Đời tái sinh từ mảnh đất cằn
GiadinhNet - Từ một bệnh nhân phong phải rời bỏ quê hương đến trại phong Quỳnh Lập (Quỳnh Lưu, Nghệ An) năm 1973, một năm sau khỏi bệnh, Phan Văn Ích học làm điều dưỡng, quay trở lại phục vụ những người mang căn bệnh giống mình.
Điều dưỡng Phan Văn Ích với bệnh nhân trong khu chăm sóc toàn diện. Ảnh: Hồ Hà. |
Suốt 37 năm trời, ông đã gắn bó tận tụy chăm sóc người bệnh ở làng phong. Phải đến gần 10 năm, tôi mới có dịp trở lại vùng đất đặc biệt này. Mảnh đất nơi cùng trời hút đất, một bên là biển, một bên là rừng thông cùng những dãy núi đá vôi sừng sững, nơi được chọn làm khu điều trị những người mắc bệnh phong. Và lần nào cũng vậy, khó nói hết được cảm xúc của mình khi được nghe, được chứng kiến về những câu chuyện thấm đẫm tình người nơi đây. Chuyện về điều dưỡng Phan Văn Ích là như thế...
Thấm thoắt đã tròn 40 năm ông Phan Văn Ích gắn bó với trại phong và 37 năm miệt mài không ngừng nghỉ chăm sóc bệnh nhân. Ông đã chứng kiến và góp phần làm thay đổi một làng phong từ nơi ảm đạm, đau thương thành nơi hồi sinh sự sống. |
Điều dưỡng Phan Văn Ích (SN 1956) quê ở Can Lộc, Hà Tĩnh, đến trại phong vào năm 1973, thời điểm nỗi ghê sợ bệnh phong vẫn còn hết sức gay gắt. Dẫm dẫm cái chân giả xuống nền nhà, ông nở nụ cười hiền hậu, cái nụ cười khiến người ta nghĩ dường như bao nhiêu nỗi đau đến cả về thể xác lẫn tâm hồn của một bệnh nhân phong ngày xưa đã tan đi như bọt biển. Nhưng làm sao mà quên đi cho được, chỉ là, nhớ thì để làm gì? Rồi ông ngần ngừ kể: “Tôi phát hiện ra mình bị phong năm 12 tuổi. Ngày ấy, bị hủi là ghê gớm lắm, người ta còn truyền tai nhau ai mắc bệnh phong thì bị chôn sống, rắc vôi 7 lần… Tôi giấu, không dám nói với ai, chỉ trong gia đình là biết. Tôi giấu bệnh suốt 5 năm trời, từ năm 1968 đến tận năm 1973. Trong thời gian đó, tôi vẫn đi dân công hỏa tuyến ở quê, vận chuyển gạo, lương thực lên thuyền cho bộ đội, chân lở loét mà không dám băng bó, nên mới bị nhiễm trùng dần dần. Đến khi nặng quá mới chuyển ra ngoài này”.
Hồi đó, vì chiến tranh, Bệnh viện phong Quỳnh Lập đã sơ tán lên tận xã Quỳnh Thắng. Một năm sau (1974) thì bệnh viện quay trở về Quỳnh Lập để xây dựng lại. Tiếp tục điều trị tại đây thêm nửa năm nữa thì Phan Công Ích khỏi bệnh, tuy nhiên, vì chân phải đã nhiễm trùng quá nặng nên phải cắt bỏ.
Vi khuẩn Hansen không còn nữa, nhưng cái tiếng mắc bệnh “hủi” thì không thể nào xóa đi được. Mang trong mình mặc cảm với người đời, nhưng Phan Văn Ích tìm được sự đồng đảm, sẻ chia ở cái làng phong nơi “cùng trời cuối bể”. Cậu thanh niên 18 tuổi đã quyết định ở lại. Được các bác sĩ hướng dẫn và dạy cho cách chăm sóc người bệnh, cộng với kinh nghiệm từ bản thân, thấu hiểu được tâm tư, suy nghĩ của những phận đời cùng cảnh ngộ Phan Văn Ích nhanh chóng “thạo việc” và thành một phụ tá nhiệt tình, tận tâm với người bệnh.
