Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai

Thứ sáu, 09:28 20/09/2024 | Mẹo vặt

Cả đồ nhựa lẫn thủy tinh đều đóng vai trò vô cùng thiết thực trong cuộc sống, gần như ai cũng phải dùng.

Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ và nhiều nghiên cứu khác đã chỉ ra một trong những nguyên nhân có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh bạch cầu và ung thư, đó là dùng đồ nhựa trong việc ăn uống, cụ thể như:

- Dùng cốc nhựa để đựng đồ uống nóng. 

- Dùng túi nhựa/hộp nhựa để đựng thức ăn nóng. 

- Cho hộp nhựa vào lò vi sóng để hâm nóng đồ ăn.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 1.

Thực tế, nếu để ý có thể thấy cuộc sống hàng ngày của chúng ta tràn ngập các sản phẩm làm từ nhựa, không chỉ có hộp đựng đồ ăn mà còn túi, chai nhựa... Vậy những sản phẩm nhựa này có thật sự an toàn không?

Tỷ lệ mắc ung thư cao có phải do thường xuyên dùng đồ nhựa đựng thức ăn?

Bát nhựa, đĩa nhựa, cốc nhựa, hộp cơm nhựa... đựng đồ ăn thức uống, dụng cụ bằng nhựa có mặt khắp nơi. Khi vào siêu thị, chúng ta dễ dàng thấy các sản phẩm như thực phẩm tươi sống, dầu ăn, rau củ, gạo và thức ăn chín hầu hết đều được đóng gói bằng nhựa, nylon. 

Bao bì nhựa có nhiều ưu điểm như khả năng chống thấm, chống tia UV, chịu lạnh, chịu nhiệt... Không chỉ giúp chống ẩm, chống oxy hóa, ngăn thực phẩm bị ép méo mà còn kéo dài thời hạn sử dụng và tiện lợi khi mang theo. Có thể nói, trong việc bảo quản thực phẩm, khó có loại vật liệu nào có thể vượt qua nhựa.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 2.

Vậy nhựa có an toàn không?

Từng có báo cáo cho rằng, chất phụ gia trong nhựa polyvinyl clorua (PVC) có hại cho sức khỏe con người. Nhưng sau đó, qua các thí nghiệm, không có đủ bằng chứng để khẳng định điều này.

Hiện tại, trên thế giới chưa có trường hợp ngộ độc nào được ghi nhận do các sản phẩm nhựa sử dụng hàng ngày. Các sản phẩm nhựa chính hãng trên thị trường có hàm lượng chất độc hại rất thấp và việc sử dụng đúng cách sẽ không gây ngộ độc cho cơ thể.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 3.

Nghiên cứu chỉ ra: Đồ thủy tinh có thể gây hại gấp 4 lần đồ nhựa

Việc sử dụng nhựa rộng rãi đã nâng cao sự tiện lợi trong cuộc sống, nhưng vì đặc tính hóa học của nó quá ổn định nên khi xử lý bao bì nhựa sẽ tạo ra gánh nặng cho thiên nhiên và con người.

Khi chai nhựa lẫn vào đất, đất sẽ bị cứng lại làm giảm năng suất cây trồng; rác thải nhựa trên đất liền hoặc trong nguồn nước khiến động vật ăn vào và dẫn đến tử vong; các hạt nhựa nhỏ còn sót lại trong đại dương có thể xâm nhập qua chuỗi thức ăn vào cơ thể con người.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 4.

Nếu thay thế nhựa bằng thủy tinh thì sao? Các nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy, thực ra đồ thủy tinh có nguy cơ gây hại lớn gấp 4 lần so với nhựa.

Trước hết, cấu trúc phân tử của thủy tinh phức tạp hơn, đòi hỏi nhiều khoáng chất và hóa chất để tổng hợp, điều này gây ra sự phá hủy lớn đối với môi trường sinh thái.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 5.

Thứ hai, các chất độc hại trong nguyên liệu làm thủy tinh như chì, flo, asen có thể bay hơi trong quá trình sản xuất và bị con người hít vào, gây hại cho hệ hô hấp. Hơn nữa, thủy tinh là một ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều năng lượng, quá trình sản xuất thải ra lượng lớn khí độc hại.

Mối nguy hại của thủy tinh không phải từ việc sử dụng và hậu sử dụng, mà là từ việc sản xuất thủy tinh thải ra nhiều chất độc cho cơ thể người cũng như đòi hỏi nhiều tài nguyên, điều này có thể gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 6.

Tổng kết lại, chỉ có hộp giấy được xem là ít nguy hại nhất, đồ nhựa hay thủy tinh đều tác động không tốt tới môi trường và cũng đều tiềm tàng các nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Tuy nhiên xét về mặt kinh tế và tính tiện dụng, thật khó để chúng ta có thể không dùng đồ nhựa. Hơn nữa, nếu sử dụng các sản phẩm nhựa đạt chuẩn, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về vấn đề ảnh hưởng sức khỏe. Ở vấn đề vĩ mô hơn là bảo vệ môi trường, với cả đồ nhựa lẫn đồ thủy tinh, chúng ta nên đẩy mạnh việc mua đồ đạt chuẩn chất lượng và tái sử dụng chúng để giảm tác động đến môi trường.

