Doanh nghiệp xin đầu tư 15.000 tỷ xây khu du lịch tâm linh Hương Sơn, nhiều chuyên gia và người dân lo lắng
GiadinhNet - Vừa qua, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã có công văn gửi Thành ủy và UBND TP. Hà Nội xin phép đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn với mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thông tin này đã dấy lên nhiều sự lo ngại từ du khách thập phương và các chuyên gia văn hóa.
Công văn số 212/CV-DNXT ngày 25/7/2018 của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường cho biết: "Dự án chùa Tam Chúc, tỉnh Hà Nam, doanh nghiệp sẽ quảng bá, giới thiệu với du khách trong nước và quốc tế vào năm 2019, đồng thời cũng là khánh thành giai đoạn 1; là nơi đăng cai tổ chức Đại lễ Veskas 2019 (Đại hội Phật giáo thế giới) tổ chức vào tháng 5/2019. Doanh nghiệp đang xây dựng hồ sơ để đưa quần thể khu du lịch Tam Chúc là di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới vào năm 2028".
Cũng tại công văn trên, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề xuất: "Chùa Tam Chúc nằm sát với Chùa Hương Hà Nội, chính vì vậy doanh nghiệp muốn xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ở giữa chùa Tam Chúc và chùa Hương, với diện tích 1.000ha bao gồm núi đá, cỏ cây và đầm lầy. Doanh nghiệp khẳng định rằng nếu thành phố Hà Nội đồng ý chúng tôi sẽ đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng gồm các hạng mục chính:
1. Nạo vét các dòng chảy để tạo đường thủy khoảng 20km (giống Tràng An).
2. Khôi phục, tôn tạo đền chùa miếu mạo trong khu vực.
3. Xây dựng một tháp đá mang tầm cỡ quốc gia, quốc tế cao 100m để thờ Xá Lợi Phật (tâm điểm là tháp đá đỏ Granit).
4. Xây dựng hệ thống dịch vụ, khách sạn, nhà hàng.
Nếu được lãnh đạo thành phố, huyện, xã đồng ý, với kinh nghiệm đầu tư, chúng tôi cam đoan rằng khu du lịch tâm linh Hương Sơn sẽ trở thành di sản văn hóa cùng với khu du lịch Tam Chúc Hà Nam vào năm 2028.
Khi khu du lịch Hương Sơn hoàn thành, sẽ đón từ 6 triệu đến 8 triệu khách/năm, tạo công ăn việc làm cho 30.000 người lao động, mỗi năm nộp thuế cho thành phố khoảng 1.000 tỷ/năm; đồng thời cũng là bảo vệ cảnh quan và môi trường trong khu vực".
Công văn của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường xin phép đầu tư xây dựng khu du lịch tâm linh Hương Sơn
Trước thông tin Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đề nghị được xây dựng "siêu dự án" tại danh thắng chùa Hương vốn được coi là một trong những trung tâm văn hóa Phật giáo, tín ngưỡng của cả nước, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã có những ý kiến cho rằng, việc xây dựng các công trình mới trong các không gian văn hóa đã ăn sâu vào trong tiềm thức cộng đồng phải được xem xét kỹ lưỡng. Theo các nhà nghiên cứu, phải chú trọng tới tôn tạo và tu bổ di tích chứ nhất định không được phá đi để làm to hơn vì như vậy là phản văn hóa.
Giáo sư – Tiến sĩ Bùi Quang Thanh, nghiên cứu viên cao cấp của Viện Văn hóa, Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), cho rằng ý tưởng doanh nghiệp Xuân Trường đưa ra là không hợp lý.
Chùa Hương đã có sự gắn kết giữa tín ngưỡng dân gian bản địa với Phật giáo, nó đã có sự hài hòa. Tín ngưỡng dân gian bản địa chính là cái gốc Việt – Mường ở đó. Phật giáo, Đạo giáo vốn là ngoại lai khi vào Việt Nam đầu Công Nguyên đã phải dung hòa với tín ngưỡng để có sức lan tỏa cho tới tận ngày nay khi trải qua những va đập giữa tín ngưỡng và tôn giáo.
Lễ khai hội Chùa Hương năm 2017
Chính vì vậy, nếu Xuân Trường xây một cái tháp Phật Xá Lị cao hơn 100m mang đẳng cấp quốc tế là đề cao Phật giáo và không quan tâm đến tín ngưỡng. Nhìn trên bình diện khu vực Hương Tích nó đã có sự cân đối hài hòa hàng trăm năm nay để đáp ứng nhu cầu tâm linh, đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng người dân các dân tộc. Nếu Xuân Trường tôn tạo một công trình Phật giáo hoành tráng thì tạo ra độ vênh với tín ngưỡng bản địa.
Nêu quan điểm về đề xuất nạo vét dòng chảy Suối Yến, Giáo sư Bùi Quang Thanh cho rằng không nên hiện đại hóa, hoành tráng hóa môi trường sinh thái. Bởi Suối Yến đã gắn bó với không gian văn hóa Hương Tích từ bao đời, cải tạo lại sẽ làm phá vỡ cảnh quan đã ăn sâu vào tâm thức của người dân, gắn với cảnh quan không gian văn hóa tín ngưỡng, mà đó là không gian văn hóa thiêng. Vì vậy, chắc chắn có sự tác động đến nhận thức của người dân và người dân sẽ không đồng tình. Người dân sẽ cảm thấy tâm linh bị vi phạm.