Sau 3 năm “vừa học vừa hành”, Phan Văn Ích được đưa vào trường Trung cấp Y khoa Vinh thi lấy chứng chỉ điều dưỡng viên, trở về thành nhân viên hợp đồng của bệnh viện. “Hồi đó những bệnh nhân khỏi bệnh rồi quay trở lại chăm sóc người còn bệnh như chúng tôi chỉ được làm hợp đồng thôi, lương tháng mấy chục nghìn đồng, nhưng điều quan trọng là được giúp đỡ những người bệnh, được làm việc có ích. Chúng tôi phải cảm ơn bác sĩ Trần Hữu Ngoạn lắm, chính bác sĩ đã ra tận Bộ Y tế để đề nghị xin cho chúng tôi có thể được vào biên chế”.
Kể từ đó cho đến nay, tròn 40 năm Phan Văn Ích gắn bó với trại phong và 37 năm miệt mài không ngừng nghỉ chăm sóc bệnh nhân phong. Ông đã chứng kiến và góp phần làm thay đổi một làng phong từ nơi ảm đạm, đau thương thành nơi hồi sinh sự sống.
Đường vào làng phong Quỳnh Lập bây giờ.
Ảnh: Hồ Hà. |
Điều dưỡng Phan Văn Ích vẫn nhớ như in những năm tháng trại phong Quỳnh Lập còn khó khăn, cơ khổ thiếu thốn trăm bề. Đó là kim tiêm sau khi dùng cho người này được sát trùng trong nước sôi hoặc đốt nóng để tiêm cho người khác. Đó là điện chưa có, dầu hỏa thiếu, nhiều đêm đốt hòn than lấy ánh sáng để băng bó cho bệnh nhân… Ông cùng y bác sĩ, hộ lý đã vượt qua những ngày tháng ấy, cố gắng làm những điều tốt nhất cho người bệnh mà chẳng nản lòng hay sợ hãi.
Một người đã trải qua hết tất cả những gì mà người bị phong đang trải qua khiến ông không còn sợ, không còn ngại điều gì nữa, từ lau rửa, vệ sinh ổ lở loét, băng bó, tiêm truyền… Theo ông, thái độ, sự quan tâm, lo lắng tận tình của y tá, bác sĩ cũng chính là sự chữa bệnh bằng tinh thần rất lớn cho người mắc bệnh phong. Đó cũng là điều mà họ cần nhất ở nơi “chín người mười quê này”.
Điều dưỡng Phan Văn Ích kể: “Có nhà 2 anh em, người anh đi bộ đội, người em ở nhà đều mắc bệnh phong nhưng cả hai đều giấu, vào đến đây thì mới biết, nhưng cũng không dám nhận nhau. Một thời gian dài được điều trị, sống với những người cùng hoàn cảnh như mình, thì dần dần mới dám nói”. Nỗi đau của người phong, không phải ở những vết loét, những bàn chân, bàn tay nhiễm trùng dẫn đến hoại tử, mà là sự xa lánh, kỳ thị của mọi người, ngay cả chính bản thân gia đình họ. Phải rời bỏ quê hương, người thân đến một nơi hẻo hút chìm trong cây cối rậm rạp, sóng biển vỗ ngày đêm, sống cô đơn và cay đắng. Khỏi bệnh, người may mắn tìm được hạnh phúc lứa đôi , sinh con đẻ cái, có động lực để sống trong cuộc đời. Nhưng có người kém may mắn hơn, sức khỏe yếu quá đành sống một mình, thì cần lắm những tấm lòng quan tâm, chia sẻ của mọi người, của y bác sĩ.
Với điều dưỡng Phan Văn Ích, sau chừng ấy năm gắn bó, đơn giản là nhớ hết đến từng tên họ bệnh nhân, từng hoàn cảnh gia đình quê quán; là nói bông đùa vài câu lúc thay băng ổ loét, là cái nắm tay, vỗ vai; là thỉnh thoảng đi qua nhà bệnh nhân vào ngồi cùng mâm ăn bữa cơm với họ, hỏi han con cái học hành… đã làm ấm lòng những người lấy nơi đây làm quê hương thứ hai sinh sống. Ai cũng biết, cũng nhớ, cũng mong dáng người thấp đậm, tiếng cười hiền hậu của người điều dưỡng già Phan Văn Ích. Gia đình ông Nguyễn Hữu Đệ và bà Vũ Thị Thịnh còn nhận ông làm con nuôi.