Dùng đồ nhựa thế nào cho an toàn?

Có bao giờ bạn tự hỏi những con số ở dưới đáy chai nhựa có ý nghĩa gì?

Phía dưới đáy của các sản phẩm nhựa thường có một hình tam giác, ở giữa là một con số đại diện cho mã số và bên dưới sẽ có chữ viết tắt cho loại nhựa.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 7.

- Ký hiệu 1 - Polyethylene terephthalate (PET): Thường được dùng cho chai nước giải khát, không chịu được nhiệt độ cao, thời gian sử dụng ngắn.

- Ký hiệu 2 - High-Density Polyethylene (HDPE): Thường được dùng cho bao bì thực phẩm và dược phẩm, khó làm sạch và không khuyến khích tái sử dụng.

- Ký hiệu 3 - Polyvinyl chloride (PVC): Thường được dùng cho đồ chơi, dụng cụ... không chịu được nhiệt độ cao, khi tiếp xúc với nhiệt hoặc dầu mỡ có thể giải phóng chất độc hại.

- Ký hiệu 4 - Low-Density Polyethylene (PE): Thường được dùng cho màng bọc thực phẩm và túi nhựa, không nên đựng thức ăn có dầu mỡ.

- Ký hiệu 5 - Polypropylene (PP): Thường được dùng cho hộp đựng thực phẩm, hộp nhựa, chịu nhiệt tốt nhưng dễ biến dạng ở nhiệt độ trên 200°C.

- Ký hiệu 6 - Polystyrene (PS): Thường được dùng cho hộp cơm nhanh, hộp đựng trong suốt, tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao.

- Ký hiệu 7 - Others (OTHER): Thường được dùng cho thảm tập yoga, vali... không thích hợp để tiếp xúc với thực phẩm.

Có thể dùng hộp nhựa để hâm nóng đồ ăn trong lò vi sóng hoặc đựng nước nóng không?

Như đã đề cập, các mã số từ 1 đến 7 trên đồ nhựa biểu thị chất liệu khác nhau và khả năng chịu nhiệt tương ứng của chúng. Nhựa số 5 khá bền nhiệt, chịu được nhiệt độ khoảng 200°C, có thể dùng trong lò vi sóng và hâm nóng nhiều lần mà không gây hại.

Nhựa số 1, số 6 và các loại nhựa khác có khả năng chịu nhiệt kém hơn, tốt nhất không nên dùng để hâm nóng trực tiếp hoặc đựng thực phẩm quá nóng, và đặc biệt là không nên sử dụng nhiều lần.

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 8.

Có nên tái sử dụng chai nhựa không?

Nhiều gia đình thường tái sử dụng chai nhựa để đựng dầu, muối, giấm... nhưng cách này không được khuyến khích.

Nghiên cứu cho thấy, cùng một chai nhựa PET, chất phụ gia trong nhựa có thể tan ra ở mức chênh lệch gần 20 lần giữa nước và dầu khi ở cùng nhiệt độ. Ngoài ra, giấm có độ pH rất thấp, nếu đựng trong chai nhựa PET có thể kích thích các kim loại trong nhựa tiết ra, gây hại cho sức khỏe.

Vì vậy, để đảm bảo an toàn, không nên tái sử dụng chai nhựa để đựng gia vị hoặc lưu trữ thực phẩm. Bạn có thể tái sử dụng chúng cho các mục đích khác như làm đồ tưới cây, lưu trữ các loại đồ đạc khác mà không phải đồ ăn, hoặc DIY chúng thành các món decor trong nhà v.v..

Đồ nhựa hay đồ thủy tinh đựng thực phẩm có hại hơn? Rất nhiều người hiểu sai- Ảnh 9.

Những loại nhựa đạt chuẩn sẽ không gây hại cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, việc sử dụng sai cách có thể dễ dàng kích hoạt các chất phụ gia trong nhựa. Phụ gia nhựa có rất nhiều loại và hầu hết đều có độc tính. Vì vậy, đối với những sản phẩm nhựa có khả năng chịu nhiệt kém, tốt nhất bạn nên tránh sử dụng lại nhiều lần.

Xúc động ngỏ lời nhận nuôi bé gái làng Nủ đã mất cả gia đình, Hòa Minzy có điều kiện sống thế nào?Xúc động ngỏ lời nhận nuôi bé gái làng Nủ đã mất cả gia đình, Hòa Minzy có điều kiện sống thế nào?

GĐXH - Hòa Minzy là một trong những sao Việt tích cực tham gia giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão lũ. Bằng sự chăm chỉ miệt mài lao động, Hòa Minzy sở hữu nhiều bất động sản khi tuổi đời còn trẻ.


