Hà Nội
23°C / 22-25°C

Diễn đàn 40 năm hợp tác Y tế Việt Nam – Nhật Bản: Dấu ấn và những kỳ vọng

Thứ sáu, 08:44 17/05/2013 | Y tế

GiadinhNet - “Thật khó mà đánh giá được sự kiện hay dự án y tế nào giữa Việt Nam và Nhật Bản là điểm nhấn, dấu ấn mạnh nhất suốt 40 năm qua, bởi tất cả đều là thành quả tuyệt vời trong quan hệ hợp tác giữa hai nước..."

Diễn đàn 40 năm hợp tác Y tế Việt Nam – Nhật Bản: Dấu ấn và những kỳ vọng 1
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến trao kỷ niệm chương Vì sức khỏe nhân dân và quà lưu niệm cho Trưởng đại diện JICA.
Ảnh: Việt Nguyễn.
"...Nhưng tôi cho rằng, việc chăm sóc sức khỏe người dân được nâng cao là ấn tượng tốt đẹp nhất của ngành y tế Việt Nam”, Phó Trưởng đại diện Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) Fumihiko Okiura trả lời PV Báo GĐ&XH bên lề Diễn đàn 40 năm hợp tác y tế Việt Nam – Nhật Bản.

Đóng góp lớn

Tấm lòng Nhật trong ca mổ song sinh Việt-Đức chấn động y khoa

Ngày 25/2/1981, Nguyễn Việt và Nguyễn Đức, con của một cặp vợ chồng ở Gia Lai chào đời với hình hài dị thường - dính liền phần bụng, có hai chân và một chân cụt chừng 20cm, chung một hậu môn và một bộ phận sinh dục. Ngày 22/5/1986, Việt bị hội chứng não cấp, sốt cao và hôn mê. Với sự giúp đỡ của Hội Chữ thập đỏ Nhật Bản, y bác sĩ Nhật Bản , Việt - Đức được đưa sang Tokyo. Tháng 10/1986, cặp song sinh trở về, Việt khỏi bệnh nhưng mất vỏ não, không còn tri giác. Ngày 4/10/1988, tại BV Từ Dũ, ê kíp mổ do GS.BS Trần Đông A đứng đầu và nhiều bác sĩ hàng đầu trong nước đã tách thành công cặp Việt – Đức. Kết quả này gây chấn động y khoa quốc tế, là ca mổ song sinh thứ 7 trên thế giới.

Trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt – Nhật (1973-2013), ngày 15/5 tại Hà Nội, Bộ Y tế và JICA tổ chức Diễn đàn 40 năm hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chủ trì diễn đàn cùng đại diện Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, đại diện Bộ Kinh tế - Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản và Trưởng đại diện JICA.

Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh: “Trong 40 năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước không ngừng mở rộng và phát triển. Đến nay, Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược, hiện là một trong những nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất cho Việt Nam nói chung và ngành y tế nói riêng. Thông qua JICA, Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho y tế Việt Nam nhiều dự án viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật và nguồn vốn vay ưu đãi”.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá, các dự án hợp tác với Nhật Bản đều được thực hiện rất hiệu quả, mang lại những đóng góp tích cực cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, tăng cường cơ sở bệnh viện, tăng cường năng lực chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và quản lý bệnh viện…

“Trong thời gian qua, ba bệnh viện đầu ngành của ba miền Bắc-Trung-Nam là Bạch Mai, Trung ương Huế và Chợ Rẫy đều nhận được viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị, hợp tác kỹ thuật. Ba bệnh viện này đã, đang phát huy thành quả các dự án đạt được, góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc y tế và mô hình bệnh viện vệ tinh tại các bệnh viện tuyến dưới ở mỗi khu vực thông qua công tác đào tạo cán bộ, chỉ đạo tuyến”, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến nói.

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, trong lĩnh vực y tế dự phòng, Nhật Bản đã hỗ trợ rất tích cực cho công tác tiêm chủng mở rộng, góp phần đáng kể vào thành quả của ngành y tế Việt Nam như thanh toán bại liệt, loại trừ uốn ván sơ sinh, khống chế bệnh sởi, phòng và hạn chế lây nhiễm HIV/AIDS, các dịch bệnh nguy hiểm như: SARS, cúm A/H5N1, A/H1N1.

Những biểu tượng đẹp

Ôn lại lịch sử, Trưởng đại diện JICA Tsuno Motonori cho biết, hợp tác ODA giữa Việt Nam – Nhật Bản được đánh dấu giai đoạn 1966 đến thập kỷ 70 thông qua mô hình viện trợ không hoàn lại và hợp tác kỹ thuật với BV Chợ Rẫy. Giám đốc BV Chợ Rẫy, PGS.TS Nguyễn Trường Sơn diễn giải, dấu ấn này chính là ca phẫu thuật sọ não năm 1966 với sự giúp đỡ của bác sĩ Fuji (trưởng đoàn) và bác sĩ Ishizaki (điều phối viên). Từ 1992-2000 là các dự án nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế cho 3 bệnh viện trọng điểm và chăm sóc sức khỏe sinh sản (tại Nghệ An). Từ 2000-2010, thông qua JICA, Chính phủ Nhật Bản tiếp tục tăng cường hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho các bệnh viện Trung ương, nâng cấp cho tuyến tỉnh, phòng chống bệnh truyền nhiễm. Từ 2011, Nhật Bản tăng cường kỹ thuật xét nghiệm tác nhân gây bệnh nguy hiểm và thiết lập mạng lưới các phòng xét nghiệm cho Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (VSDT), giúp đỡ kỹ thuật phục hồi chức năng, thiết lập mạng lưới, triển khai sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em...
 
