Đón Tết giữa trùng khơi
GiadinhNet - Ai đã từng bước vào đời thủy thủ viễn dương hẳn có ít nhất đôi lần đón Tết trên biển. Cũng khá tươm tất đầy đủ nghi lễ như ở nhà nhưng cảm xúc đón Tết giữa trùng khơi, giữa bốn bề là biển của những chàng thủy thủ tàu viễn dương đất Cảng vẫn khác biệt, lạ thường.
Làm lễ đón giao thừa trên tàu. Ảnh: P.V
Vừa cưới vợ đã phải ăn Tết trên biển
Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà xinh xắn tại phường Cát Bi (quận Hải An, Hải Phòng), thuyền trưởng Hoàng Ngọc Dương (46 tuổi), cười tươi, khoe: “Năm nay, mình được đón Tết ở nhà. Mọi khi, vào tầm 23 tháng Chạp, Tết ông Công, ông Táo là đã chồm chỗm trên tàu để giao việc sắm Tết cho anh em xong rồi. Nhóm thì lau lá dong, ngâm đỗ, gạo, thịt; nhóm thì cắt tải giấy lụa làm cành mai, cành đào trang trí, nhóm thì lau dọn bài trí ban thờ treo ảnh Bác...”. Theo lời anh Dương thì đây cũng là thời điểm anh em thủy thủ nhớ nhà, mong ngóng tin gia đình nhất. Lúc gói bánh chưng, trang trí Tết cho tàu… trong mỗi câu chuyện về Tết, anh em đều nhắc tới gia đình, vợ con với niềm lâng lâng thương nhớ. Thương nhất những chàng trai lần đầu đi biển, tâm trạng nhớ nhà quay quắt, nước mắt chỉ chực trào khi Tết đến. Từng gắn bó với biển cả gần 10 năm, Thuyền trưởng hạng 1 (người có thể lái tất cả các loại tàu và đi khắp thế giới - PV) Hoàng Ngọc Dương hiện đang đầu quân cho Công ty VINIC (Trường Đại học Hàng hải Hải Phòng) là một trong những người có nhiều kỷ niệm với Tết trên biển.
Dừng một lát để chiêu ngụm trà sen, anh Dương kể tiếp: “Bước vào nghề tàu biển từ năm 1996 với vai trò thủy thủ, cách đây 10 năm, vào năm 1997, mình lần đầu đón Tết trên biển. Đây cũng là năm mình vừa cưới vợ xong nên tâm trạng rối bời, nhung nhớ kinh khủng lắm. Thời đó, điện thoại di động thông minh không có, mọi liên lạc thông tin về nhà cho vợ con, gia đình qua kênh duy nhất là đài Radio của Duyên hải. Muốn gọi về nhà, anh em phải thay nhau lên buồng lái để gọi, thời lượng gọi cho phép tối đa 5 phút/người, vì nếu gọi lâu thì xa mạng, sóng nhiễu không nghe gọi được. Mà thú vị nhất, mỗi lần gọi như thế thì cả buồng lái đều nghe thấy hết. Vì trên tàu khá đông, đề phòng lúc Giao thừa gọi về nhà bị lỗi mạng nên anh em ai nấy đều nhấc máy gọi về cho gia đình trước Giao thừa hàng tiếng”.
Thời đó, theo anh Dương thì thủy thủ đón Tết chủ yếu bằng nhung nhớ, lễ vật đơn sơ chứ không được đủ đầy như bây giờ. “Giờ thì đón Tết “hoành tráng” hơn rất nhiều. Mọi thứ cho ngày Tết gần như đầy đủ, chẳng thiếu gì trừ trầu cau, hoa tươi và tiếng vợ con”, anh Dương cười vang kể.
Người Thuyền trưởng hạng 1 này cho hay, thường thì độ tháng 12 Dương lịch trở đi, công ty và người nhà thuyền viên thường hay gửi qua thuyền viên mới các loại đồ cho Tết như: Lá dong, lạc, hương, tiền vàng, lạt buộc, bao lì xì… Thậm chí, có những người vợ ở quê còn chu đáo đến mức gửi cả bài cúng Giao thừa cho anh em đỡ thiếu thốn giữa trùng khơi. Tới ngày 28 Tết, những ai không trong ca trực sẽ được giao nhiệm vụ gói bánh chưng. Ngày 29, việc luộc bánh chưng được bắt đầu. Trung bình mỗi lần luộc được 20 cái và sáng 30 là có bánh chưng bày biện trên bàn thờ. Có những thủy thủ ở nhà chẳng biết gói bánh chưng nhưng lên tàu, qua 1 lần đón Tết trên biển lại trở thành tay điệu nghệ.
