu đau nhức nhối. Tôi đặt lịch hẹn khám ở CVS Minute Clinic, dự định yêu cầu một số loại thuốc kháng sinh cho căn bệnh nhiễm trùng xoang.

Nếu sáng hôm đó, bạn hỏi liệu tôi có nghĩ mình có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 hay không, tôi sẽ tự tin trả lời “không”.

Kết quả dương tính

Tại phòng khám, một nhân viên y tế đã kiểm tra tim phổi và hỏi tôi có muốn xét nghiệm SARS-CoV-2 không. Tôi đồng ý. Khi cô ấy đang khám tai mũi họng cho tôi thì trên máy tính hiện ra kết quả: Dương tính.

Trước khi các triệu chứng xuất hiện, tôi đã gặp hầu hết những người mà tôi yêu quý và quan tâm vào cuối tuần trước. Bố mẹ, chồng, anh chị và các cháu.

Tôi rơi nước mắt và sợ hãi. Tôi đã mạo hiểm mạng sống của ai? Liệu những người thân của tôi có phải chịu đựng điều tồi tệ vì tôi ở gần họ không?

Vitamin C, D, kẽm, nghỉ ngơi và uống nước

Nhân viên y tế nói tôi về nhà và đừng căng thẳng. Cô ấy nói tôi đã được tiêm phòng nên đợt nhiễm virus của tôi có thể sẽ ngắn và nhẹ.

Cô ấy không kê bất kỳ loại thuốc nào, nhưng dặn tôi bổ sung Vitamin C, D, kẽm, nghỉ ngơi và uống nhiều nước. Cô khuyến cáo, nằm quá nhiều sẽ không tốt vì dẫn đến tích tụ chất lỏng trong phổi, gây viêm phổi. Tôi nên đứng dậy và đi bộ xung quanh. Ngoài ra, bác sĩ cũng dặn tôi cần cách ly và cố gắng hít thở không khí trong lành.

Trước khi về nhà, tôi đã điện thoại cho các thành viên trong gia đình để thông báo họ đã tiếp xúc với người nhiễm Covid-19.

Sau đó, tôi về nhà để cách ly.

Mất vị giác, khứu giác, ho, thở dốc

Ngay tối hôm đó, khứu giác và vị giác của tôi không còn nữa. Tôi cầm một chai cồn, đưa lên mũi nhưng không ngửi được mùi gì. Chồng tôi nướng bít tết cho bữa tối nhưng tôi không cảm thấy hương vị.

Đến thứ Sáu, tôi ho khan, phải hít thở rất dài, sâu và nặng nhọc. Tôi hụt hơi sau khi tắm nhanh hoặc đi bộ từ phòng này sang phòng khác. Tôi phải ngồi xuống do nhịp tim sẽ tăng vọt và cảm thấy như mình đang chạy.

Đây là ngày duy nhất tôi bị sốt nhẹ. Lúc đó, tôi dùng thuốc hạ sốt và giảm nghẹt mũi theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vào thứ Bảy, tôi thức dậy, cảm thấy khỏe hơn một chút. Tôi đứng lên để rót cho mình một cốc nước nhưng nhanh chóng phải ngồi xuống sàn bếp.

Trong 5 ngày tiếp theo, tôi bị nghẹt mũi nhẹ. Tôi phải điều chỉnh hoạt động của mình vì tôi sẽ bị chóng mặt, mệt mỏi với nhịp tim nhanh bất cứ khi nào tôi đi bộ. Khứu giác và vị giác của tôi đang dần trở lại.

Hãy cẩn trọng dù đã tiêm vắc xin

Tôi mong câu chuyện của tôi sẽ giúp ích cho ai đó. Hơn thế nữa, tôi hy vọng rằng tất cả các bạn sẽ chăm sóc bản thân thật tốt. Tập thể dục hàng ngày, uống nước đều đặn và thận trọng ngay cả khi bạn đã tiêm phòng.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Mỹ gần đây đã công bố hướng dẫn cập nhật cho thấy biến thể Delta có vẻ dễ lây lan hơn, ngay cả khi bạn đã được tiêm phòng.

Nếu bạn chưa chủng ngừa, hãy thảo luận về những ưu và nhược điểm của vắc xin với bác sĩ.

Trong 2 tuần qua, tôi đã nói chuyện với một nhà dịch tễ học và một y tá. Tôi biết rõ rằng tôi bị Covid-19 khá nhẹ do đã được tiêm phòng.

Theo VietNamNet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Hóc xương cá vào đường thở, bé 16 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp

Y tế - 47 phút trước

Hóc dị vật là tai nạn phổ biến và đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, nhất là khi ăn uống không đúng cách hoặc thiếu sự giám sát.

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Bất an với thực phẩm 'bẩn’

Y tế - 1 giờ trước

Vụ việc 3.500 tấn giá đỗ thành phẩm bị phát hiện ngâm, tưới bằng “nước kẹo”, cùng với hàng loạt vụ ngộ độc thực phẩm nghi do sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ xảy ra gần đây tại Nghệ An đang gióng lên hồi chuông cảnh báo, đòi hỏi các cơ quan chức năng phải khẩn trương triển khai các giải pháp ngăn chặn.

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Bộ Y tế chuẩn bị triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Để ứng phó hiệu quả với tình hình dịch sởi, Bộ Y tế yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ và Viện Pasteur khẩn trương rà soát, lên kế hoạch và triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi đợt 3 trong năm 2025.

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Người bệnh tiểu đường ăn gạo lứt theo cách này để ổn định đường huyết

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Gạo lứt thích hợp với người bệnh tiểu đường nhưng không nên lạm dụng. Ngoài ra cần bổ sung thêm thực phẩm có chứa đạm, các loại rau củ có lượng carb thấp, thực phẩm có chứa chất béo lành mạnh.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

40 tuổi nhưng sáng nào ngủ dậy cũng đau lưng, tôi giật mình khi bác sĩ nói "mắc bệnh của người già"

Sống khỏe - 9 giờ trước

Tôi chưa từng nghĩ mình sẽ nghe cụm từ ấy lúc này – khi bản thân vẫn còn cảm thấy trẻ trung, khỏe mạnh và đầy năng lượng

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

8 vitamin và thực phẩm bổ sung thiết yếu với phụ nữ

Sống khỏe - 10 giờ trước

Vitamin rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe của phụ nữ ở mọi giai đoạn, giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch tối ưu và sức khỏe xương, da và sinh sản. Bất kể ở độ tuổi nào, cơ thể nữ giới đều có nhu cầu dinh dưỡng riêng biệt thay đổi theo thời gian.

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

9 loại rau có 'dư lượng thuốc trừ sâu cực kỳ thấp', ra chợ cứ yên tâm mà mua

Sống khỏe - 21 giờ trước

Không ai muốn tiêu thụ thuốc trừ sâu có hại cho cơ thể trong khi thưởng thức những loại rau yêu thích. Với 9 loại rau này thì bạn có thể yên tâm.

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Bộ Y tế yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát kê đơn thuốc, sữa, TPCN

Y tế - 23 giờ trước

Ngày 20/4, Bộ Y tế ban hành văn bản yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ, Sở Y tế các tỉnh, thanhf phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện quy định về kê đơn thuốc, sữa, TPCN trong khám, chữa bệnh.

Top