Diễn đàn 40 năm hợp tác Y tế Việt Nam – Nhật Bản: Dấu ấn và những kỳ vọng 2

Đoàn bác sĩ người Nhật đến BV Chợ Rẫy thực hiện phẫu thuật sọ não năm 1966. Ảnh tư liệu của BS Ishizaki.

Từ những giúp đỡ quý báu này, BV Bạch Mai và BV Chợ Rẫy hiện đã là bệnh viện hạng đặc biệt tại hai miền. BV Chợ Rẫy có lịch sử hợp tác lâu dài nhất với JICA, không chỉ giới hạn ở kỹ thuật lâm sàng mà còn phát huy vai trò hướng dẫn cho các BV phía Nam về quản lý bệnh viện như chăm sóc toàn diện, kỹ thuật phục hồi chức năng. BV Bạch Mai thì ghi dấu đặc biệt trong nỗ lực khống chế thành công dịch SARS năm 2003. Ông Tsuno Motonori nhận xét: “BV Bạch Mai chính là biểu tượng hợp tác cho quan hệ Việt Nam – Nhật Bản trong lĩnh vực y tế”.

TS. Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện VSDT Trung ương đánh giá: “Với hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản, sự ra đời và hoạt động của các phòng thí nghiệm an toàn sinh học (ATSH) cấp 3 tại Viện VSDT Trung ương đã góp phần tích cực, hiệu quả trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm mới và tái xuất hiện tại Việt Nam; đồng thời khẳng định vai trò và vị thế của ngành y tế dự phòng trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Từ đây, mạng lưới các phòng thí nghiệm ATSH cấp 3 của Việt Nam đang dần hình thành, kinh nghiệm thực hiện ATSH của Viện cũng được chia sẻ và áp dụng trong mạng lưới”.

Kỳ vọng tương lai

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thẳng thắn nêu ra nhiều thực trạng còn tồn tại của ngành y tế trong nước, trong đó cơ sở hạ tầng vẫn là vấn đề bức xúc nhất. “Rất nhiều người bệnh xuất ngoại đến Singapore, Thái Lan, Mỹ, Hàn Quốc chữa bệnh để được hưởng những dịch vụ hạ tầng tốt hơn, dù chất lượng kỹ thuật ở Việt Nam cũng không hề thua kém”, Bộ trưởng nói. Ngoài ra là quá tải bệnh viện, viện phí thì 17 năm mới điều chỉnh một số nội dung, thủ tục khám chữa bệnh còn chưa thuận lợi...

Để giảm tải bệnh viện, nhằm chăm sóc sức khỏe nhân dân được tốt hơn, tại diễn đàn, Giám đốc BV Chợ Rẫy Nguyễn Trường Sơn đề xuất tiếp tục hợp tác với các tổ chức Nhật Bản thông qua JICA, chú trọng đến việc triển khai dự án cho các tỉnh, khu vực còn khó khăn và xây dựng đề án ODA cho cơ sở 2 BV Chợ Rẫy (tức BV Hữu nghị Việt – Nhật Chợ Rẫy). Tham tán Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ông Hideo Suzuki cũng khẳng định, trong thời gian tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ giúp đỡ xây dựng cơ sở 2 của BV Chợ Rẫy.

40 năm, người Nhật ấn tượng điều gì?

Diễn đàn 40 năm hợp tác Y tế Việt Nam – Nhật Bản: Dấu ấn và những kỳ vọng 3

Ông Fumihiko Okiura, Phó Trưởng đại diện JICA. Ảnh: V.N.

Trả lời PV Báo GĐ&XH, ông Fumihiko Okiura – Phó Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam nói: “Chúng tôi có rất nhiều dự án, các chương trình khác nhau tại Việt Nam, cũng khó để điểm lại xem cái nào đáng nhớ, ấn tượng và tiêu biểu nhất. Với cá nhân tôi, tôi muốn nêu ra 2 cái tên. Thứ nhất là BV Chợ Rẫy, nơi JICA đã có hợp tác rất lâu dài, gần 50 năm nay. Thứ hai là dự án khác rất nhỏ, thực hiện tại BV Chợ Rẫy, là dự án phục hồi chức năng, kéo dài 3 năm, giúp cho những bệnh nhân tai biến mạch máu não, xuất huyết não. Chúng tôi nghĩ nó có ý nghĩa nhân văn rất lớn, không chỉ đơn thuần giúp người bệnh khỏe mạnh trở lại mà còn giúp người khuyết tật hòa nhập lại cộng đồng.

Dự án đã giúp không chỉ BV Chợ Rẫy mà nhiều BV ở miền Nam, cũng như bệnh nhân và người thân được hưởng lợi từ dự án hiểu về lợi ích của việc phục hồi chức năng sau phẫu thuật. Việc này làm càng sớm càng tốt, càng đỡ cho chi phí điều trị, sau này người bệnh hòa nhập cộng đồng càng dễ dàng”.

Việt Nguyễn

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 13 giờ trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 15 giờ trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 1 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 3 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top