Làng phong Quỳnh Lập bây giờ còn khoảng hơn 200 người bệnh. Hầu hết đã khỏi bệnh phong nhưng vì mắc bệnh lâu, nặng nên sức đề kháng yếu, những vết loét không lành lại được, có người còn mắc thêm những chứng bệnh khác như tiểu đường, thần kinh… Có khoảng hơn 60 bệnh nhân nặng đang ở khu chăm sóc toàn diện, đều là những người già, cô đơn, không có gia đình. Tập thể bác sĩ, y tá, hộ lý trở thành gia đình của họ. Không chỉ điều dưỡng Phan Văn Ích mà còn đó bác sĩ Hải, anh Hùng, cô Luyến, cô Kim, cô Thu… lo lắng từng bữa ăn, giấc ngủ, vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân. Rất nhiều hộ lý, điều dưỡng, nhân viên bệnh viện là con em bệnh nhân phong, đó đã là thế hệ thứ 2, thứ 3 của làng phong.
Hồ Hà
Đài truyền hình Việt Nam thông tin về việc lái xe 16 chỗ vượt ẩu gây tai nạn ở Mai Châu
Đời sống - 5 phút trướcGĐXH - Ngày 22/11, thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam cho biết, đơn vị đã làm việc với các cơ quan chức năng ngay sau khi xảy ra vụ tai nạn giao thông ở huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình) ngày 18/11.
Vờ hỏi đường rồi rút dao đe doạ để cướp
Pháp luật - 9 phút trướcGĐXH - Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Mai Văn Quang (SN 1996, trú tại xã Nga Phượng, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá) để điều tra về hành vi “Cướp tài sản”.
Phá đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 12 phút trướcGĐXH - Các đối tượng mua pháo từ nước ngoài đưa về Việt Nam, sau đó tham gia hội nhóm mua bán pháo trên không gian mạng để rao bán kiếm lời.
Từ 2025, nhiều lái xe lo lắng khi quy định này được ban hành, vừa bị thu hồi giấy tờ quan trọng vừa bị mất tiền
Đời sống - 17 phút trướcGĐXH - Theo Thông tư số 65 vừa được Bộ Công an ban hành, từ 2025, lái xe phải kiểm tra kiến thức để phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Tin tối 22/11: Đám cưới dùng 1 tấn rau củ trang trí ở Bình Định; Thông tin mới vụ ô tô 'đậu' trên cổng nhà ở Đồng Nai
Đời sống - 18 phút trướcGĐXH - Đám cưới dùng rau củ quả để trang trí, tạo ra không gian lạ lẫm, đẹp mắt, khách khứa sau khi ăn cỗ còn được tặng đồ về nấu; Hình ảnh chiếc ô tô Matiz "đậu" trên mái cổng nhà ở Đồng Nai gây xôn xao dư luận...
Khởi tố đối tượng nổ súng để giải quyết mâu thuẫn
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Công an tỉnh Cao Bằng đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra đối với Bùi Trung Kiên (SN 1998, trú tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 giờ trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Bắt tạm giam 2 đối tượng tổ chức sử dụng và tàng trữ trái phép ma túy
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Trong quá trình tuần tra, kiểm soát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn, Công an huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã phát hiện 2 đối tượng đang có hành vi tổ chức và tàng trữ trái phép chất ma túy nên đã tiến hành bắt giữ.
Khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng có hành vi xé Quốc kỳ
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua đoạn đường vắng, thấy người dân treo Quốc kỳ để chuẩn bị cho "Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc", do bốc đồng 2 đối tượng đã xé Quốc kỳ.
Sau 2 ngày lẩn trốn, hung thủ giết đã sa lưới
Pháp luật - 2 giờ trướcGĐXH – Sau khi sát hại nạn nhân, Bạch bỏ trốn khỏi hiện trường gây án. Bằng các biện pháp nghiệp vụ, chỉ hơn 2 ngày sau, đối tượng đã bị bắt giữ.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luậtGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.