Chào năm mới bằng tiếng còi tàu
Có lẽ năm mới giữa trùng khơi thú vị nhất là tiếng còi tàu hú vang một hồi dài đúng thời khắc Giao thừa (theo giờ Việt Nam mà anh em đã vặn đồng hồ từ trước). Tiếng còi tàu giữa mênh mang sóng nước này là lời chúc đầu năm, lời chào đón một năm mới tươi vui, mạnh mẽ. Dưới phòng họp lúc này, tiếng sâm-panh nổ vang cùng tiếng hát chào năm mới của các thuyền viên. Không ai nói ra nhưng họ đều cảm nhận, trong lòng bấy nhiêu con người ngồi đấy đều đau đáu nỗi nhớ nhà.
“Captain” Trần Văn Tấn, sinh năm 1974, cầm tinh con Hổ, hiện đang làm cho hãng tàu biển nước ngoài chia sẻ: “Tết vốn là dịp cho mỗi người trở về nhưng với thuyền viên, khái niệm ấy dường như không có. Tết của thủy thủ viễn dương đặc biệt bởi nó được chuẩn bị trong điều kiện đặc biệt (thiếu vắng bàn tay phụ nữ, người thân, bạn bè...). Thậm chí, đến trang phục đón Tết cũng chỉ có áo phông, quần sooc vì trong phòng nhiệt độ luôn luôn ấm. Những lúc lo toan việc Tết, không khí lại râm ran vì ai cũng tranh nói, tranh kể chuyện nhà, chuyện vợ, chuyện con”.
Hồi tưởng lại những cái Tết mình từng tổ chức cho anh em trên tàu, anh Tấn kể: Như thông lệ, thường các tàu sẽ được thông báo được nghỉ Tết từ ngày 30 cho tới hết ngày mùng 3 Tết. Tuy nhiên, nếu tàu chạy biển hoặc đang tiến hành giao nhận hàng hóa thì... Tết sẽ “đến chậm” một chút. Tất nhiên, đồ lễ hay các món ăn ngày Tết vẫn luôn đầy đủ, tươm tất. Bữa cơm chiều Tất niên rất được coi trọng, mọi người cùng bày biện những món ngon nhất như cá hồi, tôm, cua… Sau bữa cơm chiều Tất niên, mọi người quay lại công việc và chuẩn bị dọn dẹp lại câu lạc bộ để đêm đón Giao thừa. Cảm giác xúc động nhất có lẽ là lúc nâng ly đi chúc anh em thuyền viên trên tàu. Với mỗi thuyền viên, tôi gửi tới họ một lời chúc khác nhau bởi mỗi người có một hoàn cảnh riêng. Sau 3 ngày Tết, chúng tôi trở lại với công việc thường nhật và có cảm giác mọi việc dễ dàng và các mối quan hệ có vẻ đuợc cải thiện hơn rất nhiều”.
Đời thủy thủ viễn dương xa nhiều, gần ít, thiệt thòi đủ đường và luôn đối mặt với mọi rủi ro trên biển. Bởi thế, với những thủy thủ viễn dương, gia đình luôn là điểm tựa cho họ trong mỗi hành trình. Cuộc sống của họ không hề xa hoa, lộng lẫy như những định kiến bấy lâu.
Thuyền trưởng Emilio Montecillo (Philippines) chia sẻ: Bạn đừng nghĩ về thủy thủ viễn dương là sung sướng, là xa hoa, là chỉ có hoa hồng. Mọi thứ không phải thế. Thu nhập họ có thể cao nhưng biết bao thiệt thòi họ phải gánh như xa gia đình, ốm tự chăm, nguy hiểm luôn rình rập.
“Tết có thể được đón trên biển, giữa đại dương mênh mông hay có thể ngay trong bến cảng, nhưng tất thảy đều mang chung tâm trạng nhớ nhà. Đã từng đi nhiều tàu, từ chức danh thấp nhất tới cao nhất và đón nhiều cái Tết trên biển, phải thú thực, Tết giữa trùng khơi vẫn để lại những ấn tượng khó quên nhất”, anh Tấn tâm tư.
Làm đầu cho… gà!
