Đội mũ bảo hiểm "rởm" có thể bị thần kinh?
Khi đội mũ sản xuất từ nhựa tái chế thường xuyên sẽ gây ngứa da đầu, nấm, nặng hơn nữa là ảnh hưởng thần kinh, não bộ, hay bị đau đầu...
Khi đội mũ sản xuất từ nhựa tái chế thường xuyên sẽ gây ngứa da đầu, nấm, nặng hơn nữa là ảnh hưởng thần kinh, não bộ, hay bị đau đầu...
Nhựa tái chế hiện nay thường được sử dụng vào sản xuất sản phẩm như ghế ngồi, các vật dụng nhựa gia dụng, mũ bảo hiểm... Loại mũ bảo hiểm làm từ nhựa tái chế này dễ gây tác hại khôn lường cho sức khoẻ người tiêu dùng.

Ròn, dễ vỡ, độ bền kém
Việc đoàn kiểm tra liên ngành của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia phát hiện cơ sở sản xuất mũ bảo hiểm của Công ty TNHH SX-TM-DV Duyên Lành (địa chỉ số 1114 tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, quận Bình Tân, TPHCM) dùng nhựa tái chế sản xuất mũ bảo hiểm đã khiến nhiều người lo lắng.
Vì trên thực tế, nhựa tái chế hiện nay thường được sử dụng vào sản xuất nhiều sản phẩm như ghế ngồi, chậu thau, các vật dụng nhựa gia dụng... Sản xuất nhựa tái chế đa số là các doanh nghiệp tư nhân nhỏ làm thủ công, trang thiết bị yếu, thiếu, trình độ kỹ thuật sản xuất có khi cũng chỉ sơ đẳng, cùng với sự tính lợi nhuận nên sản phẩm từ nhựa tái chế nó không còn đạt được chất lượng an toàn cho người sử dụng.
Về bản chất, nhựa tái chế rất bẩn. Chúng bị quăng quật ngoài trời, bãi rác, hấp thụ tia tử ngoại... làm phân hủy, lão hóa rồi được thu lượm về xử lý lại nên tính chất cơ lý giảm chỉ còn vài %. Do đó, khi tận dụng lại nhựa tái chế thì phải làm sạch, pha trộn với nguyên liệu nhựa mới. Nguyên tắc sản xuất đối với nhựa tái chế cần tuân theo quy định kỹ thuật chặt chẽ. Vì mỗi loại nhựa nóng chảy ở mức nhiệt độ khác nhau, có loại nóng chảy ở nhiệt độ 170 - 200 độ C... nhưng sau khi nóng chảy thì chúng đều cứng lại và ròn.
Thông thường, nhựa nguyên sinh, mới độ bền còn 100%, nhưng với nhựa tái chế độ bền chỉ còn 30 - 40%, có khi không đạt. Còn nếu pha trộn đúng tỷ lệ, thực hiện làm sạch, nung nấu đúng kỹ thuật thì độ bền của sản phẩm từ nhựa tái chế cũng chỉ đạt 70 - 80%.
Ảnh hưởng sức khoẻ người dùng
Hiện nay có một bộ phận người dân còn chưa có ý thức, họ đội mũ bảo hiểm để đối phó với công an chứ không phải để bảo vệ tính mạng mình. Mua một cái mũ bảo hiểm giá chỉ 15.000 - 30.000đ thì làm sao có mũ đạt chất lượng. Làm phép tính nhỏ thôi cũng thấy không đủ chi phí nhân công sản xuất. Nên khi mua mũ giá rẻ làm từ nhựa tái chế cũng đồng nghĩa với chất liệu, vật liệu làm mũ cũng cực rẻ và nguy cơ mất an toàn cao.
Không chỉ bẩn, nhựa tái chế còn là loại nhựa gia công kém chất lượng. Khi đội mũ sản xuất từ nhựa tái chế lên đầu ở nhiệt độ cao ngoài trời và sử dụng thường xuyên sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ người dùng như gây ngứa da đầu, nấm, nặng hơn nữa là ảnh hưởng thần kinh, não bộ, hay bị đau đầu... Ngoài ra, vì nhựa tái chế rất ròn và dễ vỡ, nên nếu xảy tai nạn thì người đội mũ làm từ loại nhựa này dễ bị chấn thương sọ não.
Với những cơ sở nhỏ lẻ sản xuất nhựa tái sinh đa số không đảm bảo kỹ thuật, ngoài ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng thì môi trường nơi sản xuất cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đã đến lúc các cơ quan chức năng cần yêu cầu các cơ sở này di dời ra xa khu dân cư và phải có hệ thống khử mùi, lọc khí đạt tiêu chuẩn khí thải ra môi trường.
Tùy từng loại nhựa mà gia công ở nhiệt độ khác nhau và pha chế khác nhau. Nhưng thông thường sử dụng nhựa tái sinh phải pha trộn một số phụ gia chịu lực, tăng cường độ bền nén, độ bền va đập nhất là với mũ bảo hiểm thì phần trăm va đập luôn phải tính tới. Tốt nhất là mũ bảo hiểm phải sử dụng vật liệu composit, bền, nhẹ và an toàn, chịu nhiệt, độ va đập, độ nén tốt nhất. .

