Theo lãnh đạo Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế, nhóm 'Bông hồng đen' đã tồn tại, hoạt động từ lâu. Tuy nhiên, việc nhóm chưa báo cáo hoạt động lấy máu với chính quyền địa phương được đánh giá là "hơi lạ".
Ngày 20/8, liên quan thông tin nhóm Bông hồng đen ở Hải Phòng tự ý lấy máu xét nghiệm cho hơn 200 người, trong đó có nhiều học sinh, trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), cho biết ngay khi có thông tin ban đầu qua báo chí, ngày 19/8 lãnh đạo cục này đã gọi điện ngay cho Hải Phòng để nghe báo cáo sơ bộ qua điện thoại, sau đó gửi công văn đề nghị Sở Y tế Hải Phòng báo cáo chi tiết.
Công văn được gửi sáng 20/8, đề nghị Sở Y tế Hải Phòng báo cáo, giải trình, làm rõ các nội dung liên quan tổ chức thực hiện, nhóm được hình thành triển khai theo dự án nào; tình hình triển khai xét nghiệm cho các học sinh, đánh giá việc tuân thủ quy định về xét nghiệm tại cộng đồng…
"Nhóm này tồn tại, hoạt động đã lâu"
Ông Võ Hải Sơn, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, cho biết qua báo cáo sơ bộ của Hải Phòng, nhóm Bông hồng đen đã tồn tại từ lâu, có nhiều hoạt động cộng đồng trong truyền thông, phòng chống HIV/AIDS, phát hiện người nhiễm, chuyển tuyến điều trị dự phòng lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao… trong một dự án của VUSTA (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam).
Theo bà Phan Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, quy định điều kiện để thành lập các tổ chức cộng đồng, hướng dẫn hoạt động đã có đầy đủ, "không phải ai muốn thành lập cũng được và phải thực hiện đúng quy định", phải có giấy phép với đầy đủ chức năng phạm vi hoạt động và báo cáo chính quyền địa phương.
Ví dụ, tổ chức cộng đồng về HIV, các cán bộ thực hiện phải được đào tạo, cấp chứng chỉ, tập huấn bài bản; sinh phẩm có đúng hay không, nguồn gốc ra sao, chất lượng hay không, hay sinh phẩm tự mua trôi nổi, không được cấp số đăng ký lưu hành… Việc nhóm chưa báo cáo chính quyền địa phương, theo bà Hương là "hơi lạ".
Có nên lo lắng nguy cơ phơi nhiễm HIV sau khi lấy máu xét nghiệm?
Theo luật mới, tất cả mọi người đều có thể được tư vấn về phòng chống lây nhiễm HIV, nhưng nếu muốn lấy mẫu xét nghiệm, với trẻ từ 15 tuổi trở xuống cần sự đồng ý, cam kết bằng văn bản của người giám hộ.
Thống kê của Bộ Y tế cho thấy số trẻ em nhiễm HIV độ tuổi 15-16 được phát hiện năm 2019 tăng gần 3 lần so với năm 2011; có tình trạng quan hệ tình dục đồng giới nam trước tuổi 20, thêm vào đó là tình trạng ma túy len lỏi vào trường học, đều là những yếu tố nguy cơ gia tăng số ca nhiễm HIV ở học sinh, sinh viên. Thực tế, rất ít trường hợp cha mẹ biết con có nguy cơ lây nhiễm để đưa con đi xét nghiệm. Trẻ em thường không dám thông báo cho bố mẹ biết mình có nguy cơ lây nhiễm HIV do có quan hệ tình dục không an toàn.
Trả lời câu hỏi của VietNamNet liên quan việc Cục Phòng chống HIV/AIDS có chỉ đạo khám sức khỏe lại cho các trường hợp đã được nhóm Bông hồng đen lấy máu xét nghiệm hay không, theo ông Võ Hải Sơn, nếu chỉ chích nhẹ, lấy mẫu máu dưới da đầu ngón tay rồi đưa vào test kit xét nghiệm thì "nguy cơ phơi nhiễm, lây nhiễm là không có".
“Vấn đề chúng tôi lo lắng là các cháu học sinh có được tư vấn đầy đủ, chính xác hay không”, ông Hải Sơn nói.
Việc truyền thông, tư vấn cho người dưới 15 tuổi, có nguy cơ cao, thuộc nhóm quan hệ tình dục đồng giới (MSM) về nguy cơ lây nhiễm HIV và cần xét nghiệm HIV rất quan trọng, cần làm càng sớm càng tốt. Nhưng việc tư vấn cần phải giúp trẻ bộc lộ trẻ là MSM, thuyết phục cha mẹ đồng ý để trẻ được xét nghiệm. Vị cục phó cũng bày tỏ quan ngại liệu nhóm người này có "làm liều" khi tự ý lấy mẫu xét nghiệm HIV của học sinh khi chưa có sự đồng ý của bố mẹ hay không.
Theo lãnh đạo UBND quận Đồ Sơn (Hải Phòng), khoảng 10h sáng 18/8, một số phụ huynh phản ánh, tại căn nhà số 44 đường Nguyễn Hữu Cầu, phường Hải Sơn, có một nhóm phụ nữ lấy máu hàng loạt học sinh không rõ mục đích.
UBND phường Hải Sơn đã phối hợp với công an, y tế thành lập đoàn kiểm tra. Tại căn nhà được nhóm người trên thuê làm văn phòng hoạt động, cơ quan chức năng phát hiện có 12 học sinh, trong đó có 4 học sinh nữ đang ở phía trong và được nhóm người trên tư vấn lấy mẫu xét nghiệm HIV, bên ngoài 8 học sinh dưới 16 tuổi đang chờ.
Tại buổi làm việc, nhóm này chưa cung cấp được đầy đủ hồ sơ pháp lý về việc tổ chức hoạt động theo quy định và thừa nhận chưa báo cáo chính quyền địa phương.
Lãnh đạo Trạm Y tế phường Hải Sơn cho hay, cơ quan công an đã thu giữ cuốn sổ của nhóm Bông hồng đen ghi tên những người tham gia lấy máu xét nghiệm. Trong sổ có danh sách những người lấy máu từ tháng 4 đến nay, số lượng lên tới 200 trường hợp, có ghi tên nhưng không lưu tuổi. Theo thông tin ban đầu, nhiều trường hợp là thiếu niên dưới 16 tuổi tham gia hoạt động này. Nhóm Bông hồng đen đưa mỗi người 100.000 đồng.
Bà Bùi Thu Thủy, Trạm phó Trạm y tế phường Hải Sơn cho biết, 5 người trong nhóm Bông hồng đen đều nhiễm HIV.
Công an quận Đồ Sơn cho biết, đơn vị đã triệu tập các cá nhân trong nhóm này lên làm việc. Hiện nhóm này tạm dừng hoạt động, phối hợp với công tác xác minh của cơ quan công an.
Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.
GĐXH - Bệnh nhân được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng đau bụng cơn vùng hố chậu phải, bí trung đại tiện, khối vùng hậu môn nhân tạo loét sùi, có mùi hôi, chảy dịch.