“Tết năm nào mà mua được gà trống để cúng thì mâm cỗ khỏi lo. Song cũng có nhiều lần, lênh đênh trên biển, tàu chưa cập bờ, gà trống không có nên bếp trưởng phải “tận dụng” con gà đông lạnh (bị chặt hết đầu và chân) rồi lấy củ khoai tây tạo dáng hình đầu gà cắm vào cho đủ”.
Thuyền trưởng Hoàng Ngọc Dương chia sẻ.
Trên tàu có “kiêng khem”?
Việc kiêng khem những ngày năm mới ở trên tàu biển cũng được giữ gìn như ở nhà: Không ai bảo ai, “lính mới, lính cũ” đều không ăn mực, không nói điều xui xẻo, không cãi vã v.v… Bữa cơm chiều 30 lúc nào cũng nhiều không khí nhất. Trong bữa cơm này, thuyền trưởng sẽ có lời cảm ơn anh em thuyền viên một năm đồng hành cùng con tàu vượt trùng khơi và khui rượu cụng ly chúc mừng lễ tất niên. Đương nhiên, ai đi ca thì vẫn phải đi, không được rời chỗ. Vào thời khắc đêm giao thừa, có 2 nơi là buồng lái và khoang máy được thuyền trưởng, máy trưởng và đại phó thực hiện nghi lễ giao thừa. Sau khi xong phần tâm linh, thuyền trưởng sẽ cùng 2 sĩ quan về phòng họp nơi tập trung tất cả anh em thuyền viên không đi ca để đọc thư chúc tết của lãnh đạo công ty. Thủy thủ lâu năm kinh nghiệm hơn, khi nghe thư chúc Tết biết kiềm chế cảm xúc, còn “lính” trẻ thì rưng rưng nước mắt nhớ nhà. Thậm chí, có những chàng thủy thủ còn khóc tu tu như con trẻ.
Minh Lý
Lái xe có thể bị trừ hết 12 điểm bằng lái nếu vi phạm lỗi này
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Trường hợp giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Vậy những hành vi vi phạm giao thông nào sẽ bị trừ hết điểm bằng lái xe?
Quảng Nam: Đồi núi sạt lở làm sập một ngôi trường mới xây
Thời sự - 3 giờ trướcMột điểm trường mới khánh thành, đưa vào sử dụng cách đây hơn 2 tháng, tuy nhiên những ngày qua mưa lớn đã khiến đồi núi sạt lở, làm sập ngôi trường.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 4 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Nước lũ dâng cao khiến nhiều nơi bị ngập sâu, Quảng Ngãi ra công điện khẩn
Thời sự - 5 giờ trướcChủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành công điện khẩn về việc ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa lũ trên địa bàn.
Lời khai của đối tượng cầm đầu đường dây mua bán pháo 'khủng'
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Hoàng Khắc Phi khai nhận đã móc nối với một số đối tượng rồi liên hệ mua pháo từ Campuchia vận chuyển về tập kết tại kho ở Gia Lai để đóng gói mang đi tiêu thụ.
Người đàn ông tử vong thương tâm do xuồng bị lật
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Khi đi qua khu vực nước sâu, chiếc xuồng bất ngờ bị lật khiến người đàn ông ở Thừa Thiên Huế tử vong thương tâm.
Tin tối 24/11: Miền Bắc sắp đón đợt rét đậm đầu tiên trong năm; 6 quyền của cảnh sát giao thông từ 1/1/2025
Thời sự - 7 giờ trướcGĐXH – Từ mai (25/11) không khí lạnh ảnh hưởng đến khu vực Bắc Bộ, nền nhiệt giảm sâu, có nơi dưới 10 độ; Thông tư 69/2024/TT-BCA nêu cụ thể 6 quyền đối với Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông từ ngày 1/1/2025.
Mua bán số lượng ma túy lớn, 3 gã đàn ông nhận án tử hình
Pháp luật - 7 giờ trướcGĐXH - Trong vụ án này, Thào Lao Lúa là người chủ mưu, Lý Văn Niệm là người thực hành trực tiếp thực hiện tội phạm và Hà Văn Hành giữ vai trò là người giúp sức. Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt 3 bị cáo nói trên mức án tử hình.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 9 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luật - 9 giờ trướcGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.
Chiêu trò chuyển tiền mua hàng nhầm để chiếm đoạt
Pháp luậtGĐXH - Các đối tượng lợi dụng việc đổi tiền, mua hàng rồi chuyển khoản để chiếm đoạt tài sản của người dân. Đây là thủ đoạn không mới nhưng vẫn có nhiều người dân mắc bẫy của chúng.