Thói quen ngủ "đục đẽo" sức khoẻ, nhiều người trẻ đang mắc
Bệnh thường gặp - 34 phút trướcHiện nay, không ít người trẻ thức rất khuya và ngủ bù vào ngày hôm sau. Thói quen ngủ này đang vô tình 'đục đẽo' sức khoẻ theo cách mà chúng ta không ngờ tới.

Bắc Kạn: Một bệnh nhân nghi phát bệnh dại sau 1 năm bị chó cắn
Y tế - 10 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn tiếp nhận một bệnh nhân là nam giới quê Cao Bằng nhập viện trong tình trạng sốt, sợ gió nghi do phát bệnh dại.

6 bài tập giúp phái đẹp sống khỏe tuổi trung niên
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Đi bộ nhanh, tập thể dục dưới nước, đạp xe, yoga giúp phụ nữ trung niên duy trì sức mạnh xương khớp, phòng ngừa bệnh tật. Phụ nữ có thói quen tập thể dục đều đặn sức khỏe xương khớp, cơ bắp, trái tim, não bộ sẽ tốt lên rất nhiều.

Bé 3 tuổi tử vong do mắc tay chân miệng độ 4, bác sĩ chỉ rõ dấu hiệu bệnh nguy hiểm, tuyệt đối không bỏ qua
Mẹ và bé - 13 giờ trướcGĐXH - Trẻ mắc bệnh chân tay miệng nếu có dấu hiệu sốt cao liên tục không hạ, quấy khóc liên tục và hay giật mình... thì cần được nhập viện gấp.

Công bố Chương trình 'Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển KT-XH ĐBDTTSMN'
Y tế - 13 giờ trướcChiều 26/9, Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp với Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) tổ chức Lễ công bố Chương trình "Vinh danh vì sự phát triển dược liệu Việt gắn với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTSMN)".

Trẻ sơ sinh tắc ruột do phân su
Mẹ và bé - 16 giờ trướcMột trong những 'tai bay vạ gió' ngay khi cất tiếng khóc chào đời đó là tắc ruột do phân su.

Thiếu nữ 16 tuổi suy sụp, mắc bệnh hiểm sau khi thực hiện giảm cân sai cách
Y tế - 16 giờ trướcGĐXH - Đi kèm với việc giảm cân, cơ thể cô gái bắt đầu xuất hiện cảm giác sợ ăn, rụng tóc, mất ngủ, thức dậy sớm và không thể đi lại được do quá mệt mỏi...

5 phút làm điều này, giảm 32% nguy cơ ung thư
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcBổ sung từ 4-5 phút hoạt động thể chất "bùng nổ" mỗi ngày có thể tác động cực mạnh lên nguy cơ bệnh ung thư, theo nghiên cứu mới từ Đại học Sydney (Úc).

6 thảo mộc, gia vị giúp hạ huyết áp
Sống khỏe - 18 giờ trướcGĐXH - Thảo mộc, gia vị như tỏi, húng quế, xạ hương, gừng vừa tăng hương vị cho món ăn vừa có thể hạ huyết áp.

5 sai lầm chữa ho cho trẻ mãi không khỏi
Mẹ và bé - 20 giờ trướcCó nhiều phụ huynh thường hay phàn nàn rằng, mặc dù đã cho con sử dụng kháng sinh quá nhiều mà không dứt cơn ho. Vậy nguyên nhân từ đâu khiến trẻ ho mãi mà chữa không khỏi.

Cách vệ sinh nách đúng để 'chào tạm biệt' mùi hôi
Bệnh thường gặpChất khử mùi có thể ẩn đi mùi hôi nách nhưng không có nghĩa là bạn sạch sẽ. Mary Futher, được gọi là "Quý bà mồ hôi" trên TikTok, đã hướng dẫn về cách vệ sinh nách đúng cách trên trang TikTok của mình.