Hà Nội
23°C / 22-25°C

Điều gì đã xảy ra vào năm 1816, khi Trái đất chứng kiến một năm 'không có mùa hè'?

Thứ sáu, 07:09 10/05/2024 | Chuyện đó đây

Chưa bao giờ thế giới lại phải chứng kiến một năm khắc nghiệt và lạ lùng như vậy về thời tiết.

Bầu trời trong xanh nắng vàng và những ngày dài ấm áp tuyệt vời của mùa hè là một sự mong đợi của rất nhiều người sau một mùa đông kéo dài. Tuy nhiên, đối với những người sống ở Bắc bán cầu vào năm 1816, những ngày hè đó đã lỡ hẹn với họ.

Năm Không Có Mùa Hè, sự biến động trong năm này đã trải khắp trên phạm vi toàn cầu. Nhiệt độ đã giảm tới khoảng từ 16 đến 13 độ C và kết quả là các kiểu thời tiết trên khắp thế giới bị gián đoạn và xáo trộn.

Ở Mỹ, mùa hè ấm áp bị thay thế bởi mùa đông, thời tiết lạnh buốt vẫn tồn tại kéo dài trong cả năm. Tháng Năm đôi khi có thể hơi lạnh trong điều kiện bình thường, nhưng vào năm 1816, sương giá vẫn tồn tại ở nhiều bang phía đông nước Mỹ. Tháng sáu, người ta còn nhìn thấy tuyết trong khi các con sông ở Pennsylvania vẫn bị đóng băng trong tháng Bảy.

Bên kia Đại Tây Dương, châu Âu hứng chịu những trận mưa xối xả. Ở Ireland, mưa không ngớt trong 8 tuần liên tiếp. Tổng thống Hoa Kỳ John Quincy Adams, lúc đó là đại sứ tại Vương quốc Anh và sống ở London, đã than thở trong nhật ký về những cơn mưa rào lạnh giá và sấm sét đã khiến ông không thể rời khỏi nhà vào đầu tháng Bảy.

Điều gì đã xảy ra vào năm 1816, khi Trái đất chứng kiến một năm 'không có mùa hè'?- Ảnh 1.

Con người đã phải chịu vô vàn tác động trong năm 1816 này.

Tác động của việc giảm nhiệt độ toàn cầu thậm chí còn lan sang châu Á, khiến giai đoạn gió mùa thông thường bị gián đoạn, dẫn đến hạn hán.

Hậu quả của sự kiện

Do thời tiết trái mùa nên mùa màng ở nhiều vùng bị thất bát. Ở Mỹ, điều này chủ yếu là do sương giá tiếp tục xảy ra vào mùa xuân. Điều này cũng có thể khiến cho nhiều động vật trong trang trại bị chết. Trong khi ở Ireland, lũ lụt do mưa lớn đã huỷ hoại vụ thu hoạch khoai tây trong năm.

Thiếu mưa là vấn đề đối với cây trồng ở châu Á, với tình trạng hạn hán do mùa gió mùa bị trì hoãn. Ở nhiều khu vực bị ảnh hưởng trên khắp Bắc bán cầu, vụ thu hoạch không thành công đã dẫn đến nạn đói gây ra nhiều thảm kịch.

Một cuộc di cư đáng kể của nông dân từ miền đông Hoa Kỳ đến vùng Trung Tây, tạo nên một khu vực mà về sau trở thành trung tâm hoạt động nông nghiệp của nước Mỹ cho đến ngày nay.

Điều gì đã gây ra thảm hoạ?

Nguyên nhân của thời tiết bất thường này xuất phát từ Sumbawa, một hòn đảo ở Indonesia. Ở đó, vào ngày 5 tháng 4 năm 1815, núi lửa dạng tầng Tambora bắt đầu phun trào dữ dội.

Điều gì đã xảy ra vào năm 1816, khi Trái đất chứng kiến một năm 'không có mùa hè'?- Ảnh 2.

Miệng núi lửa Tambora ngày nay.

Các vụ phun trào núi lửa có thể ảnh hưởng đến khí hậu hành tinh trong nhiều tháng. Điều này có thể xảy ra khi các hạt tro nhỏ, nhẹ vẫn còn trong tầng bình lưu và cản trở ánh sáng mặt trời, dẫn đến việc làm giảm nhiệt độ.

