Độc đáo hội "ném nhau, choảng nhau" bằng trứng, cà chua để may mắn ở Thanh Hóa
GiadinhNet - Mùng 6 Tết hàng năm, người người xa gần lại kéo đến chợ Chuộng thuộc làng Giang, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa để cùng “ném rủi, nhận may” trong dịp đầu Xuân năm mới.
Không biết tự khi nào mà câu tục ngữ "Chết bỏ con, bỏ cháu. Sống không bỏ mùng 6 chợ Chuộng" đã ở trong tiềm thức nhiều người dân xứ Thanh.
"Dến hẹn lại lên" vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm người dân các vùng Đông Sơn, Thiệu Hóa, Triệu Sơn, TP. Thanh Hóa… lại nô nức về chợ Chuộng để được "ném nhau, choảng nhau" bằng cà chua, táo, trứng vịt, trứng gà cầu may mắn. Năm nào có nhiều người "ném nhau" thì năm đó mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, người người sẽ gặp may mắn…

Chợ bán rất nhiều sản vật vùng quê, trong đó không thể thiếu cà chua - vũ khí để ném nhau
Tục lạ trên được các cao niên làng Giang kể lại rằng, "choảng nhau" bằng cà chua và trứng để nhận may mắn tại chợ Chuộng trong dịp đầu xuân năm mới được bắt nguồn từ thời Vua Lê. Khi giặc đến xâm lược bờ cõi nước ta, một vị tướng đã dẫn quân đi đánh giặc, khi đi ngang qua vùng đất Đông Hoàng, cạnh sông nhà Lê vào đúng mùng 6 Tết Nguyên Đán, quân ta đã bị giặc phát hiện và lùng bắt.
Để che mắt bọn giặc, người dân liền giả vờ tổ chức ngay một phiên chợ, "biến" tướng và binh lính thành người dân buôn bán. Khi đó, tất cả đều được cải trang thành dân cày, còn vũ khí được cất giấu trong các đống rau quả, lều quán. Quân giặc đuổi tới nơi, nhìn phiên chợ do người dân dựng lên, cứ tưởng đây là một phiên chợ thật, nên quân giặc không chút đề phòng, chú ý.

Chuẩn bị quả cà chua để ném rủi, nhận may
Lợi dụng lúc giặc mất cảnh giác, vị tướng đã phát động binh lính và nhân dân cùng phản công. Bằng sự đoàn kết, mưu trí, dũng cảm ấy, nghĩa sỹ Lam Sơn đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Sau đó, nhà vua đã trọng thưởng cho những người dân nơi đây… Kể từ đó, để tưởng nhớ về sự kiện này, hàng năm, người dân lại tổ chức phiên chợ Chuộng với phần đánh nhau, "choảng nhau" giả như một nét văn hóa truyền thống.
Cứ thế vào mùng 6 tháng Giêng hằng năm chợ Chuộng họp bên mép sông nhà Lê. Nhiều người dân đến chợ không đến tay không mà mang theo "vũ khí" là trứng vịt, gà, quả táo, cà chua để "choảng" vào người khác. Điều đặc biệt ở chợ Chuộng là cả người "ném" và người "bị ném" đều được may mắn, an nhiên, bởi thế không một ai nề hà hay bực tức mỗi khi bị "choảng" vào người.
Đến chợ Chuộng dịp đầu xuân năm mới, người mua muốn nhanh, người bán muốn hết hàng thì không một ai quan tâm đến giá cả. Việc mua bán, trả giá chỉ qua loa, người mua nên trả một, hai giá sau đó người bán sẽ bán nhanh để cùng nhau nhận may mắn, an lành. Theo các bậc cao niên làng Giang, đôi khi cải rủi của người này bán cho người khác lại là điều may và ngược lại nên giá cả trong phiên chợ Chuộng chỉ mang tính tượng trưng, điều cốt yếu là sau khi mua - bán hai bên đều vui vẻ.

Với quan niệm người nào nhận được càng nhiều quả ca chua thì sẽ gặp nhiều may mắn
Chợ Chuộng họp từ lúc tờ mờ sáng đến chiều tối mới vãn. Cũng như các chợ truyền thống khác, chợ Chuộng bán nhiều hàng hóa song ưu tiên nhiều nhất vẫn là cà chua, bởi cà chua được xem là "vũ khí mềm" của nhiều người để "ném" vào người khác. Cà Chua mềm, có màu đỏ, tượng trưng cho sự may mắn trong năm mới nên người bị "ném" không bị đau mà đổi lại nhận được nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Với quan niệm đi chợ để "nhận may, ném rủi", đến chợ ai cũng mong muốn rũ bỏ những bận bịu, buồn phiền, điều không may trong năm cũ và đón may mắn về nhà trong năm mới. Mọi người cho rằng càng ném được nhiều, càng vứt đi nhiều điều không may mắn, rủi ro, đồng thời càng "bị" nhiều người ném lại tức là càng "nhận" được nhiều may mắn, thuận lợi trong năm mới.
Đi chợ Chuộng để "choảng nhau" dịp đầu Xuân là một nét văn hóa truyền thống nơi quê hương làng Giang và đến đây để có được những niềm vui, may mắn trong một năm mới.
Gia Hân

Khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên
Xã hội - 37 phút trướcCơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa có quyết định khởi tố hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên.

Cận cảnh một số sản phẩm trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới bị triệt phá
Xã hội - 1 giờ trướcCông an TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu, thu giữ 100 tấn hàng hóa.

Từ việc xe tự trôi cán tử vong người chờ đèn đỏ: Dừng, đỗ ô tô thế nào để không gây họa?
Xã hội - 1 giờ trướcKhi tài xế cho dừng – đỗ ô tô, cần về số 0 với xe số sàn, số P với xe số tự động kết hợp kéo phanh tay cẩn thận trước khi rời khỏi xe.

Tuyển sinh đại học 2025: Hướng dẫn quy trình xét tuyển mới nhất
Xã hội - 1 giờ trướcBộ GD&ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng năm 2025, áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng
Pháp luật - 4 giờ trướcGĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025
Giáo dục - 4 giờ trướcGĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Lịch nghỉ hè chính thức của học sinh 63 tỉnh, thành trên toàn quốc năm 2025
Giáo dụcGĐXH - Lịch nghỉ hè 2025 của học sinh tại 63 tỉnh thành được xây dựng dựa trên khung kế hoạch thời gian năm học 2024-2025 do Bộ GD&ĐT ban hành.