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Những vật dụng có thể tái chế nhưng không phải ai cũng biết

Những vật dụng có thể tái chế nhưng không phải ai cũng biết

- 3 tuần trước

GĐXH - Tái chế là hoạt động giúp tận dụng các vật dụng cũ thành những đồ vật mới hữu ích hơn. Hoạt động này được khuyến khích giúp giảm thiểu lượng rác thải không cần thiết ra môi trường, đồng thời giúp tiết kiệm kinh phí khi mua đồ dùng mới.

Cách nấu gà ác hầm thuốc bắc bổ dưỡng, mềm nhừ và 2 trường hợp cần hết sức lưu ý khi ăn

Cách nấu gà ác hầm thuốc bắc bổ dưỡng, mềm nhừ và 2 trường hợp cần hết sức lưu ý khi ăn

Ăn - 4 tuần trước

GĐXH - Gà ác hầm thuốc bắc là món ăn bổ dưỡng cho người già, bà bầu, trẻ em và người mới ốm dậy, cần hồi phục sức khỏe. Không những bổ dưỡng, món ăn này còn dễ chế biến và hương vị đặc trưng ngon miệng.

Nói thật lòng: Đừng mua 5 món đồ này với giá quá rẻ kẻo 'rước họa vào người'

Nói thật lòng: Đừng mua 5 món đồ này với giá quá rẻ kẻo 'rước họa vào người'

- 4 tuần trước

Đây là 5 món đồ có liên quan mật thiết đến cuộc sống của mọi người, vậy nên đừng vì tiếc rẻ vài đồng mà mua nhầm hàng kém chất lượng.

Đang tốn đến 170.000 đồng/tháng chỉ để sấy khô quần áo: Dùng một mẹo này, giảm hơn nửa tiền điện

Đang tốn đến 170.000 đồng/tháng chỉ để sấy khô quần áo: Dùng một mẹo này, giảm hơn nửa tiền điện

- 4 tuần trước

Câu trả lời nằm ở việc hiểu rõ công nghệ sấy và cách sử dụng thiết bị đúng cách.

Đặt những thứ này dưới gối sẽ ngủ ngon hơn

Đặt những thứ này dưới gối sẽ ngủ ngon hơn

- 4 tuần trước

GĐXH - Nhiều người thường xuyên gặp khó trong giấc ngủ do bị các tác động từ yếu tố môi trường sống, thói quen, tâm lý. Vậy đặt gì dưới gối để ngủ ngon? Bài viết này sẽ đưa ra gợi ý giúp bạn đi vào giấc ngủ nhanh hơn và tỉnh táo khi thức dậy.

Một số cách đơn giản vệ sinh tủ lạnh để tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ tại nhà

Một số cách đơn giản vệ sinh tủ lạnh để tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ tại nhà

- 1 tháng trước

GĐXH - Vệ sinh tủ lạnh định kỳ không chỉ giúp tủ lạnh vận hành hiệu quả mà còn giúp tiết kiệm điện năng và kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn một số cách bảo dưỡng tủ lạnh đơn giản tại nhà.

Công dụng tuyệt vời của việc làm nhiều đá trong tủ lạnh, nhiều người tiếc hùi hụi vì giờ mới biết

Công dụng tuyệt vời của việc làm nhiều đá trong tủ lạnh, nhiều người tiếc hùi hụi vì giờ mới biết

- 1 tháng trước

GĐXH - Có nên làm nhiều đá cùng lúc trong tủ lạnh hay không là thắc mắc của không ít người dùng. Nhất là vào những ngày hè khi nhu cầu sử dụng đá để giải tỏa cơn nóng tăng cao. Vậy nên hay không nên, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mẹ tôi - người phụ nữ có khả năng giải quyết 7 vấn đề nhà cửa mà không tốn tiền

Mẹ tôi - người phụ nữ có khả năng giải quyết 7 vấn đề nhà cửa mà không tốn tiền

- 1 tháng trước

Những kinh nghiệm việc nhà của mẹ tôi chắc chắn sẽ không làm mọi người thất vọng!

Mẹo xử lý khi keo nối của chậu rửa bị mốc đen

Mẹo xử lý khi keo nối của chậu rửa bị mốc đen

- 1 tháng trước

Sử dụng chất tẩy rửa chuyên dụng, bảo dưỡng đúng cách, thay thế keo nối, vệ sinh thường xuyên là những cách khắc phục khi chậu rửa bị mốc đen.

Tiết lộ đáng sợ của Tiến sĩ Anh về việc phơi quần áo trong nhà

Tiết lộ đáng sợ của Tiến sĩ Anh về việc phơi quần áo trong nhà

- 1 tháng trước

Phơi quần áo trong nhà là lựa chọn của nhiều người trong điều kiện thời tiết lạnh giá hoặc trời nồm. Tuy nhiên, cách làm này liệu có hợp lý, đúng đắn?

Top