Về quy mô của vụ phun trào núi lửa Tambora. Đây chính là vụ phun trào mạnh nhất trong lịch sử được ghi lại. Những hậu quả của cuộc phun trào năm 1816 được cho là nguyên nhân chính dẫn tới sự xuất hiện của Năm Không Có Mùa Hè.

Nhìn chung, năm 1816 không phải là một năm vui vẻ đối với thế giới bởi có quá nhiều thứ đã phải chịu ảnh hưởng to lớn.

Anh Việt

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích hơn 120 năm bất ngờ 'tái xuất'

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tuyệt tích hơn 120 năm bất ngờ 'tái xuất'

Chuyện đó đây - 7 giờ trước

Việc tái phát hiện loài vật này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong ngành bò sát học, mà còn đóng vai trò thiết yếu trong việc bảo tồn động vật lưỡng cư.

Sinh vật kỳ bí tồn tại trong hổ phách đến 99 triệu năm

Sinh vật kỳ bí tồn tại trong hổ phách đến 99 triệu năm

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sinh vật kỳ bí này là một loài ong, tồn tại nguyên dạng trong hổ phách đến 99 triệu năm, bắt giữ những sinh vật khác và buộc chúng sống ký sinh trên cơ thể mình.

Lộ diện 2 hành tinh mới, bao gồm 'Trái Đất tử thần'

Lộ diện 2 hành tinh mới, bao gồm 'Trái Đất tử thần'

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Quanh một ngôi sao cách Trái Đất 250 năm ánh sáng, 2 hành tinh mới đã khơi lại câu hỏi chưa có lời giải về hệ Mặt Trời của chúng ta.

Đặt lại câu hỏi: Vì sao nhiều Gen Z thà 'ăn bám bố mẹ' cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Đặt lại câu hỏi: Vì sao nhiều Gen Z thà 'ăn bám bố mẹ' cũng không muốn làm việc 8 tiếng 1 ngày?

Chuyện đó đây - 5 ngày trước

Công việc từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, từ thứ 2 đến thứ 7 đã không còn là chuyện hiển nhiên và lựa chọn duy nhất.

Đang tìm mêtan, Pháp đụng trúng "mỏ vàng" lớn nhất hành tinh, trị giá 92 tỷ USD: Sự giàu có không tưởng!

Đang tìm mêtan, Pháp đụng trúng "mỏ vàng" lớn nhất hành tinh, trị giá 92 tỷ USD: Sự giàu có không tưởng!

Chuyện đó đây - 6 ngày trước

Khám phá lịch sử này đang mang lại cho Pháp vận may độc nhất thế giới.

Bị va trúng mà không ai xin lỗi: Văn hóa “lạ đời” ở quốc gia này khiến nhiều người ngỡ ngàng

Bị va trúng mà không ai xin lỗi: Văn hóa “lạ đời” ở quốc gia này khiến nhiều người ngỡ ngàng

Chuyện đó đây - 6 ngày trước

Việc chấp nhận những va chạm nhỏ không chỉ xuất phát từ sự đông đúc nơi công cộng.

Hơn 1.500 người chết, nhưng tại sao không tìm được thi thể nào trên tàu Titanic?

Hơn 1.500 người chết, nhưng tại sao không tìm được thi thể nào trên tàu Titanic?

Chuyện đó đây - 1 tuần trước

Xác tàu Titanic đã được tìm thấy, nhưng không thi thể nào được vớt lên trong những năm qua.

Bức ảnh gây sốt khắp cõi mạng: Chụp vội nhưng chất lượng khó tin, khiến nhân vật chính lập tức đổi đời

Bức ảnh gây sốt khắp cõi mạng: Chụp vội nhưng chất lượng khó tin, khiến nhân vật chính lập tức đổi đời

Chuyện đó đây - 1 tuần trước

Dù chỉ chụp bằng máy ảnh lấy ngay nhưng bức ảnh của nhiếp ảnh gia đường phố này đã nhận được sự quan tâm rất lớn.

Phát hiện nghĩa địa 25.000 năm của những quái vật khổng lồ

Phát hiện nghĩa địa 25.000 năm của những quái vật khổng lồ

Chuyện đó đây - 1 tuần trước

Tại di chỉ Langmannersdorf ở Hạ Áo, những đống khổng lồ thuộc về ít nhất 5 quái vật kỷ băng hà đã lộ diện.

Top