Dòng chảy Suối Yến
Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia văn hóa còn cho rằng, Suối Yến không đơn thuần là con suối để chứa nước. Nhìn nhận dưới góc độ phong thủy học thì lâu nay trong tiềm thức, người dân luôn coi đây như một long mạch linh thiêng mang lại phồn thịnh và bình yên. Về mặt tâm linh bao đời nay, người dân đã tin như thế. Nếu nạo vét dòng chảy Suối Yến sẽ tác động đến môi sinh văn hóa, sinh kế ở đây và quyền chủ sở hữu cộng đồng đã bị ảnh hưởng. Người dân là chủ thể sáng tạo văn hóa, bảo vệ văn hóa. Nếu lấy sức mạnh của vật chất tác động vào để thay đổi toàn bộ cảnh quan thì chẳng khác gì thay đổi văn hóa. Từ đó, các chuyên gia khuyên rằng khi đưa ra một ý tưởng như của Doanh nghiệp Xuân Trường, nên chăng cần lắng nghe ý kiến của cộng đồng.
Ngoài ra, nhìn vào bản vẽ đồ họa đề xuất khơi thông dòng chảy Suối Yến, không ít người dân bản địa không thể không lo ngại khi một dòng chảy văn hóa phi vật thể có nguy cơ bị biến mất, liên quan đến cả truyền thống chèo đò hành hương và cuộc sống, công việc của hàng vạn người dân. Đặc biệt nhiều du khách thập phương còn lo ngại rằng, sau khi khu du lịch tâm linh Hương Sơn hoàn thành thì doanh nghiệp Xuân Trường sẽ lại dựng trạm thu phí như đơn vị này đang làm ở di tích động Am Tiên ở Ninh Bình. Điều này sẽ gieo vào lòng người dân tâm lý "lễ Phật mất tiền" và gây phản cảm ở nơi được coi là một trong những trung tâm văn hóa, tín ngưỡng lớn của cả nước.
Quang Minh
Sạt lở làm sập nhà dân ở miền núi Thừa Thiên - Huế, 2 người bị thương
Thời sự - 56 phút trướcNgọn đồi sạt lở vùi lấp một phần ngôi nhà có 8 thành viên ở huyện miền núi A Lưới (Thừa Thiên - Huế) khiến hai người bị thương, tài sản chưa thể di dời ra ngoài.
Hà Nội: Cháy lớn tại quán bar trên phố Hai Bà Trưng
Thời sự - 1 giờ trướcGĐXH - Sáng 25/11, đám cháy lớn bất ngờ bùng phát tại một cơ sở kinh doanh quán bar trên phố Hai Bà Trưng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Hiện các lực lượng chức năng vẫn đang triển khai công tác chữa cháy, khống chế ngọn lửa.
Sang năm 2025, có 4 con giáp sẽ đạt đỉnh cao sự nghiệp
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Khi bánh xe của thời gian tiếp tục lăn bánh, năm 2025 được dự báo sẽ mang lại sự thay đổi vô cùng tích cực cho 4 con giáp dưới đây.
Hà Nội: Danh tính 4 nạn nhân trong vụ xe máy lao xuống mương nước ở Chương Mỹ
Đời sống - 2 giờ trướcGĐXH - Cơ quan chức năng huyện Chương Mỹ (TP Hà Nội) đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc khiến 4 người trong cùng một gia đình tử vong dưới mương nước tại xã Đồng Lạc tối 24/11.
Mất 2 tỷ vì tham gia tuyển dụng vào ngân hàng
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Công an quận Long Biên (Hà Nội) đang xác minh, điều tra vụ giả danh ngân hàng tuyển dụng nhân sự, lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân.
Lũ dâng nhanh, hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế nghỉ học
Thời sự - 3 giờ trướcCác hồ chứa thủy điện, thủy lợi tăng mức điều tiết nước về hạ du do mưa rất lớn ở thượng nguồn, nước lũ trên các sông dâng nhanh khiến hơn 290.000 học sinh tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế) phải nghỉ học để bảo đảm an toàn.
Công an phát hiện bí mật động trời trong thùng thuốc nam
Pháp luật - 3 giờ trướcLượng lớn chất ma túy được đối tượng ngụy trang cẩn thận trong thùng thuốc nam nhưng vẫn không qua mặt được công an.
Đón gió mùa Đông Bắc dồn xuống, miền Bắc rét đậm kéo dài?
Thời sự - 5 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết hôm nay, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường tràn xuống miền Bắc, nền nhiệt hạ còn khoảng 16-18 độ, riêng vùng núi cao dưới 10 độ. Đây là đợt rét đậm nhất từ đầu mùa.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 5 giờ trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Tìm kiếm bé 2 tuổi mất tích hơn 2 ngày, nghi rơi xuống suối
Đời sống - 5 giờ trướcLực lượng chức năng Quảng Nam đang tìm kiếm bé 2 tuổi ở miền núi mất tích hơn 2 ngày qua, nghi do rơi xuống suối, bị nước cuốn trôi.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.